2.3 Đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam vào ASEAN
2.3.2 Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia
i. Những nét chính về tình hình phát triển kinh tế của Campuchia và cơ hội đầu
tư của doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia
Campuchia là nƣớc nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40% GDP của nƣớc này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; có nhiều tài nguyên quý hiếm nhƣ đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Nền công nghiệp của Campuchia còn tƣơng đối yếu kém. Nền kinh tế Campuchia còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, 50% ngân sách Chính phủ dựa vào viện trợ và cho vay của nƣớc ngoài. Hiện nay, Chính phủ Campuchia đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cƣờng khuyến khích đầu tƣ phát triển nông nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng, giảm thuế hàng hóa, dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thƣơng mại, kể cả mở cửa để hàng hóa trong nƣớc tự do cạnh tranh với các sản phẩm của các tập đoàn kinh tế lớn, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ và quặng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực dệt may và du lịch.
Khi đầu tƣ trực tiếp vào Campuchia, các doanh nghiệp Việt Nam có đƣợc những thuận lợi và cũng gặp một số khó khăn.
Những thuận lợi:
Campuchia có lợi thế về ổn định kinh tế vĩ mô. Mặc dù bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, tuy nhiên Campuchia đã dần lấy lại đƣợc sự ổn định kinh tế. Năm 2014 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Campuchia đạt 7,2%, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.130 USD, Campuchia nằm trong nhóm các nƣớc tăng trƣởng nhanh trong khu vực. Hơn nữa, chi phí lao động rẻ là các yếu tố giúp Campuchia trở thành một địa điểm đầu tƣ hấp dẫn so với các nƣớc trong khu vực nhƣ Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, mức chi phí cho nhân công ở Campuchia khoảng 3-4 USD/ngày. Bên cạnh đó, sự gần gũi về mặt địa lý, văn hóa và quan hệ gắn bó giữa hai nƣớc cũng là yếu tố tích cực hỗ trợ hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam vào Campuchia. Hai nƣớc có chung đƣờng biên giới dài 1.137 km với 10 cửa khẩu quốc tế, 12 cửa khẩu quốc gia 25 cửa khẩu phụ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa. Hai nƣớc cũng có quan hệ hữu nghị truyền thống, trong quá trình thúc đẩy liên kết kinh tế, hạ tầng giao thông trong khu vực. Đặc biệt, Campuchia cũng quan tâm đến việc tạo nhiều điều kiện thuận lợi hỗ trợ các nhà đầu tƣ. Chính phủ Campuchia cũng xác định rõ kinh tế tƣ nhân là đầu tàu tăng trƣởng. Những nỗ lực của chính phủ đối với lĩnh vực tƣ nhân đƣợc đánh giá cao, góp phần giải quyết đƣợc những vƣớng mắc cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động tại Campuchia. Chính phủ Campuchia cũng đã và đang có nhiều kế hoạch khuyến khích đầu tƣ vào các lĩnh vực nông nghiệp, hạ tầng, bất động sản, ngân hàng, viễn thông. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa, xay xát và chế biến nông sản. Đây là những lĩnh vực mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều thế mạnh để hợp tác kinh doanh, đầu tƣ.
Bên cạnh đó, Campuchia cũng có quy định rõ hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp đầu tƣ tại nƣớc này, chính sách thƣơng mại hoàn toàn rộng mở tạo điều kiện cho hoạt động đầu tƣ, thƣơng mại. Môi trƣờng đầu tƣ tại Campuchia còn hấp dẫn nhà đầu tƣ bởi chính sách miễn thuế lợi tức từ 6-9 năm, sau đó thuế lợi tức là 20%/ năm. Các nhà đầu tƣ tại Campuchia cũng đƣợc miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn, đƣợc tự do chuyển lợi nhuận về nƣớc, tránh đƣợc các rào cản về thuế quan và
hạn ngạch khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trƣờng châu Âu, Mỹ và Nhật Bản bởi vị thế thƣơng mại đặc biệt của Campuchia với các thị trƣờng này.
