Thực trạng hoạt động kinh doanh của tập đoàn thủy sản Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu thuỷ sản của tập đoàn thủy sản Minh Phú sang Hoa Kỳ - Mô hình 4P (Trang 35)

SANG THỊ TRƢỜNG HOA KỲ

Có thể nói đây là nội dung chủ chốt của đề tài. Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của tập đoàn thủy sản Minh Phú và đặc điểm thị trƣờng thủy sản Hoa Kỳ, luận văn hƣớng tới mục tiêu làm rõ hoạt động marketing xuất khẩu thủy sản của tập đoàn Minh Phú sang thị trƣờng Hoa Kỳ theo mô hình 4P, qua đó đánh giá những ƣu điểm, cũng nhƣ những hạn chế trong hoạt động marketing mix 4P của Công ty.

2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của tập đoàn thủy sản Minh Phú Phú

2.1.1. Tổng quan về tập đoàn thủy sản Minh Phú

2.1.1.1. Sơ lược Công ty

Tiền thân của Công Ty Cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú là Doanh nghiệp Tƣ nhân Minh Phú, đƣợc thành lập ngày 14 tháng 12 năm 1992. Sau 20 năm không ngừng phát triển, đến nay Minh Phú trở thành một Tập đoàn Thủy sản có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nƣớc và có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới.

Năm 2006 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong giai đoạn phát triển mới của Minh Phú, để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới này, tháng 7 năm 2006 Minh Phú đã chuyển đổi từ một mô hình công ty gia đình sang công ty cổ phần và đã niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam. Năm 2006 cũng đã đánh dấu sự khởi đầu mới trong việc khép kín sản xuất. Từ khâu sản xuất tôm giống, sản xuất chế phẩm sinh học, nuôi tôm thƣơng phẩm và chế biến xuất khẩu. Đây là một bƣớc tiến quan trọng trong bối cảnh cạnh tranh

khốc liệt và đòi hỏi khắt khe của thị trƣờng. Hiện Tập đoàn Thủy sản Minh Phú có các công ty thành viên sau:

01. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Quí 02. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phát

03. Công ty TNHH Thủy Hải sản Minh Phú - Kiên Giang 04. Công ty TNHH Sản xuất Giống Thủy sản Minh Phú

05. Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Phú - Hậu Giang 06. Công ty TNHH MTV Sản xuất Chế phẩm Sinh học Minh Phú 07. Công ty TNHH MTV Nuôi tôm Sinh thái Minh Phú

08. Mseafood Corporation

09. Công ty TNHH Nuôi trồng Thủy sản Minh Phú - Lộc An

2.1.1.2. Năng lực sản xuất

Minh Phú hiện là doanh nghiệp có năng lực chế biến tôm lớn nhất cả nƣớc với tổng công suất thiết kế hiện tại là 76.000 tấn thành phẩm/năm, gồm nhà máy chế biến ở Cà Mau có công suất 36.000 tấn thành phẩm/năm, và nhà máy Hậu Giang có công suất 40.000 tấn thành phẩm/năm.Minh Phú cũng là doanh nghiệp đầu tƣ hoạt động nuôi trồng tôm lớn nhất cả nƣớc, bao gồm một trại tôm giống ở Ninh Thuận (khoảng 5 tỷ tấn tôm /năm), hai vùng nuôi tôm công nghiệp ở Kiên Giang (diện tích 600 ha) và Lộc An – Vũng Tàu (300 ha), và vùng nuôi tôm sinh thái ở Cà Mau (320 ha). (Báo cáo thƣờng niên của MPC, 2012)

Nhà máy chế biến Minh Phú – Hậu Giang đƣợc kỳ vọng sẽ cải thiện mạnh năng lực chế biến của công ty. Tuy nhiên, thời điểm đi vào hoạt động tháng 07/2011 đúng vào thời điểm thị trƣờng tiêu thụ không thuận lợi nhƣ dự kiến của công ty. Ngoài ra, công ty cũng gặp khó khăn về nguồn nhân công cho nhà máy khi khu nhà ở cho công nhân vẫn chƣa thể đƣợc xây dựng do vƣớng đền bù giải tỏa. Điều này khiến cho nhà máy Minh Phú – Hậu Giang chỉ hoạt động cầm chừng trong năm 2012 với sản lƣợng khoảng 25% công suất thiết kế.

