1.2. Mô hình 4P trong Marketing xuất khẩu
1.2.3. Chính sách phân phối
1.2.3.1. Khái niệm kênh phân phối
Có rất nhiều khái niệm về hệ thống kênh phân phối. Tuỳ theo những góc độ nghiên cứu khác nhau, ngƣời ta có thể đƣa ra những khái niệm khác nhau về kênh phân phối.
Xét ở tầm vĩ mô, kênh phân phối đƣợc coi là con đƣờng vận động của hàng hoá và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Dƣới góc độ của ngƣời
tiêu dùng, kênh phân phối là tập hợp những trung gian nên họ phải mua sản phẩm với giá cao hơn giá của ngƣời sản xuất. Còn đối với ngƣời sản xuất, ngƣời muốn tổ chức hệ thống kênh phân phối là sự tổ chức các quan hệ bên ngoài (chuyển quyền sở hữu, đàm phán…), nhằm thực hiện hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp theo cách thức, chính sách của doanh nghiệp đặt ra.
Xét dƣới góc độ quản lý, kênh phân phối đƣợc xem nhƣ là một lĩnh vực quyết định trong Marketing. Kênh phân phối đƣợc coi là "một sự tổ chức các tiếp xúc bên ngoài để quản lý các hoạt động nhằm đạt đƣợc các mục tiêu phân phối của nó". Điều này cho chúng ta thấy tầm quan trọng của "quan hệ bên ngoài", "sự tổ chức kênh", "các hoạt động phân phối"…
1.2.3.2. Các chiến lược phân phối trên thị trường thế giới
Chiến lược phân phối từng đợt cho thị trường: Chiến lƣợc này dựa vào quy luật vận động của vòng đời sản phẩm, vì vậy cần phải điều tiết sao cho càng kéo dài vòng đời của sản phẩm càng tốt, cùng với chiến lƣợc phân phối này, doanh nghiệp có thể thực hiện cải tiến một số đặc trƣng của sản phẩm để tạo ra một chu kỳ sống mới cho sản phẩm.
Chiến lược phẩn phối đồng loạt cho tất cả các thị trường: Chiến lƣợc này dựa trên lợi thế sản xuất quy mô lớn. Trong quá trình thực hiện, chiến lƣợc này cần đƣợc phối hợp với các chiến lƣợc khác nhƣ:
-Chiến lƣợc thâm nhập vào các thị trƣờng -Chiến lƣợc sản xuất bằng lợi thế quy mô lớn
-Chiến lƣợc định vị sản phẩm và dịch vụ khách hàng
-Chiến lƣợc tiêu chuẩn hóa sản phẩm và đa dạng hóa chủng loại.