Triển vọng và thách thức đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoà

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 75)

CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

3.2. Triển vọng và thách thức đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoà

Việt Nam

Doanh nghiệp trong nƣớc nên xây dựng các chiến lƣợc, kế hoạch cụ thể cho việc mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Trong các lĩnh vực đầu tƣ, lĩnh vực hƣớng đến có thể là đầu tƣ sản xuất điện để cung cấp, phục vụ sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc khi nhu cầu sử dụng điện trong nƣớc ngày càng tăng và cung luôn trong tình trạng thiếu. Ngoài ra, một số lĩnh vực khác doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận nhƣ: lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, tài nguyên khoáng sản hoặc lĩnh vực nông, lâm nghiệp vì sản phẩm của ngành này là nguồn nguyên liệu đầu vào của rất nhiều ngành công nghiệp chế biến. Lĩnh vực dịch vụ viễn thông, truyền hình, công nghệ thông tin, giao thông, xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất thiết bị điện, và một số chế biến, chế tạo, ngành dịch vụ du lịch cũng là một số lĩnh vực nên định hƣớng đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong thời gian tới.

Các doanh nghiệp có thể định hƣớng đầu tƣ vào Lào, Campuchia và một số nƣớc khác trong khu vực Đông Nam Á vì đầu tƣ vào các thị trƣờng này có nhiều thuận lợi và có thể đạt đƣợc cả mục tiêu kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, cũng cần nghiên cứu để mạnh dạn đầu tƣ vào các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ, Hàn Quốc,... đồng thời không bỏ qua những cơ hội đầu tƣ vào Nam Mỹ, Châu Phi, những thị trƣờng mới nhiều tiềm năng, và doanh nghiệp Việt Nam cũng có những lợi thế nhất định.

3.2. Triển vọng và thách thức đối với hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam doanh nghiệp Việt Nam

3.2.1. Xu hướng của dòng đầu tư quốc tế

Một số xu hƣớng dịch chuyển dòng vốn đầu tƣ trong thời gian tới:

 Xu hƣớng tự do hóa các nguồn lực tạo môi trƣờng đầu tƣ quốc tế ngày càng thuận lợi hơn và thúc đẩy mạnh việc di chuyển dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

 Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các nƣớc phát triển có xu hƣớng giảm tốc, nhƣng giá trị tuyệt đối FDI vào các nƣớc này vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

 Dòng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ các nƣớc phát triển vẫn đóng vai trò chủ yếu nhƣng dòng FDI từ các nƣớc đang phát triển đang có xu hƣớng gia tăng.

 Các công ty xuyên quốc gia tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu và triển khai (R&D), đồng thời xây dựng, thiết lập cơ sở nghiên cứu và tiến hành thực hiện tại các nƣớc đang phát triển.

 Dòng đầu tƣ ra nƣớc ngoài sẽ chủ yếu hƣớng vào những địa điểm đầu tƣ an toàn và có lợi thế.

3.2.2. Triển vọng đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), cơ hội đầu tƣ ra nƣớc ngoài của các doanh nghiệp ngày càng lớn, đặc biệt vào các quốc gia thành viên WTO. Vị thế quốc tế của Việt Nam đƣợc nâng cao hơn, cùng với sự phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính công nghệ để thực hiện đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Quá trình hội nhập quốc tế đang đƣợc đẩy nhanh với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định song phƣơng và đa phƣơng cũng sẽ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động ĐTTTRNN.

Bên cạnh đó, xu hƣớng hội nhập, ổn định, hòa bình và hợp tác trong khu vực đƣợc nâng cao, mối liên kết nội khối ASEAN ngày càng đƣợc tăng cƣờng, đặc biệt khi ASEAN đã trở thành cộng đồng kinh tế chung (AEC) vào cuối năm 2015, điều này góp phần tạo cơ hội hội hợp tác mới và thúc đẩy hoạt động hợp tác đầu tƣ giữa các nƣớc thành viên. Một trong những mục đích khi thành lập AEC là tạo dựng một thị trƣờng và một cơ sở sản xuất thống nhất, vì vậy, AEC sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thƣơng mại và đầu tƣ nội khối cũng nhƣ ngoại khối.