2.1.1.3. Nguồn nguyên liệu

Nguyên vật liệu chính của công ty là tôm nguyên liệu chiếm khoảng 93,2% trong tổng giá thành sản phẩm ngoài ra còn có các nguyên vật liệu phụ nhƣ hóa chất; muối ăn; dầu DO; bao bì đóng gói...chiếm 3,2% trong cơ cấu giá thành. (Báo cáo thƣờng niên MPC,2012). Các doanh nghiệp chế biến hàng xuất khẩu nhƣ Minh Phú thƣờng có hai nguồn thu mua chính đó là từ các ngư dân đánh bắt xa bờ, các hộ nuôi tôm ở địa phương và nguồn thứ hai là từ các dự án nuôi trồng của chính các công ty. Tuy nhiên nguồn thứ hai thƣờng chiếm tỷ trọng tƣơng đối thấp thông thƣờng chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Nhƣ vậy là nguồn cung nguyên liệu về phía bản thân các doanh nghiệp là không chủ động đƣợc. Để hạn chế điều này Minh Phú thƣờng ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp ngay từ đầu vụ với khối lƣợng nhiều nhằm giảm thiểu rủi ro. Thêm vào đó Minh Phú cũng đang triển khai các dự án nuôi tôm tại Công ty TNHH giống thủy sản Minh Phú và công ty Minh Phú - Kiên Giang trên diện rộng nhờ đó kiểm soát đƣợc chất lƣợng tôm và dễ dàng cho việc truy xuất nguồn gốc khi cần.

1.1.1.4. Thị trường xuất khẩu

Gần 100% sản phẩm tôm chế biến của công ty đƣợc xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên khắp thế giới. Trong đó, giá trị xuất khẩu tập trung cao nhất ở những thị trƣờng lớn “khó tính” là Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, EU, Canada, Úc…

Từ 2007 đến 2012, Hoa Kỳ luôn là thị trƣờng tiêu thụ tôm lớn nhất của Minh Phú với giá trị xuất khẩu tăng bình quân 6,6%/năm. (Báo cáo thƣờng niên MPC,2012). Thị trƣờng Hoa Kỳ là thị trƣờng có sức tiêu thụ lớn, giá bán cao và tiêu chuẩn chất lƣợng không quá khắt khe. Ngƣời Hoa Kỳ thƣờng ƣa chuộng tôm cỡ lớn - là sản phẩm chủ lực của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị xuất khẩu sang Mỹ đang giảm rõ rệt qua các năm do mức tăng trƣởng bình quân khá thấp so với các thị trƣờng khác khi Minh Phú phải cạnh tranh khốc

liệt với nhiều đối thủ khác. Mặt khác, pháp luật Hoa Kỳ thƣờng áp dụng các rào cản thƣơng mại và chính sách xem xét lại mức thuế phá giá hàng năm cho nên Minh Phú đang áp dụng nhiều biện pháp để tiếp tục giữ vững thị phần tại đây và tìm kiếm các thị trƣờng mới.

