1.2. Kinh nghiệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài của một số nƣớc
1.2.2 Kinh nghiệm của một số nước ASEAN
Giai đoạn đầu, các nƣớc ASEAN còn dè dặt với những dự án nhỏ, tiến độ chậm do chủ yếu mang tính chất thăm dò tìm hiểu môi trƣờng đầu tƣ thì gần đây, các nhà đầu tƣ từ Malaysia, Thái Lan,.. đã đa dạng hóa lĩnh vực đầu tƣ trong đó tập trung vào các lĩnh vực nhƣ: ngành sản xuất thâm dụng lao động (công nghiệp chế biến), dịch vụ và giải trí, kinh doanh khách sạn, du lịch, tài chính ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục… Tiếp đó là các lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và các ngành công nghiệp liên quan tới lĩnh vực dầu khí, xây dựng, công nghiệp thực phẩm. Hầu hết các nƣớc đều đầu tƣ trực tiếp vào các nƣớc lân cận trong khu vực
Đông Nam Á. Đầu tƣ giữa các nƣớc có trình độ ngang bằng nhau chủ yếu để khai thác các lợi thế của nhau và xây dựng mạng lƣới phân phối nên mục tiêu đầu tƣ không phải là tìm kiếm lao động rẻ.
Malaysia: Malaysia là trƣờng hợp thành công mà Việt Nam cần học tập về
chính sách đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Từ những thập niên 80s sau khi dành đƣợc độc lập, Malaysia đã áp dụng chính sách “thay thế nhập khẩu”. Giống nhƣ nhiều nền kinh tế mới nổi trong khu vực, nền kinh tế Malaysia đối mặt với nhiều khó khăn nhƣ thâm hụt ngân sách và tài khoản vãng lai, giá cả hàng hóa sụt giảm,... Cuộc suy thoái đỉnh cao năm 1986 đã mang đến những thay đổi lớn trong chính sách đầu tƣ của chính phủ Malaysia, theo hƣớng quan tâm đến xúc tiến đầu tƣ, hƣớng đến xuất khẩu của nƣớc này. Luật xúc tiến đầu tƣ (PIA, 1986) cũng ra đời kể từ đó. Malaysia đã bắt đầu áp dụng một số các chính sách khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Thời kỳ này, chính phủ Malaysia tập trung thúc đẩy đầu tƣ mà không chủ trƣơng thu hút đầu tƣ vào trong nƣớc, thậm chí trong giai đoạn những năm 90s khi khủng hoảng tài chính xảy ra khi chính phủ nƣớc này còn thực hiện biện pháp hạn chế các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào Malaysia (giới hạn vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc nhà ở mức dƣới 30%).
Chính sách quan trọng góp phần khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài trong thời kỳ này phải kể đến là chính sách giảm thuế và ƣu đãi thuế. Các doanh nghiệp Malaysia đầu tƣ ra nƣớc ngoài đƣợc miễn thuế hoàn toàn. Năm 1997, Malaysia giảm lãi suất tiền gửi đồng Ringgit (RM) để thúc đẩy dòng vốn trong nƣớc chảy ra nƣớc ngoài. Chính phủ nƣớc này khuyến khích các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ mở rộng ra bên ngoài thông qua hỗ trợ của cơ quan chuyên trách, các chƣơng trình xúc tiến và ƣu đãi về tài chính, thuế (Rasiah và Gammeltoft, 2010). Chính phủ còn cung cấp các hỗ trợ cho các công ty trong việc hình thành các tập đoàn đầu tƣ quốc tế hiệu quả (nhƣ Petronat). Cơ quan Phát triển đầu tƣ của Malaysia (MIDA) là cơ quan chuyên trách cho việc hỗ trợ và tạo thuận lợi các doanh nghiệp đầu tƣ ở nƣớc ngoài (hỗ trợ xúc tiến đầu tƣ, tìm kiếm thị trƣờng,…). Trong một nỗ lực để hỗ trợ các công ty Malaysia dịch chuyển lên bậc cao hơn trong
chuỗi giá trị cung ứng, một ƣu đãi đặc biệt (hỗ trợ chi phí mua lại (acquisition cost), trong 5 năm) đã đƣợc đƣa ra vào năm 2003, áp dụng đối với các công ty sản xuất sản phẩm công nghệ cao tại Malaysia hoặc để tìm kiếm thị trƣờng mới cho các sản phẩm địa phƣơng ở nƣớc ngoài (Yean, 2007).
Chính phủ nƣớc này cũng đã thành lập các quỹ đầu tƣ, thực hiện hỗ trợ và bảo hiểm vốn cho các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Năm 2005, ngân hàng EXIM Bank đã sát nhập với cơ quan Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu và thực hiện hỗ trợ, cung cấp bảo hiểm, bảo đảo tín dụng cho các doanh nghiệp của Malaysia kinh doanh ở nƣớc ngoài. Đồng thời hỗ trợ cung cấp thông tin đầy đủ cho các doanh nghiệp, tăng cƣờng kết nối giữa các doanh nghiệp đầu tƣ ở nƣớc ngoài thông qua thành lập các tổ chức nhƣ Malaysian South-South Association và Malaysian South-South Cooperation Berhad để thúc đẩy hợp tác đầu tƣ, hợp tác về khoa học công nghệ.
