Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

1.2. Kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài của một số nƣớc

1.2.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc và Việt Nam có nhiều điểm tƣơng đồng bởi cùng là những nền kinh tế đang chuyển đổi và có thành phần kinh tế chủ đạo là kinh tế nhà nƣớc.Trung Quốc cũng là nƣớc tƣơng đối thành công trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực

tiếp ra nƣớc ngoài. Do đó, thông qua xem xét hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của nƣớc này có thể gợi mở những bài học kinh nghiệm giá trị cho Việt Nam.

Hiện nay, Trung Quốc không chỉ là một thị trƣờng lớn, thu hút một lƣợng lớn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài mà còn đang nhanh chóng thành một nhà đầu tƣ lớn trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài từ 1999 tuy nhiên đến 2005 chính sách này mới thực sự đƣợc thực hiện một cách mạnh mẽ. Lý do là trƣớc đó, Trung Quốc tập trung sửa đổi khu vực DNNN và các lĩnh vực tƣ nhân vẫn yếu kém nên chƣa thể hƣớng ra bên ngoài đƣợc. Các doanh nghiệp nhà nƣớc (DNNN) đi tiên phong, và giữ vai trò trong công cuộc “đi ra nƣớc ngoài”, và ngày càng có nhiều doanh nghiệp dân doanh hƣởng ứng. Từ 2005, các DNNN đã khẳng định đƣợc vị trí đứng đầu của mình trong nhiệm vụ đầu tƣ ra nƣớc ngoài, đồng thời nhu cầu về năng lƣợng và nguyên liệu đầu vào cho sự tăng trƣởng nóng của nền kinh tế ngày càng lớn. Việc tìm kiếm nguồn tài nguyên mới mở rộng ra toàn thế giới. Bên cạnh đó, trƣớc nguy cơ dễ bị tổn thƣơng khi mua trái phiếu kho bạc của Mỹ và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đã khiến Trung Quốc nhận thấy tốt hơn là tái sử dụng số vốn dự trữ cho việc đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Liên hợp quốc về Thƣơng mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đã chỉ ra những động lực thúc đẩy dòng vốn đầu tƣ từ Trung Quốc chảy ra ngoài là nhằm tiếp cận tài nguyên thiên nhiên, thị trƣờng và tìm kiếm những tài sản chiến lƣợc bao gồm công nghệ và thƣơng hiệu. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cho rằng, mặc dù có dƣ tiền vốn, có cơ hội đầu tƣ trong nƣớc nhƣng nếu đầu tƣ quá nhiều trong nƣớc sẽ làm cho nền kinh tế tăng trƣởng “nóng” và gây sức ép cho đồng nhân dân tệ, làm mất ƣu thế cạnh tranh của thị trƣờng có giá nhân công rẻ. Vì vậy việc tăng cƣờng đầu tƣ ở nƣớc ngoài, chú trọng vào khâu sản xuất nguyên, nhiên liệu để đƣa về nƣớc cung cấp cho các ngành chế tạo, hóa dầu là một hƣớng đi nằm trong định hƣớng phát triển lâu dài.

Trong khuôn khổ các hoạt động hỗ trợ đầu tƣ ra nƣớc ngoài, Chính phủ Trung Quốc đặt ra những ƣu tiên rõ ràng. Đặc biệt, quốc gia này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng lƣợng. Trong đó chủ yếu là hoạt động thƣơng mại liên quan đến