Nguồn: MPC- Báo cáo thường niên, 2012

Hình 2.1: Cơ cấu giá trị xuất khẩu của Minh Phú qua các năm Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Minh Phú (Đơn vị: USD)

Thị trƣờng 2011 Tỷ lệ (%) 2012 Tỷ lệ (%) Hoa Kỳ 123.029.173,77 36,79 121.365.779,30 32,51 Nhật 70.240.429,55 21,01 95.616.140,05 24,45 Canada 30.168.320,83 9,02 29.181.985,13 6,98 Úc 7.573.865,36 2,27 9.979.188,07 3,36 Hong Kong 5.042.397,53 1,51 7.973.404,05 2,24 EU 42.851.287,79 12,81 32,948.101,25 8,95 Hàn Quốc 42.248.033,19 12,63 57.188.275,11 17,11 Khác 13.232.761,16 3,96 15.148.599,26 4,39 Tổng cộng 334.386.269,18 100,00 369.401.472,22 100,00

Những thuận lợi và khó khăn trong xuất khẩu thủy sản của tập đoàn Minh Phú sang Hoa Kỳ

Thuận lợi

Tỷ giá USD/VNĐ đã được điều chỉnh theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu

Tỷ giá luôn là vấn đề nóng trên thị trƣờng tài chính có thể khiến thị trƣờng sụt giảm bất ngờ hoặc vẫn tăng ổn định. Một số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tăng hoặc giảm doanh thu khi tỷ giá điều chỉnh. Vừa qua, Thủ tƣớng Nguyễn Tấn Dũng đƣa ra quan điểm cho rằng tiền đồng có thể đƣợc điều chỉnh tăng thêm tối đa 2% vào các tháng còn lại trong năm. Việc điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ giúp cho các công ty xuất khẩu có rất nhiều thuận lợi, khi có doanh thu bằng USD.

Thị trƣờng xuất khẩu chính của Minh Phú là Hoa Kỳ. Do đó phần lớn các hoạt đông xuất khẩu đều dƣới đồng tiền USD. Đổi lại, Minh Phú thƣờng vay bằng đồng USD để tài trợ vốn lƣu động do đồng USD có lãi suất thấp hơn đồng VND. Tuy nhiên, lƣợng tiền vay đều thấp hơn so với doanh thu mang lại. Do vậy, nếu điều chỉnh tăng tỷ giá USD/VND sẽ mang lại một phần lãi từ chênh lệch tỷ giá, qua đó giúp cải thiện lợi nhuận của doanh nghiệp.

Minh Phú sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ lãi suất của Chính phủ: Doanh nghiệp này sẽ tiếp tục nhận đƣợc sự hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay trung và dài hạn của chính phủ. Thêm vào đó các công ty con của Minh Phú cũng nhận đƣợc sự ƣu đãi về thuế suất khi tỷ lệ đóng thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình chỉ ở mức 15%/năm.

Minh Phú được gỡ bỏ thuế chống trợ cấp trên thị trường Hoa Kỳ

Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ DOC đã chính thức gỡ bỏ thuế chống trợ cấp lên tôm nƣớc ấm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Quyết định cuối cùng về việc dỡ bỏ thuế chống trợ cấp của DOC đƣợc đƣa ra vào gần nửa đêm 20/9/2013 theo giờ Việt Nam. Với quyết định này, tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam bị đánh thuế đều đƣợc dỡ bỏ mức thuế đã bị áp trƣớc

đó. Trƣớc đó, Minh Quí, công ty con của Minh Phú là công ty đã bị áp mức thuế chống trợ cấp cao nhất trong các công ty bị áp mức thuế này 7,88%. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP đã cùng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam phối hợp mời luật sƣ phản đối DOC. Trƣớc đó, Bộ thƣơng mại Hoa Kỳ (DOC) cũng ra quyết định về mức thuế chống bán phá giá với tôm nƣớc ấm đông lạnh đối với nhóm các công ty Minh Phú khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong giai đoạn từ 01/02/2011 tới 31/01/2012 là 0% và mức thuế này có thể sẽ không thay đổi trong những năm tới. Quyết định này dựa trên đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 7 của DOC. Mức thuế áp dụng cho giai đoạn trƣớc từ ngày 1/2/2010 đến ngày 31/01/2011 là 0,53%. Đây là hai tin vui của ngành tôm Việt Nam có đƣợc trong một thời gian ngắn.