Một đặc trƣng nổi trội của Malaysia dẫn đến thành công hiện nay là mở cửa đối với dòng vốn vào lẫn dòng vốn ra và xem xét ĐTTTNN là một phần quan trọng của chiến lƣợc tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc. Tuy nhiên, cũng giống nhƣ các nƣớc khác, Malaysia không mở cửa hoàn toàn ngay từ đầu đối với dòng vốn ĐTTTRNN. Ban đầu chính phủ nƣớc này cho phép đầu tƣ trực tiếp ra ngoài nhƣng với một số hạn chế và thúc đẩy vào một số ngành chiến lƣợc. Tƣơng đồng với Trung Quốc, khu vực nhà nƣớc cũng là khu vực tiên phong trong đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Malaysia. Trong giai đoạn tiếp theo, tùy theo tình hình mà chính phủ nới lỏng dần các quy định và định hƣớng ngành, cũng nhƣ đối tác đầu tƣ nhƣng vẫn phù hợp với chiến lƣợc phát triển của đất nƣớc. Đặc biệt, Malaysia khuyến khích đầu tƣ thông qua chuyển giao công nghệ vào các nƣớc đang phát triển khác và tái đầu tƣ lợi nhuận thu đƣợc từ đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài để không ảnh hƣởng nhiều đến cán cân thanh toán.
Nhờ những chính sách thông thoáng này, ĐTTTRNN của Malaysia liên tục tăng từ mức 753 nghìn USD năm 1999, đến năm 2014 lƣợng vốn FDI đầu tƣ ra nƣớc ngoài của nƣớc này đã lên đến khoảng 16,445 tỉ USD. Thống kê của UNTACD cho thấy dòng vốn FDI chảy ra từ Malaysia thƣờng ở mức cao hơn so
với lƣợng FDI chảy vào và liên tục tăng trong giai đoạn 2009-2014. Năm 2009, đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Malaysia đạt 7,784 tỉ USD cao hơn nhiều so với dòng vốn đổ vào là 1,453 tỉ USD và đến năm 2014 lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của nƣớc này đã lên đến 16.445 tỉ USD, tăng gấp đôi so với năm 2009.
Thái Lan: ĐTRNN của Thái Lan cũng đƣợc thúc đẩy bởi nhiều chính sách
khuyến khích. Khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài trở thành chiến lƣợc quốc gia của Thái Lan. Để thúc đẩy đầu tƣ ra ngoài, chính phủ Thái Lan ban hành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nhƣ: cung cấp các khoản vay với lãi suất thấp; Cung cấp thông tin thực tế về hệ thống các quy phạm pháp luật và chính sách thuế, thủ tục kinh doanh và giấy phép, và quyền sở hữu đất đai ở các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ; Cung cấp các thông tin cập nhật phân tích về cơ hội đầu tƣ ở các nƣớc có tiềm năng đầu tƣ; Phối hợp với các khu vực công và tƣ nhân ở các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ; Hỗ trợ trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh khi đầu tƣ ra nƣớc ngoài… Một trong những chính sách khuyến khích đầu tƣ ra nƣớc ngoài của Thái Lan phải kể đến là chính sách miễn giảm, ƣu đãi thuế. Chính phủ Thái Lan thực hiện giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 23% năm 2012 xuống còn 20% từ năm 2013, miễn giảm thuế thu nhập trong vòng 15 năm đối với các khoản lợi nhuận thu đƣợc từ việc đầu tƣ ra nƣớc ngoài, sau đó mới áp dụng mức 10%. Theo báo cáo thống kê của UNTACD (2015) lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Thái Lan liên tục tăng trong giai đoạn 2009-2014. Năm 2009, lƣợng vốn FDI chảy ra từ Thái Lan là 4,172 tỉ USD đến năm 2013 đã lên tới con số 12,122 tỉ USD. Riêng năm 2014 lƣợng vốn FDI từ Thái Lan là 7,672 tỉ USD – giảm 35% so với năm 2013 do ảnh hƣởng bởi khủng hoảng chính trị từ cuối năm 2013 ở Thái Lan.
Các lĩnh vực mục tiêu mà chính phủ Thái Lan hƣớng đến đẩy mạnh đầu tƣ ra ngoài bao gồm: logistics, hàng dệt may và may mặc, các sản phẩm bằng da thuộc, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, xe ô tô và linh kiện điện tử, du lịch, và bất động sản và bán lẻ. Cũng nhờ các chính sách thúc đẩy đầu tƣ của chính phủ, cho đến nay, các công ty Thái Lan trong nhiều lĩnh vực đầu tƣ (dệt may, sản phẩm da, kinh doanh nhà hàng, chế biến thức ăn gia súc, lắp ráp ô tô và xe máy … ) đã có mặt tại
nhiều tại các thị trƣờng trong khu vực. Tuy nhiên, vấn đề mà doanh nghiệp Thái Lan gặp phải khi đầu tƣ ra ngoài là những rắc rối khi chuyển tiền ra khỏi Thái Lan do Chính phủ Thái Lan quản lý ngoại tệ rất chặt chẽ. Các nhà đầu tƣ Thái Lan cho rằng họ gặp nhiều khó khăn và trở ngại nhƣ dự án bị chậm chễ trong đàm phán đi đến ký kết các hạng mục đầu tƣ liên doanh hoặc 100% vốn của nƣớc ngoài, cơ sở hạ tầng của nƣớc bản địa còn yếu kém, đặc biệt chế độ quản lý ngoại tệ nghiêm ngặt của một số quốc gia đã làm cho phía đối tác Thái Lan gặp nhiều khó khăn khi chuyển đổi ngoại tệ đƣa ra nƣớc ngoài.