Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Malaysia

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 65)

2.3 Đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam vào ASEAN

2.3.3 Đầu tư trực tiếp của Việt Nam vào Malaysia

i) Vài nét về tình hình kinh tế của Malaysia và triển vọng đầu tư

Malaysia là nƣớc có thu nhập trung bình, nền kinh tế đã đƣợc chuyển đổi từ những năm 1970, từ sản xuất các nguyên vật liệu thô thành nền kinh tế đa ngành

nghề. Nền kinh tế tƣơng đối mở và theo hƣớng công nghiệp hóa mới. Năm 2014, GDP của Malaysia là khoảng 326,93 tỷ đô la Mỹ, là nền kinh tế lớn thứ ba trong ASEAN và lớn thứ 29 trên thế giới. Thƣơng mại quốc tế của Malaysia có thuận lợi do nằm sát tuyến đƣờng tàu thủy qua eo biển Malacca, và chế tạo là lĩnh vực then chốt. Malaysia là một nƣớc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và nông sản, dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chính. Malaysia từng là nhà sản xuất lớn nhất các mặt hàng thiếc, cao su và dầu cọ trên thế giới.

Khi đầu tƣ tại Malaysia, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp những thuận lợi và một số khó khăn.

Những thuận lợi khi đầu tƣ tại Malaysia:

Từ khi chuyển hƣớng phát triền kinh tế từ hƣớng nội sang ngoại, hoạt động ngoại thƣơng của Malaysia trở nên rất năng động, là động lực chính thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế. Malaysia cũng đã có nhiều chính sách phù hợp cho từng thời kỳ đề phát triển ngoại thƣơng, trong đó có bao gồm những chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài nhƣ: Ƣu đãi các dự án đầu tƣ (gồm cả đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài) và miễn giảm thuế cho các dự án sản xuất hàng xuất khẩu; Cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc sở hữu 100% vốn cổ phần của xí nghiệp nếu xuất khẩu đƣợc từ 80% sản phẩm trở lên; Thực hiện tín dụng xuất khẩu trong đó có cả bảo hiểm các rủi ro trong xuất khẩu; Đơn giản hóa các thủ tục, giấy tờ liên quan đến xuất khẩu… Cơ quan xúc tiến đầu tƣ Malaysia (MIDA) rất chuyên nghiệp trong việc hỗ trợ các nhà đầu tƣ muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn cũng nhƣ muốn thành lập công ty hay mở cửa hàng tại Malaysia.

Ngoài ra, đây là nơi quy tụ đông đúc các tôn giáo và chủng tộc nhƣ ngƣời Hồi giáo Malaysia, ngƣời Ấn Độ, ngƣời Hoa và nhiều các nhóm sắc tộc khác nhƣng ngƣời dân lại chung sống rất hòa bình và hòa hợp. Đó sẽ tạo nên thị trƣờng tiêu thụ đa dạng các sản phẩm. Malaysia cũng là một đất nƣớc an toàn và có tỷ lệ tội phạm thấp, Luật pháp và bầu không khí kinh doanh thuận lợi. Malaysia cũng là nƣớc có mối quan hệ tốt với tất cả các nƣớc trên thế giới và không hề thù địch với bất cứ nƣớc láng giềng nào. Malaysia luôn mở cửa cho những ngƣời nƣớc ngoài vào làm

ăn và họ có thể mua bất động sản mang tên mình, điều không thể có đƣợc ở hầu hết các nƣớc Đông Nam Á.

Một số khó khăn khi đầu tƣ tại Malaysia:

Một khó khăn lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi đầu tƣ tại Malaysia là vấn đề thiếu nguồn lao động. Malaysia đang phải đối mặt với vấn đề thiếu hụt lƣợng lớn lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề cao. Các doanh nghiệp tại Malaysia đang phải cố gắng bù đắp sự thiếu hụt lực lƣợng lao động trong nƣớc bằng cách sử dụng lao động nƣớc ngoài. Điều này phần nào làm suy yếu sức cạnh tranh của Malaysia và tạo ra sự hạn chế trong thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Cùng với đó, chi phí lao động tại nƣớc này cũng đang tăng lên. Cũng chính từ việc thiếu hụt lao động trong nƣớc trong khi nhu cầu sử dụng vẫn tiếp tục tăng nhanh khiến mức chi phí để thuê mƣớn nhân công tại nƣớc này cũng liên tục tăng. Bên cạnh chi phí trả lƣơng, để giữ chân lao động, các doanh nghiệp còn kèm theo các phúc lợi tƣơng đối cao nhƣ bảo hiểm y tế, số ngày nghỉ,…

ii) Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào Malaysia

Tính đến tháng 12/2014, Malaysia đứng thứ 10 trong tổng số 96 nƣớc và đứng thứ 3 trong các nƣớc Đông Nam Á (chỉ sau Lào và Campuchia) nhận nhiều vốn đầu tƣ trực tiếp từ Việt Nam. Tổng số vốn đăng ký đầu tƣ từ Việt Nam vào nƣớc này đạt khoảng 747,9 triệu USD với 11 dự án. Các dự án có quy mô lớn, khoảng 68 triệu/ dự án. Xét lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam vào Malaysia so với tổng vốn đầu tƣ trực tiếp của Việt Nam vào ASEAN có thể thấy dù không thu hút các doanh nghiệp Việt Nam nhƣ Lào và Campuchia, nhƣng Malaysia cũng là địa điểm đầu tƣ nhận đƣợc một lƣợng vốn tƣơng đối từ Việt Nam, nhiều hơn so với một số nƣớc khác trong khu vực nhƣ Indonesia, Singapore, Myanmar, Thái Lan. Hoạt động đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam vào Malaysia tƣơng đối ổn định, và phát triển theo chiều hƣớng tích cực.

Các dự án này tập trung vào lĩnh vực nhƣ công nghiệp, năng lƣợng, sản xuất điện, hợp tác trong lĩnh vực dầu khí, xây dựng trung tâm thƣơng mại, khách sạn. Những dự án này đã góp phần thúc đẩy quan hệ đầu tƣ, đồng thời góp phần tăng trƣởng quan hệ về thƣơng mại giữa Việt Nam và Malaysia.

Gầy đây, dự án đầu tƣ có quy mô lớn vào Malaysia phải kể tới là dự án thăm dò, khai thác dầu khí Lô PM304 với số vốn điều chỉnh ĐTRNN tăng thêm riêng trong năm 2014 lên tới 465,32 triệu USD.

Nhìn chung, hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Việt Nam vào Malaysia còn chƣa đƣợc sôi nổi nhƣ diễn biến đầu tƣ vào hai nƣớc láng giềng là Lào và Campuchia, nhƣng việc thực hiện đầu tƣ của các doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia cũng đạt đƣợc những thành công nhất định. Trƣớc hết phải kế đến là quy mô các dự án mà Việt Nam đầu tƣ tại Malaysia chủ yếu là các dự án lớn, có quy mô bình quân trên 50 triệu USD/dự án, góp phần đem lại nguồn thu cho ngân sách. Bên cạnh đó, việc đầu tƣ vào Malaysia, một đất nƣớc công nghiệp, phát triển nhanh cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện năng lực và trình độ sản xuấtvà cải tiến công nghệ. Tuy nhiên, hạn chế mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải khi đầu tƣ tại đất nƣớc này là việc thực hiện dự án chậm, kéo dài, và khả năng tiếp cận các thông tin đầu tƣ từ nƣớc chủ nhà còn yếu. Các thông tin từ Cục Xúc tiến đầu tƣ là tƣơng đối khó tiếp cận và không đầy đủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam vào một số nước ASEAN Thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 65)