Về phía chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)

CHƢƠNG 3 : GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

3.3.1Về phía chính phủ

3.3. Giải pháp

3.3.1Về phía chính phủ

Thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng kế hoạch chiến lƣợc tổng thể về đầu tƣ ra

nƣớc ngoài gắn với chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Trƣớc đó, nhà nƣớc thực hiện các nghiên cứu để nắm đƣợc nhu cầu và dự báo tình hình trong và ngoài nƣớc để làm cơ sở khoa học xác định chiến nƣớc đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Chiến lƣợc này đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mạnh mẽ đầu tƣ ra nƣớc ngoài, thể hiện tầm nhìn và định hƣớng của Chính phủ, qua đó, các cơ quan quản lý đầu tƣ,

các bộ, ngành có thể căn cứ vào chiến lƣợc chung để xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ cụ thể và thiết thực cho các nhà đầu tƣ Việt Nam. Chiến lƣợc này cần đề cập rõ mục tiêu và định hƣớng phát triển ĐTTTRNN theo các kế hoạch 5 năm và cụ thể từng năm: ngành, lĩnh vực khuyến khích hoặc hạn chế, các thị trƣờng đầu tƣ trọng điểm, những chính sách khuyến khích của Nhà nƣớc trong việc hỗ trợ hoạt động này. Kế hoạch này cũng phải xác định rõ từng giai đoạn phát triển hoạt động ĐTTTRNN. Trong giai đoạn đầu, nhà nƣớc giữ vai trò tiên phong trong việc đầu tƣ tại nƣớc ngoài, xây dựng tập đoàn đầu tƣ quốc tế có hiệu quả. Trong các giai đoạn sau đó, thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp tƣ nhân trong nƣớc. Tuy nhiên, nhu cầu đầu tƣ này phải xuất phát từ việc xem xét một cách kỹ lƣỡng về môi trƣờng đầu tƣ của nƣớc tiếp nhận cùng với hiểu rõ về lợi thế của doanh nghiệp để có những bƣớc tiếp cận thị trƣờng và đầu tƣ hiệu quả.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tƣ ra nƣớc ngoài bao

gồm: hoàn thiện khung pháp luật, chính sách về ĐTTTRNN theo hƣớng đồng bộ, rõ ràng, minh bạch, đơn giản trong thủ tục và đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cần ban hành danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tƣ kèm theo các chính sách khuyến khích cụ thể. Nhà nƣớc cũng cần rà soát, tích cực trong hoạt động xúc tiến đầu tƣ ra, đàm phán ký kết các hiệp định song phƣơng, đa phƣơng, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, và tăng cƣờng tuyên truyền tới các doanh nghiệp.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nƣớc đối với hoạt động ĐTTRNN

bằng cách: đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính đối với việc cấp giấy phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài, sớm ban hành các chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài đối với các cơ quan chức năng, tăng cƣờng công tác tuyên truyền nhầm thống nhất và nâng cao nhận thức của các cấp, doanh nghiệp đối với hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài....

Thứ tư, tăng cƣờng các biện pháp hỗ trợ đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣ: hỗ trợ

nguồn vốn đầu tƣ đối với một số dự án đầu tƣ ra nƣớc ngoài để thực hiện mục tiêu quan trọng và có tác động tích cực tới phát triển kinh tế ở trong nƣớc, có trong danh

mục ngành nghề, địa bàn khuyến khích đầu tƣ; thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tín dụng qua việc cấp bảo lãnh, tái bảo lãnh tín dụng; ban hành chính sách ƣu đãi về thuế đối với các hoạt động đầu tƣ tại một số địa bàn lĩnh vực chiến lƣợc, miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phàn lợi nhuận chuyển về nƣớc sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tai nƣớc sở tại.

Thứ năm, tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Cần quy định

rõ ràng về cơ cấu tổ chức của cơ quan xúc tiền đầu tƣ ra nƣớc ngoài ở trong nƣớc cũng nhƣ bộ phận xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại các đại sứ quán Việt Nam ở nƣớc ngoài và quy định rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này. Trong quá trình thực hiện xúc tiến đầu tƣ, trƣớc tiên cần tập trung xúc tiến ở các địa bàn quan trọng, các lĩnh vực khuyến khích, thực sự cần thiết cho phát triển kinh tế trong nƣớc; Cần thƣờng xuyên tổ chức gặp gỡ giữa chính phủ và đại diện ngoại giao với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có dự án đầu tƣ ở nƣớc ngoài; Ngoài ra, thu thập thông tin, tổ chức biên soạn các tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ hội đầu tƣ của Việt Nam và các nƣớc trong khu vực, quốc gia, lĩnh vực trọng điểm để cung cấp cho doanh nghiệp; tiếp tục chủ động mở rộng, tăng cƣờng quan hệ hợp tác theo chiều sâu với các quốcgia , tăng cƣờng hoạt động ngoại giao hỗ trợ đầu tƣ ra nƣớc ngoài; Bên cạnh đó, tổ chức các diễn đàn, hội thảo đánh giá lợi thế của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ sáu, khuyến khích thành lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ở

nƣớc ngoài để tăng cƣờng kết nối và hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh tại nƣớc ngoài. Nhà nƣớc cần có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ việc thành lập các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam đầu tƣ ở nƣớc ngoài, tiến tới thành lập các hiệp hội đầu tƣ ở từng khu vực và từng nƣớc nhằm phát huy vai trò của các hiệp hội này trong việc bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam tại nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 75 - 77)