Khó khăn

Rủi ro nguồn tôm nguyên liệu

Hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Minh Phú phụ thuộc lớn vào nguồn tôm nguyên liệu. Tuy nhiên, tôm là loài động vật thân mềm với đề kháng yếu nên thƣờng dễ mắc các mầm bệnh từ bên ngoài và chết. Từ cuối năm 2011 đến nay, dịch bệnh trên tôm hoành hành đã gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi và gây thiếu hụt nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến, thiệt hại cho Minh Phú còn lớn hơn khi công ty có quy mô nuôi trồng lớn nhất trong các doanh nghiệp tôm (khoảng 1.220 ha). Dù hiện tại Minh Phú đang mời chuyên gia từ Hoa Kỳ để nghiên cứu giải quyết dịch bệnh, nhƣng có thể thấy các loại dịch bệnh trên tôm sẽ luôn là rủi ro thƣờng trực trong việc đảm bảo đầu vào sản xuất của Công ty.

Minh Phú cũng nhƣ các doanh nghiệp chế biến tôm khác cũng đang đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu khi bị các thƣơng lái Trung Quốc cạnh tranh mua tôm tại đầm với giá rẻ. Việc tranh mua tôm của các thƣơng lái Trung Quốc hầu nhƣ năm nào cũng xảy ra vào cao điểm các mùa thu hoạch tôm, nhƣng năm nay có phần khó khăn hơn khi các thƣơng lái thu gom cả các

loại tôm bé, không cần qua kiểm tra dƣ lƣợng kháng sinh.... Điều này các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm nhƣ Minh Phú không thể "chạy theo" đƣợc, cho dù với giá cao, nên bị hụt nguồn nguyên liệu đáng kể ở các khu vực nuôi tôm Cà Mau. Hiện phía Việt Nam vẫn chƣa có động thái cụ thể trƣớc thực trạng nói trên ngoài việc tuyên truyền cho các hộ nuôi tôm. VASEP đã ra công văn gửi các Bộ ban ngành liên quan và đề xuất đánh thuế tôm tƣơi xuất khẩu.

Rủi ro về lãi suất: Do nhu cầu mở rộng, phát triển nhanh trong các năm qua trong khi nguồn vốn ban đầu không lớn (vốn điều lệ của công ty chỉ 700 tỷ đồng), nên Minh Phú hiện đang có dƣ nợ vay ngân hàng khá cao (hơn 4.000 tỷ đồng đến cuối Q3/2012). Do đó, biến động của lãi suất sẽ tác động mạnh đến chi phí hoạt động của công ty, làm thay đổi lớn kết quả lợi nhuận. Trong thời gian từ đầu 2011 đến khoảng cuối Q2/2012, mặt bằng lãi suất bị đẩy lên rất cao, khiến chi phí lãi vay trở thành “gánh nặng” lớn cho Minh Phú, làm lợi nhuận của công ty bị sụt giảm mạnh. Hiện tại, áp lực chi phí lãi vay của công ty đã giảm khá nhiều so với những quý đầu năm khi mặt bằng lãi suất đã giảm mạnh, và đặc biệt, gần 100% khoản vay ngắn hạn của công ty là bằng USD với lãi suất chỉ khoảng 3-3,5%. Trong một vài năm tới, sự biến động tăng mạnh của lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến lợi nhuận của công ty. Tuy nhiên qua thời gian, tác động của việc tăng lãi suất đến công ty sẽ giảm dần do dự kiến dƣ nợ vay của công ty sẽ giảm dần trong dài hạn.

