Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

1.2. Kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài của một số nƣớc

1.2.3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Xuất phát từ xem xét kinh nghiệm của một số nƣớc có đặc điểm kinh tế tƣơng đồng với Việt Nam có thể rút ra một số bài học cho Việt Nam nhằm thúc đẩy ĐTRNN cả về quy mô và chất lƣợng:

Thứ nhất, nếu chỉ tập trung đầu tƣ nội địa sẽ làm cho nền kinh tế tăng trƣởng

nóng và làm mất ƣu thế cạnh tranh của thị trƣờng có giá nhân công rẻ. Vì vậy, đầu tƣ ra nƣớc ngoài tập trung vào những nguồn tài nguyên mà trong nƣớc đang thiếu vừa nhằm mục đích tăng cƣờng lợi nhuận cho các doanh nghiệp đi đầu tƣ, vừa tạo điều kiện giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trƣờng mới và công nghệ hiện đại.

Thứ hai, Chính phủ các nƣớc thƣờng thực hiện chính sách kiểm soát chặt chẽ

đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn này, không nên thúc đẩy ồ ạt đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài mà cần có một số quy định giới hạn và định hƣớng vào một số ngành chiến lƣợc. Trong giai đoạn tiếp theo, tùy theo tình hình mà nới lỏng dần các quy định và định hƣớng ngành nhƣng vẫn phù hợp với chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc. Chính phủ sẽ từng bƣớc thực hiện các biện pháp nới lỏng việc kiểm soát đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Thứ ba, Chính phủ thực hiện những chính sách cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp

nhƣ ƣu đãi về thuế, ƣu đãi tài chính, chính phủ cũng thƣờng xuyên cung cấp thông tin về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài cho doanh nghiệp: cơ hội đầu tƣ, địa điểm, rủi ro, những thông tin kinh tế vĩ mô,… Để đầu tƣ ra nƣớc ngoài hiệu quả, cần có chiến

lƣợc dài hạn, định rõ mục tiêu, có sự chỉ đạo, điều hành nhất quán và liên tục của chính phủ mà không phải là hành động tự phát của số công ty, tập đoàn đơn lẻ.

Thứ tư, mở cửa đối với dòng vốn vào và dòng vốn ra. Bên cạnh thúc đẩy ĐTTTRNN cũng cần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ là cách để tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa.

Việc kiểm soát hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài sau cấp phép thiếu chặt chẽ có thể ảnh hƣởng đến uy tín doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam trên thị trƣờng quốc tế. Các nhà đầu tƣ có thể lợi dụng điều này để chuyển tiền ra nƣớc ngoài nhằm mục tiêu khác hơn là đầu tƣ hoặc không tuân thủ pháp luật của nƣớc tiếp nhận từ đó làm giảm uy tín doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam. Do đó, không chỉ quản lý hoạt động ĐTTRNN của các doanh nghiệp Việt Nam trong phạm vi nội địa mà quan trọng hơn là trách nhiệm theo dõi hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp ngoài biên giới Việt Nam.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA VIỆT NAM VÀO MỘT SỐ NƢỚC ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)