dầu mỏ và khí đốt của các doanh nghiệp nhà nƣớc của Trung Quốc ở nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, Trung Quốc ngày càng tập trung nhiều hơn vào năng lƣợng hạt nhân. Lĩnh vực lớn thứ hai mà Trung Quốc đầu tƣ ra ở nƣớc ngoài là ngành giao thông vận tải, chiếm hơn 134 tỷ USD. Từ việc xây dựng các tuyến đƣờng sắt ở Đông Âu đến nâng cấp kênh đào Suez, dự án Con đƣờng tơ lụa của Trung Quốc sẽ đòi hỏi một lƣợng đầu tƣ lớn vào cơ sở hạ tầng kết nối Đông Á với châu Âu. Cùng với đó, các lĩnh vực công nghệ, bất động sản, tài chính, kinh doanh nông nghiệp và y tế cũng đang đƣợc các doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tƣ. Đối với Trung Quốc, việc chuyển đổi vị thế từ nhận đầu tƣ sang một nhà đầu tƣ ròng là một bƣớc chuyển biến hợp lý trong quá trình phát triển kinh tế. Trung Quốc cũng nhìn thấy cơ hội chắc chắn để kết hợp giữa mục tiêu chiến lƣợc và đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Một trong các biện pháp khuyến khích ĐTTTRNN quan trọng đƣợc Trung Quốc cũng nhƣ nhiều quốc gia khác áp dụng là ƣu đãi thuế và hỗ trợ tài chính. Chính phủ Trung Quốc cũng đƣa ra các khoản vay ƣu đãi với lãi suất thấp cho các doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ tại thị trƣờng nƣớc ngoài. Các hỗ trợ này chủ yếu đƣợc cung cấp bởi ngân hàng EXIM Bank và Ngân hàng phát triển Trung Quốc (CBD). Đồng thời, các doanh nghiệp Trung Quốc khi đầu tƣ tại nƣớc ngoài cũng đƣợc bảo hiểm đầu tƣ. Tập đoàn bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu Trung Quốc (Sinosure) cung cấp một bảo lãnh rủi ro đối với thiệt hại kinh tế do chiến tranh, trao đổi tiền tệ, hay những vi phạm hợp đồng của chính phủ nƣớc chủ nhà… Gần đây, chính phủ Trung Quốc còn áp dụng chính sách thông thoáng hơn trên sàn giao dịch tiền tệ. Các doanh nghiệp Trung Quốc có thể trao đổi tiền tệ mà không cần phải đăng ký với chính phủ. Chính phủ cũng hỗ trợ nhiều hơn cho "các nhà sản xuất thiết bị lớn" đang cố gắng phát triển hoạt động của họ ngoài Trung Quốc.

Với chính sách khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài, số vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Trung Quốc không ngừng gia tăng, Theo thống kê của cơ quan theo dõi đầu tƣ toàn cầu của Trung Quốc (CGIT), tính chung từ năm 2005 đến nay, tổng đầu tƣ của Trung Quốc ra nƣớc ngoài là 629,6 tỷ USD. Báo cáo của Global Markets

vƣợt qua các khoản đầu tƣ trong nƣớc. Vốn đầu tƣ của Trung Quốc ở nƣớc ngoài lên đến gần 130 tỉ USD vào cuối năm 2014, trong khi đầu tƣ trong nƣớc chƣa đạt đƣợc mức 118 tỷ USD của năm 2013. Từ 2005 đến 2014, trong 629,6 tỷ USD vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài từ Trung Quốc, Mỹ dẫn đầu là nƣớc nhận nhiều vốn nhất: 90,1 tỷ USD, tiếp đó là Úc: 70,7 tỷ USD, Canada: 30,5 tỷ USD. Ở Châu Á, Indonesia đứng thứ 10 với 15 tỷ USD. Trung Quốc cũng đẩy mạnh đầu tƣ sang các nƣớc láng giềng ở Châu Á nhƣ Việt Nam, Singapore, Campuchia, trong đóTrung Quốc là nƣớc đầu tƣ lớn nhất ở Campuchia. Song song với hoạt động thúc đẩy đầu tƣ ra nƣớc ngoài, trong kế hoạch 5 năm trở lại đây, chính phủ Trung Quốc cũng đẩy mạnh việc thu hút FDI từ bên ngoài vào. Hai chính sách này đƣợc thực hiện đồng thời và quan trọng nhƣ nhau.

Một điểm đáng lƣu ý là các công ty Trung Quốc mở rộng ra bên ngoài để phát triển chứ không phải phát triển rồi mới đầu tƣ ra bên ngoài theo mô hình phát triển của Châu Âu, Mỹ, Nhật trƣớc đây. Điều này đã tạo thành công trong hoạt động ĐTRNN của nƣớc này. Tuy nhiên, trong quá trình thúc đẩy đầu tƣ FDI ra nƣớc ngoài, do quản lý lỏng lẻo nên một số doanh nghiệp ĐTTTRNN bằng những công nghệ lạc hậu, sản xuất hàng hóa kém chất lƣợng nhằm thu lợi nhuận cao đã tạo ra ấn tƣợng xấu đối với hàng hóa Trung Quốc trên thị trƣờng quốc tế và trực tiếp cản trở các doanh nghiệp chân chính khác khi thâm nhập vào thị trƣờng nƣớc ngoài. Điều này cũng là bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc quản lý hoạt động ĐTTTRNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)