Rủi ro từ các quy định, chính sách trong nước: Bên cạnh những chính sách, quy định hỗ trợ của nhà nƣớc, công ty cũng thƣờng bị tác động tiêu cực từ một số chính sách, quy định bất cập, làm gia tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh so doanh nghiệp các nƣớc khác, nhƣ quy định về cơ chế kiểm tra an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu theo thông tƣ 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03/08/2011 của Bộ NN&PTNT, đã làm phát sinh chi phí kiểm tra không hợp lý, làm giảm sức cạnh tranh sản phẩm của công ty.

2.1.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty

Năm 2012 là một năm “ Khủng hoảng kép” đối với ngành tôm của Việt Nam cũng nhƣ ngành tôm thế giới, Khủng hoảng kép là nền kinh tế thế giới và trong nƣớc còn nhiều khó khăn và bất ổn, tôm nuôi thì chết hàng loạt do hội chứng tôm chết sớm EMS đã làm cho tình trạng khan hiếm tôm nguyên liệu ở trong nƣớc hết sức nghiêm trọng, các nhà máy chế biến chỉ sản xuất cầm chừng dƣới 50% công suất đã đẩy giá thành sản xuất lên cao. Trong khi đó giá tôm thế giới lại giảm mạnh từ 40%-40%, bên cạnh đó đồng Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc… mất giá mạnh đã làm cho các công ty nhập khẩu và phân phối tôm lớn của thế giới phá sản hoặc đóng cửa. Tuy nhiên, bằng nội lực của mình Minh Phú vẫn đứng vững trong khi đó có rất nhiều công ty cùng ngành trong nƣớc đang trong tình trạng chết lâm sàng hoặc đóng cửa nằm chờ.

Năm 2012, Công ty đã sản xuất đƣợc 32.487,88 tấn tôm thành phẩm và kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 369,40 triệu USD tăng lần lƣợt 6,55% về lƣợng, 10,47% về giá trị so với năm 2011 và chiếm hơn 15% kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nƣớc (Báo cáo thƣờng niên MPC, 2012). Về lĩnh vực nuôi tôm thƣơng phẩm do hội chứng tôm chết sớm EMS xảy ra triền miên và trên diện rộng nên Công ty chỉ sản xuất đƣợc 525,58 tấn tôm thƣơng phẩm đáp ứng đƣợc một phần nhỏ nhu cầu tôm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của Minh Phú. Trại sản xuất tôm giống ở Ninh Thuận sản xuất đƣợc 777,71 triệu tôm post, góp phần chủ động đƣợc nguồn tôm giống sạch bệnh cho vùng nuôi của Công ty cũng nhƣ các vùng nuôi liên kết (Báo cáo thƣờng niên MPC, 2012).

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn: MPC- Báo cáo thường niên 2012

Nguồn: MPC- Báo cáo thường niên 2012

Hình 2.2: Doanh thu thuần (triệu USD)

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2012

Nhờ phát huy tối đa lợi thế về nuôi trồng và chế biến giúp cho Minh Phú duy trì đƣợc tỷ suất lợi nhuận gộp ở mức 11,16% trong bối cảnh khó khăn của kinh tế trong nƣớc và thế giới. Việc không đạt đƣợc kế hoạch đề ra cho năm 2012 là do các yếu tố sau đây:

Do kinh tế thế giới vẫn còn chƣa thoát ra khỏi khủng hoảng, tình hình nợ công Châu Âu ngày càng trầm trọng, trong khi đó đồng Yên Nhật và đồng Won Hàn Quốc mất giá mạnh, giá bán thì giảm từ 40%-60% đã làm cho một số công ty nhập khẩu lớn của Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu…rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ hoặc phá sản…

Do hội chứng tôm chết sớm triền miên và trên diện rộng trong cả nƣớc trong đó có vùng nuôi của Minh Phú ở Kiên Giang, Vũng Tàu và Cà Mau đã

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đẩy mạnh hoạt động marketing xuất khẩu thuỷ sản của tập đoàn thủy sản Minh Phú sang Hoa Kỳ - Mô hình 4P (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)