Một số khó khăn khi đầu tƣ trực tiếp tại Campuchia:
Tƣơng tự nhƣ Lào, và nhiều nƣớc Châu Á, môi trƣờng đầu tƣ tại Campuchia vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong chính sách và thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng yếu kém và môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn thiện, quản lý nhà nƣớc chƣa đồng bộ… là những rào cản trong quá trình thực hiện đầu tƣ. Các cơ quan chức năng của Campuchia chƣa kịp thời xử lý, tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình đầu tƣ và vận hành dự án đầu tƣ. Cơ chế chuyển tiền, ngoại hối cũng còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm lao động có chuyên môn cao xuất phát từ việc nƣớc này áp dụng những chính sách hạn chế lao động nƣớc ngoài trong khi chất lƣợng nguồn nhân lực địa phƣơng còn thấp, không đồng đều. Bên cạnh đó, một hạn chế từ phía doanh nghiệp Việt Nam là do tiềm lực và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ tại nƣớc ngoài còn có những hạn chế so với các đối tác đầu tƣ lớn đầu tƣ tại Campuchia nhƣ Trung Quốc, Hàn Quốc. Trung Quốc là nhà đầu tƣ lớn nhất tại Campuchia, Nƣớc này đã đẩy mạnh đầu tƣ vào nhiều dự án lớn từ gieo trồng đến chế biến nông sản xuất khẩu, tiêu thụ nội địa. Ngoài ra còn liên kết với nhà đầu tƣ Campuchia mua đất tích tụ đón đầu, để tạo lợi thế cạnh tranh. Điều này đã đặt ra áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tƣ, kinh doanh tại Campuchia.
ii. Thực trạng đầu tư của Việt Nam tại Campuchia
Campuchia vừa là thị trƣờng nhiều tiềm năng với doanh nghiệp Việt Nam do có nhiều thuận lợi về điều kiện địa lý, có quá trình quan hệ làm ăn lâu dài, nhƣng đồng thời là thị trƣờng chịu nhiều áp lực cạnh tranh với sự hiện diện của doanh nghiệp Trung Quốc và Thái Lan. Hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam vào Campuchia cũng tƣơng đối phát triển và không ngừng gia tăng về số dự án và quy mô vốn trong những năm gần đây. Làn sóng đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia bắt đầu thực sự tăng nhanh từ năm 2006. Nếu nhƣ năm 2006, chỉ với 6 dự án đầu tƣ với tổng số vốn đăng ký 29,8 triệu USD thì các năm tiếp theo số dự
án và tổng số vốn đầu tƣ đã không ngừng gia tăng nhanh chóng. Từ nửa cuối năm 2009 đến nay, số lƣợng dự án đầu tƣ từ Việt Nam vào Campuchia đã tăng gấp 2 lần, và tổng mức đầu tƣ tăng gấp 5 lần so với giai đoạn trƣớc năm 2009. Tính đến tháng 12/2013, Việt Nam đã có 150 dự án đƣợc cấp phép đầu tƣ tại Campuchia với tổng số vốn đầu tƣ lên tới 3.046,3 triệu USD. Riêng trong năm 2013, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tƣ 302 triệu USD vào Campuchia, tăng 250% so với con số 86 triệu USD của năm 2012. Tính đến tháng 4/2015, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 171 dự án và 3,2 tỷ USD vốn đăng ký đầu tƣ tại Campuchia, chiếm 18% tổng số dự án và 22% tổng vốn đăng ký đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài. Xét về giá trị đầu tƣ, Việt Nam là nƣớc đứng vị trí thứ năm (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, EU và Malaysia) trong hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Campuchia.
Xét về lĩnh vực đầu tƣ, các dự án đầu tƣ của Việt Nam sang Campuchia tập trung nhiều nhất vào các lĩnh vực : Nông lâm nghiệp, chiếm 51,1% tổng vốn FDI đăng ký, và 57% tổng vốn FDI thực hiện; năng lƣợng chiếm 26,7% tổng vốn FDI đăng ký, và 2,1% tổng vốn FDI thực hiện; tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, chiếm 8,8% tổng vốn FDI đăng ký, và 22,5% tổng vốn FDI thực hiện; viễn thông, chiếm 5% tổng vốn FDI đăng ký, và 4,8% tổng vốn FDI thực hiện. Các dự án còn lại nằm trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, thƣơng mại xuất nhập khẩu, y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản và các dịch vụ khác.