Những ƣu đãi về tự do di chuyển vốn, tự do đầu tƣ khi AEC thành lập cũng sẽ tạo điều kiện gia tăng đầu tƣ lẫn nhau giữa các nƣớc trong nội khối.Cùng với đó, khi AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyên gia và lao động có tay nghề của ASEAN tham gia vào hoạt động liên quan đến thƣơng mại và đầu tƣ qua biên giới. Việc huy động nguồn nhân lực từ

trong nƣớc sang các nƣớc đối tác đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thuận lợi hơn, tạo lợi thế cho việc triển khai dự án tại nƣớc ngoài. Bênh cạnh đó, AEC cũng đi kèm tự do di chuyển hàng hóa dịch vụ. Điều này tạo điều kiện cho thƣơng mại phát triển và khi thƣơng mại phát triển sẽ tác động ngƣợc trở lại kích thích đầu tƣ ra nƣớc ngoài phát triển.Tuy nhiên, dòng vốn FDI của Việt Nam năm 2014 vào khối ASEAN chỉ ở mức 1,5 tỷ USD khá thấp so với mức hơn 7,6 tỷ USD ra ngoài khối. Nói cách khác, sự đột phá tạo ra sự mở rộng dòng vốn FDI trong nội bộ ASEAN nhờ thành lập AEC sẽ là không lớn. Đối với Việt Nam nói riêng, Việt Nam hƣởng lợi từ đầu tƣ FDI vào nội khối là không đáng kể, trong khi dòng FDI từ trong nội khối vào Việt Nam có thể tăng lên đáng kể.

Nhu cầu tất yếu phải mở rộng ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng mạnh do đòi hỏi phải mở rộng thị trƣờng xuất khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế và kỹ thuật, tiết kiệm chi phí đầu tƣ, chi phí vận tải, phát huy lợi thế của hội nhập nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Thành công của một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ở nƣớc ngoài đã bƣớc đầu tạo động lực, khích lệ cộng đồng doanh nghiệp trong nƣớc tiến hành các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh ra nƣớc ngoài. Cùng với đó, chính phủ Việt Nam cũng tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy và tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động này trong thời gian tới.

3.2.3. Thách thức đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

Nền kinh tế của Việt Nam và các đối tác đầu tƣ chính trong ASEAN (Lào, Campuchia, Malaysia) có mức xuất phát điểm thấp. Các nƣớc đều trong giai đoạn chuyển đổi, từng bƣớc xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, phải đối mặt với nhiều thách thức trong ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, khởi điểm đầu tƣ của Việt Nam ra ngoài là các dự án có quy mô nhỏ, công nghệ chƣa tiên tiến khiến sản phẩm có sức cạnh tranh không cao, hiệu quả dự án đầu tƣ giảm sút.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của nƣớc tiếp nhận vốn yếu và thiếu, chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp. Hầu hết dân số tại Lào, Campuchia hoạt động trong lĩnh

vực nông nghiệp, còn hạn chế về trình độ, kỹ năng. Điều này ảnh hƣởng đến quá trình tiếp thu công nghệ cũng nhƣ kinh nghiệm quản lý gây áp lực cho các nhà quản lý doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chính sách thu hút đầu tƣ của các nƣớc liên tục thay đổi có thể là những cản trở khi các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận đầu tƣ tại những quốc gia này. Do đó, việc thƣờng xuyên cập nhật những thông tin chính sách, những thay đổi trong các quy định áp dụng cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại các nƣớc nhận đầu tƣ là việc làm rất cần thiết đối với doanh nghiệp.

Một yếu tố vừa là cơ hội song cũng là thách thức đối với Việt Nam đó là quá trình hội nhập khu vực ngày càng diễn ra sâu rộng, đặc biệt là sự ra đời của cộng đồng kinh tế chung (AEC) trong thời gian sắp tới cũng sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh từ các nƣớc trong khu vực đối với các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tƣ, kinh doanh tại nƣớc ngoài. Luồng vốn, hàng hóa và lao động tiến tới dịch chuyển tự do giữa các nƣớc trong khu vực có thể đem lại những thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới các thị trƣờng đầu tƣ và xuất khẩu của ASEAN, tham gia vào mạng lƣới chuỗi giá trị và sản xuất khu vực, tăng cƣờng hợp tác kỹ thuật. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ đối mặt với áp lực cạnh tranh lớn trong thị trƣờng, nơi có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp mạnh trong và cả ngoài khu vực. Việc cạnh tranh về dịch vụ đầu tƣ của các nƣớc ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp Việt Nam phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trƣờng. Thực vậy, hiện nay, nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đầu tƣ ra nƣớc ngoài là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt không ít khó khăn, thách thức trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nƣớc ngoài khác. Việc chuẩn bị tốt để nắm bắt cơ hội trƣớc thềm AEC là rất cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh tại nƣớc ngoài cũng nhƣ tại thị trƣờng trong nƣớc để thúc đẩy phát triển.

Tƣơng tự nhƣ ảnh hƣởng từ bối cảnh tự do hóa thƣơng mại trong khu vực Đông Nam Á, hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) và các hiệp định tự do thƣơng mại (FTA) đƣợc thúc đẩy đi đến ký kết giữa Việt Nam và các đối tác

ngoài khu vực (Việt Nam - EU, Việt Nam-Hàn Quốc, hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), ...) cũng sẽ tạo ra tác động tích cực, thúc đẩy hợp tác đầu tƣ giữa Việt Nam và các đối tác (cả nƣớc phát triển và đang phát triển), đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu với sự đa dạng về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra áp lực cần phải tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)