2.4.1. Thành công
Những năm vừa qua, làn sóng ĐTTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam tăng trƣởng mạnh mẽ. Đặc biệt là đầu tƣ vào các địa bàn lân cận là một số nƣớc ASEAN nhƣ: Lào, Campuchia, Malaysia. Làn sóng này đã mở ra một mặt trận kinh tế thứ hai nhằm khai thác thị trƣờng và lợi thế cạnh tranh của các nƣớc khác để bổ sung, hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong nƣớc và nâng cao vị thế kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Tính đa dạng của hoạt động ĐTTTRNN thể hiện khá rõ nét, đa dạng về thị trƣờng, về ngành đầu tƣ, về quy mô đầu tƣ…,
Các dự án ĐTTTRNN vào khu vực ASEAN ngày càng đẩy mạnh, đã góp phần mang lại doanh thu ngoại tệ cho đất nƣớc và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Hoạt động ĐTTTRNN đã hình thành một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu quốc tế (ngành dầu khí, xây dựng), trong liên doanh với nƣớc ngoài để tổ chức thực hiện các dự án hợp tác đầu
tƣ. Bên cạnh đó, hoạt động ĐTTTRNN đã đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho địa bàn nƣớc sở tại, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động địa phƣơng làm việc cho dự án. Đầu tƣ nội khối ASEAN không chỉ thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam mà tăng cƣờng sự hợp tác và liên kết với các nƣớc láng giềng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại, ngoại giao.
2.4.2. Hạn chế
Bên cạnh những thành công nêu trên, hoạt động ĐTTTRNN cũng còn bộc lộ những hạn chế nhất định từ cả phía quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ phía các nhà đầu tƣ.
Về phía doanh nghiệp đầu tư: Nhìn chung, năng lực cạnh tranh của các nhà
đầu tƣ Việt Nam nhìn chung còn yếu. Đa số các doanh nghiệp ĐTTTRNN có tiềm năng khiêm tốn vì vốn ít, khó tiếp cận nguồn vốn, chính vì vậy mà các dự án đầu tƣ vào các nƣớc trong khu vực này dù có xu hƣớng tăng nhƣng vẫn chủ yếu ở quy mô vừa và nhỏ, nhất là các dự án của khu vực tƣ nhân. Bên cạnh đó, trình độ quản lý của doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm hoạt động trong môi trƣờng kinh doanh quốc tế khiến cho nhiều dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc cấp phép nhƣng vẫn chƣa triển khai, hoặc triển khai chậm, không đảm bảo tiến độ. Điều này có tác động trở lại gây ảnh hƣởng đến hình ảnh, uy tín của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng chƣa có thƣơng hiệu công ty, thƣơng hiệu sản phẩm, dịch vụ do vậy gặp khó khăn trong cạnh tranh với các nhà đầu tƣ đến từ các nƣớc khác trong đấu thầu, thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác ở nƣớc tiếp nhận vốn đầu tƣ. Ngoài ra, số lƣợng các ngân hàng trong nƣớc vƣơn ra nƣớc ngoài còn quá ít. Điều này cũng làm cho các nhà đầu tƣ của Việt Nam gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn để triển khai dự án. Hơn nữa, việc ngân hàng Việt Nam ĐTTTRNN ít cũng ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động thanh toán, thƣơng mại quốc tế của Việt Nam.
Sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN còn lỏng lẻo. Các doanh nghiệp nƣớc ngoài khi đầu tƣ vào Việt Nam thƣờng liên kết, hỗ trợ, chia sẻ thông tin với nhau qua việc thành lập các hiệp hội doanh nhân trong khi đó các nhà đầu tƣ của Việt Nam hoạt động mang tính riêng lẻ, manh mún, không những không
liên kết, hỗ trợ nhau mà còn cạnh tranh không lành mạnh, chụp giựt, gây khó khăn cho nƣớc sở tại. Song song với tình trạng này,nhiều nhà đầu tƣ Việt Nam chƣa nghiêm túc thực hiện chế độ báo cáo tình hình thực dự án, chƣa thực hiện báo cáo định kỳ cho cơ quan Nhà nƣớc Việt Nam có thẩm quyền về quản lý hoạt động ĐTTTRNN.
Về chính sách ĐTTTRNN của nhà nước: Mặc dù khu vực ASEAN là điểm
điến chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam vẫn chƣa xây dựng chiến lƣợc ĐTTTRNN, trừ ngành dầu khí đã có những kế hoạch dài hạn về ĐTTTRNN. Do đó, Chính phủ cũng chƣa có những biện pháp hỗ trợ cụ thể, thiết thực cho sự phát triển của hoạt động ĐTTTRNN. Hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài chƣa hoàn thiện, chƣa thực sự tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng đƣợc yêu cầu xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp. Quản lý hoạt động ĐTTTRNN cũng nhƣ thủ tục hành chính về đầu tƣ ra nƣớc ngoài cũng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, việc thu thập các thông tin về môi trƣờng đầu tƣ ở nƣớc ngoài chƣa đƣợc coi trọng, đặc biệt công tác xúc tiến đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Đại diện của Chính phủ Việt Nam ở nƣớc ngoài nhƣ Đại sứ quán, Lãnh sự quán, tham tán thƣơng mại và đầu tƣ chƣa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ trợ xúc tiến các dự án ĐTTTRNN.