Một số dự án lớn của Việt Nam đầu tư vào Campuchia phải kể đến là: Dự án
đầu tƣ sang Camphuchia để khai thác mạng viễn thông của Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel với tổng số vốn đầu tƣ 27 triệu USD; và một số dự án trồng cây cao su của công ty CTCP An Đông Mia (80,4 triệu USD); CTCP Cao su Tây Ninh (64,7 triệu USD); CTCP Dầu Tiếng – Kratie (63,8 triệu USD); CTCP Tân Biên – Kampongthom (61,98 triệu USD). Rút kinh nghiệm việc triển khai các dự án trồng cao su ở Lào, các công ty Việt Nam vừa kiến nghị Chính phủ Campuchia cho phép đƣa nhân lực Việt sang làm việc với tỷ lệ khoảng 10% ngƣời Việt trong tổng số lao động của một dự án.
Nhìn chung, tƣơng tự nhƣ hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam vào Lào, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ vào Campuchia cũng đã có đạt đƣợc những thành công nhất định nhƣ góp phần gia tăng nguồn thu cho ngân sách đồng thời
cũng tạo điều kiện thuận lợi duy trì mối quan hệ truyền thống, hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia Campuchia và Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động của Việt Nam và Campuhia. Theo đánh giá của AVIC hoạt động đầu tƣ của Việt Nam đã đóng góp khoảng 5% GDP và hàng trăm triệu USD vào thu ngân sách của Campuchia; tạo hơn 30 nghìn việc làm cho ngƣời lao động Campuchia. Tính đến hết năm 2014, Viê ̣t Nam có hơn 50 dự án lớn hoàn thành đƣa vào hoạt động ta ̣i Campuchia , góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Campuchia , tập trung ở các lĩnh vực Campuchia có tiềm năng nhƣ: dự án trồng cây cao su của Tâ ̣p đoàn Hoàng Anh Gia Lai , Tập đoàn Cao su Viê ̣t Nam ; dự án Nhà máy sản xuất Phân bón Năm Sao Campuchia; Bệnh viện Chợ rẫy Phnom Penh…. Ngoài ra, các ngân hàng của Việt Nam cũng đã thành lập một số chi nhánh tại Campuchia nhƣ Ngân hàng BIDV, MB, SHB, Sacombank…, tạo điều kiện cho việc tiếp cận vốn để triển khai dự án một cách thuận tiện hơn, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp sang nƣớc này. Tiêu biểu có thể kể đến dự án Bệnh viện Chợ rẫy Phnom Penh – Dự án tiếp nhận nguồn vốn vay từ Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Đầu tƣ phát triển Campuchia cho đầu tƣ ban đầu và duy trì hoạt động thƣờng xuyên. Đây là bệnh viện đƣợc trang bị nhiều thiết bị khám chữa bệnh hiện đại nhất tại Campuchia hiện nay.
Bên cạnh thành công, hoạt động đầu tƣ trực tiếp sang Campuchia cũng bộc lộ một số hạn chế: Việt Nam cũng chƣa có chiến lƣợc đầu tƣ sang Campuchia một cách cụ thể, Nhiều doanh nghiệp Việt Nam sang Campuchia làm ăn nhƣng lại không nắm chắc pháp luật và chính sách của Campuchia, rất dễ xảy ra tranh chấp. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn gặp tình cảnh thua lỗ, trắng tay khi về nƣớc. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tƣ triển khai thực hiện còn chậm, nhất là các dự án về trồng cây cao su. Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam có dự định đầu tƣ vào Campuchia nhƣng chƣa đƣợc tiếp cận đầy đủ các thông tin về môi trƣờng đầu tƣ.