Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị chuỗi cung ứng trong hệ thống nhà hàng buffet nướng lẩu SeasonBBQ (Trang 31 - 36)

1.2. Cơ sở lý luận về công tác quản trị chuỗi cung ứng

1.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản trị chuỗi cung ứng

Hiện nay, xã hội luôn luôn vận động, các nhà quản lý Doanh nghiệp luôn phải đối mặt và ứng phó với sự thay đổi và đồng thời cũng phải thích nghi với những sự thay đổi đó. Bởi vậy, việc tìm hiểu, phân tích để nhận biết rõ nguồn gốc sự thay đổi của các yếu tố môi trường (thị trường) là một nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà thực hiện công tác quản trị chuỗi cung ứng.

Quản trị chuỗi cung ứng đạt hiệu quả như tốt hay xấu phụ thuộc nhiều vào trình độ am hiểu và sự thích ứng với sự biến đổi thị trường của lãnh đạo DN. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến toàn bộ các hoạt động của quá trình quản trị chuỗi cung ứng nói riêng và quản lý doanh nghiệp nói chung. Vì thế để làm tốt công tác quản trị chuỗi cung ứng cần phải phân tích, xác định và đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố của thị trường đến các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng.

1.2.5.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Khách hàng: Với nhiều doanh nghiệp, khách hàng thậm chí là yếu tố

quyết định sự sống còn của họ, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng là mục tiêu mà hầu hết các doanh nghiệp đều hướng tới. Rõ ràng quản trị chuỗi cung ứng chính là để phục vụ cho khách hàng, do vậy chuỗi cung ứng đã trở thành vũ khí cạnh tranh đắc lực trong doanh nghiệp. Một chuỗi cung ứng được xem là hiệu quả nếu nó đáp ứng nhanh và chính xác mọi yêu cầu của khách hàng. Xu hướng chung của nền kinh tế thị trường: Xu hướng chung của nền kinh tế trong thời đại ngày nay không còn là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà là sự cạnh tranh giữa các chuỗi cung ứng với nhau. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết xây dựng và quản trị một chuỗi cung ứng đảm bảo sự phù hợp của các thành viên tham gia, trên cơ sở cộng tác đem lại lợi ích nhiều cho các bên.

Tính sẵn sàng của nhà cung ứng: Nhà cung ứng ở đây có thể là nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào, nhà cung ứng dịch vụ hậu cầu... Việc xuất hiện nhiều nhà cung ứng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể lựa chọn và đưa ra quyết định cộng tác với nhà cung ứng nào để đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng, từ đó tăng hiệu quả quản trị của chuỗi cung ứng.

Ngoài ra một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp phải kể đến như yếu tố văn hóa, chính trị - pháp luật, sự cạnh tranh trên thị trường...

1.2.5.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp và hoạt động quản trị chuỗi cung ứng đó. Chiến lược kinh doanh quyết định các cách thức quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiến lược chi phí thì quản trị chuỗi cung ứng cần chú trọng tối thiểu hóa chi phí trong các khâu, các giai đoạn của chuỗi cung ứng, từ việc tìm kiếm nhà cung cấp, mua hàng, đặt hàng, quản trị tồn kho, vận tải... Nếu doanh nghiệp theo đuổi chiếu lược đa dạng hóa sản phẩm thì đòi hỏi chuỗi cung ứng trở nên khó khăn và phức tạp hơn, kéo dài theo đó là chi phí phát sinh trong chuỗi cung ứng cũng cao hơn.

Yếu tố con người: Trong bất kỳ một doanh nghiệp nào, yếu tố nhân sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó quyết định đến sự thành bại, sự phát triển của doanh nghiệp.

Công nghệ sản xuất mà doanh nghiệp đang áp dụng: là phản ánh đến năng lực sản xuất và khả năng tồn chữ sản phẩm của chuỗi cung ứng trong một doanh nghiệp. Các nhà máy và kho bãi là phương tiện sản xuất. Giám đốc sẽ là người quyết định các hoạt động giúp cho làm sao hoạt động sản xuất được nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, nếu như công suất sản xuất và kho bãi được xây dựng và đầu tư một cách quá dư thừa mà chúng tại không phát sinh lợi nhuận sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả mặc dù công tác này sẽ đảm bảo được khả năng sản xuất một cách nhanh chóng và sản xuất các sản phẩm một cách đa dạng.

Công tác quản trị hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang áp dụng: Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên vật liệu đến bán thành phẩm, thành phẩm mà được các nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ trong chuỗi cung ứng nắm giữ. Một lần nữa, các giám đốc

phải quyết định họmuốn tự đặt mình vào đâu khi cân nhắc giữa tính sẵn sàng đáp ứng với tính hiệu quả. Tồn trữ một lượng lớn hàng cho phép một công ty hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng đáp ứng nhanh với những thay đổi về nhu cầu khách hàng. Tuy nhiên, việc sản xuất và lưu trữ hàng tồn kho tốn kém và để đạt được tính hiệu quả cao, chi phí cho hàng tồn kho phải càng thấp càng tốt.