Một số nguyên nhân của những thành công và hạn chế nêu trên:
Việt Nam đạt đƣợc những thành công nhất định trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài một phần là do quan hệ ngoại giao, kinh tế đối ngoại bền vững giữa Việt Nam và một số nƣớc trong khu vực. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng đã dần gia tăng mức độ quan tâm và đã ban hành một số chính sách ƣu đãi đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Hệ thống pháp luật, chính sách của Việt Nam về đầu tƣ ra nƣớc ngoài đang dần đƣợc hoàn thiện, tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động quản lý đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Cùng với đó, tiềm lực của nền kinh tế, năng lực
và sức mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao thúc đẩy nhu cầu đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Ngoài ra, một yếu tố bên ngoài không kém phần quan trọng, ngoài sự thuận lợi về lợi thế khoảng cách địa lý, là môi trƣờng đầu tƣ ở các nƣớc trong khu vực ngày càng hấp dẫn, nhiều tiềm năng với những chính sách ƣu đãi các doanh nghiệp nƣớc ngoài thu hút các nhà đầu tƣ Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam vào một số nƣớc ASEAN cũng còn những hạn chế. Những hạn chế này bắt nguồn do Chính phủ Việt Nam dù đã quan tâm hơn đến hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣng đặt mức độ chú trọng chƣa tƣơng xứng đối với tầm quan trọng của hoạt động này, chƣa nhận thức đầy đủ về lợi ích của xu hƣớng đầu tƣ này mang lại, thậm chí có những lo ngại rằng nếu khơi thông ĐTTTRNN sẽ làm nguồn vốn chảy ra ngoài, "thất thoát" ngoại hối trong khi thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc nhiều khi căng thẳng vì thiếu hụt nguồn cung. Bên cạnh đó, một số hạn chế xuất phát từ nội tại nền kinh tế, và các doanh nghiệp.
Kinh tế Việt Nam dù đang có nhiều bƣớc phát triển nhƣng quy mô vẫn chƣa lớn, nội lực của nền kinh tế chƣa cao, trình độ phát triển mới ở mức trung bình của thế giới, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính, công nghệ và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, rất ít doanh nghiệp Việt Nam xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài một cách cụ thể. Điều này khiến cho hoạt động ĐTTTRNN chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao nhƣ mong đợi. Việt Nam cũng chƣa có chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài ở cấp quốc gia hay cấp ngành kinh tế, ngoại trừ ngành dầu khí có những kế hoạch dài hạn đầu tƣ ra nƣớc ngoài, còn từ cấp Trung ƣơng, địa phƣơng, ngành…chƣa xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ ra nƣớc ngoài, cho nên Chính phủ chƣa xây dựng những biện pháp hỗ trợ sự phát triển hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài hiện nay của Việt Nam vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các doanh nghiệp. Hoạt động của cơ quan xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài, và các cơ quan chuyên trách còn kém hiệu quả trong việc hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp trong nƣớc khi tham gia hoạt động đầu tƣ tại nƣớc ngoài. Các cơ quan đại diện của Nhà nƣớc ở nƣớc ngoài nhƣ Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự quán, cơ quan Thƣơng vụ chƣa thực sự tham gia có hiệu quả trong việc hỗ
trợ xúc tiến các dự án ĐTTTRNN. Một số cơ quan đại diện ở nhiều nƣớc không nắm rõ đƣợc số lƣợng các dự án, các khó khăn thuận lợi của nhà đầu tƣ, trong khi đó các nhà đầu tƣ cũng không chủ động gặp gỡ, báo cáo tình hình hoạt động của dự án. Có thể nói, đây là nguyên nhân căn bản làm cho các nhà đầu tƣ lâm vào tình cảnh lạc lõng, đơn lẻ hoặc xung đột với nhau khi giải quyết những khó khăn trong việc triển khai dự án tại nƣớc sở tại. Ngoài ra, do sự khác biệt về thị trƣờng, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, thủ tục pháp lý, biến động kinh tế, chính trị tại địa bàn đầu tƣ và việc không lƣờng hết các rủi ro tiềm ẩn... tiếp tục là các rào cản khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn trong việc triển khai dự án tại nƣớc ngoài trong khi doanh nghiệp chƣa có nhiều kinh nghiệm và khả năng cạnh tranh tại thị trƣờng khu vực và quốc tế. Một số nguyên nhân khách quan khác xuất phát từ khó khăn về thủ tục hành chính tại nƣớc sở tại dẫn tới việc triển khai dự án đầu tƣ chậm.
Về phía doanh nghiệp, có nhiều nguyên nhân nội tại khiến cho hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp vào khu vực ASEAN chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ mong đơi. Trƣớc kết phải kể đến là sự thiếu chủ động của doanh nghiệp trong việc chuẩn bị năng lực cần thiết khi thực hiện đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Nhiều doanh nghiệp tham gia đàm phán với các đối tác đầu tƣ nƣớc ngoài mà không hiểu về ngôn ngữ, chƣa nắm rõ chính sách và một số quy định về ngành nghề tại quốc gia khác nên rất dễ gặp những bất lợi. Ngoài ra, tiềm lực vốn, công nghệ, trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam cũng là những yếu hạn chế khó cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp lớn từ Trung Quốc, Hàn Quốc khi đầu tƣ tại địa bàn các nƣớc trong khu vực (Lào, Campuchia).
Bên cạnh đó, trong quá trình đầu tƣ tại nƣớc ngoài, nhiều doanh nghiệp không tuân thủ các quy định về báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tƣ mặc dù đã đƣợc cải thiện tuy nhiên vẫn còn tồn tại ở nhiều dự án. Nhiều chủ đầu tƣ chƣa nghiêm túc tuân thủ nghĩa vụ này, báo cáo qua loa, không đủ thông tin, số liệu, tài liệu đính kèm theo quy định hoặc không đúng định kỳ. Một số nhà đầu tƣ sau khi đƣợc cấp phép xong thay đổi địa chỉ, điện thoại liên hệ khiến cơ quản quản lý không thể liên hệ đƣợc. Điều này dẫn đến việc cơ quản quản lý không thể nắm bắt và theo dõi tình hình hoạt động thực chất của dự án.