Địa điểm mà doanh nghiệp lựa chọn trong kinh doanh: trong chuỗi cung ứng thì việc lựa chọn các địa điểm và mặt vị trí và địa lý sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả bởi quyết định này sẽ liên qua đến việc lựa chọn các loại hình phương tiện vận tải, chi phí cho hoạt động vận tải và yếu tố thời gian đáp ứng sản phẩm, khả năng đáp ứng nhanh trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Hoạt động sản xuất tập trung với quy mô lớn nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất sẽ được cân nhắc với việc trải dài các hoạt động sản xuất ở gần khu vực khách hàng nhằm đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Các nhà quản lý sẽ dựa trên các yếu tố về chi phí nhân lực, khản năng đáp ứng nhân lực tại chỗ, chi phí vận tải, khả năng đáp ứng của hạ tầng giao thông và các hạ tầng có liên quan, các chi phí về thuế quan, khả năng liên kết với các NCC và khách hàng... để quyết định việc lựa chọn một địa điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí địa lý của khu vực được lựa chọn sẽ ảnh hưởng trực tiếp và có tác động rất lớn tới chi phí . Ngoài ra các kích thước của sản phẩm và thiết bị sẽ ảnh hưởng tới quyết định con đường mà các khách hàng cuối cùng tiếp nhận được sản phẩm. Các chiến lược phát triển kinh doanh của công ty được phản ánh qua việc quyết định lựa chọn vị trí địa lý của địa điểm kinh doanh bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc sảm phẩm sẽ được phân phối ra thị trường như thế.

Hoạt động cung ứng vận tải mà doanh nghiệp đang áp dụng: trong các điều kiện khác nhau của chuỗi cung ứng sẽ tạo ra sự khác nhau trong quá trình di chuyển mọi thứ từ nguyên vật liệu cho đến thành phẩm. Việc cân

nhắc giữa tính hiệu quả với việc đáp ứng nhanh sữ được tính đến trong vận chuyển thông qua việc lựa chọn cách thức vận chuyển. Chi phí cao sẽ đồng nghĩa với việc thực hiện vận chuyển nhanh và ngược lại vận chuyển vừa phải thì sẽ có chi phí thấp hơn. Trong kinh doanh một phần ba chi phí kinh doanh có thể phải chi cho chi phí vận chuyển của chuỗi cung ứng, nên các quyết định về vận chuyển là vô cùng quan trọng.

Mức độ sử dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp: Trong thời đại công nghiệp 4.0 thì thông tin là đặc biệt quan trọng, nó là nền tảng của việc ra quyết định, nó là một trong bốn yếu tố quan trọng trong hoạt động của chuỗi cung ứng. Nó là sợi dây liên kết của hoạt động sản xuất của chuỗi cung ứng với các hoạt động khác. Các dữ liệu được liên kết một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời sẽ là một sự kết nối vững chắc, trong chuỗi cung ứng thì các hoạt động riêng của sẽ được từng công ty quyết định dựa trên hoạt động riêng của họ. Qua đó toàn bộ chuỗi cung ứng được thực hiện theo hướng tối đa hóa tính lợi nhuận. Những thông tin tốt được cung cấp sẽ giúp cho các công ty tính toán lựa chọn được việc thực hiện đáp ứng nhanh hay là tính hiệu quả kinh tế và trong nhiều trường hợp thì lợi ích của những thông tin tốt còn cao hơn chi phí để có được các thông tin đó. Để xây đựng được một hệ thống phân phối thông tin cho một doanh nghiệp là rất tốn kém tuy nhiên nó lại giúp cho doanh nghiệp có được một mạch thông tin dồi dào và chính xác nhằm giúp cho doanh nghiệp có khả năng tiên đoán tình hình kinh doanh và đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả. Một khía cạnh khác về thông tin cũng cần phải xem xét đó chính là tính bảo mật của thông tin, các thông tin về khách hàng, về chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường... là những thông tin cần phải được bảo mật cao nếu như doanh nghiệp không muốn bị doanh nghiệp cạnh tranh chiếm lĩnh.

1.2.5.3. Một số đặc thù trong lĩnh vực ẩm thực ảnh hưởng đến công tác quản trị chuỗi cung ứng.

Do đặc thù ngành nhà hàng thường phải sử dụng nguyên vật liệu chế biến là hàng tươi sống nên công tác đặt hàng và nhận hàng diễn ra thường xuyên hàng ngày, có ngày phải nhập hàng đến 2 lần nên sẽ tạo thêm các chi phí cho việc giao hàng, tốn thêm nhân lực cho công tác quản lý giao nhận, kho bãi. Người ra công tác bảo quản hàng tươi sống sẽ phức tạp và tốn kém chi phí hơn.

Chất lượng hàng hóa thủy sản, nông sản không được đồng đều theo tiêu chuẩn, điều này dẫn đến việc hao hụt trong hoạt động chế biến món ăn là lớn. Vì vậy, cần phải sử dụng những người có chuyên môn trong công tác chế biến và kế toán khi giao nhận hàng hóa.

Chất lượng món ăn phụ thuộc khá nhiều vào việc chế biến của đầu bếp. Nên chất lượng đầu ra khó có được sự đồng đều.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản trị chuỗi cung ứng trong hệ thống nhà hàng buffet nướng lẩu SeasonBBQ (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)