Đẩy mạnh cải cách hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 81 - 83)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh Thanh Hóa

4.2.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI, tỉnh Thanh Hóa cần có một bộ máy hành chính tốt. Việc quản lý FDI bao gồm: Lập kế hoạch, định hƣớng thu hút FDI, quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, lập kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng ở những vùng đã quy hoạch, tổ chức vận động xúc tiến đầu tƣ...Do đó, cải cách thủ tục hành chính cần tập trung vào:

- Cải cách thủ tục hành chính với trọng tâm là đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tập trung ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo công khai minh bạch trong thực thi công vụ. Rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định không còn phù hợp, đảm bảo quyền bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp không phân biệt loại hình, thành phần kinh tế trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực nhƣ: đất đai, tài nguyên, vốn, điện năng... và cơ hội đầu tƣ kinh doanh.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tạo chuyển biến mạnh mẽ về cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa, một cửa liên thông, kết nối điện tử nhằm giảm bớt giấy tờ, thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp, nhất là các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến hoạt động

đầu tƣ, sản xuất kinh doanh nhƣ: thành lập doanh nghiệp, quyết định chủ trƣơng đầu tƣ, cấp phép quy hoạch - xây dựng, giao đất, cho thuê đất, thuế, hải quan, bảo hiểm, tiếp cận nguồn vốn, điện năng, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, đăng ký tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm... Rà soát giảm tối thiểu 30% thời gian giải quyết các thủ tục về đầu tƣ, đất đai, xây dựng, môi trƣờng... so với quy định của Trung ƣơng để đảm bảo thuận lợi nhất cho tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân khi tham gia đầu tƣ trên địa bàn tỉnh.

- Hoàn thành việc chuẩn hóa và niêm yết công khai, đầy đủ, kịp thời các thủ tục hành chính tại trụ sở làm việc, trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố. Bố trí cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, trách nhiệm trong việc hƣớng dẫn và xử lý hồ sơ thủ tục liên quan.

- Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nƣớc, đẩy mạnh áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng TCVN ISO 9001:2008 vào các hoạt động của cơ quan; đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trƣờng mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính mà không cần trực tiếp làm việc với cán bộ, công chức. Thiết lập hệ thống thông tin thuận lợi, tạo điều kiện cho ngƣời dân và doanh nghiệp đánh giá, phản ánh về chính sách, thủ tục hành chính để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

- Hàng năm, tiến hành phân tích, đánh giá, làm rõ nguyên nhân dẫn đến chỉ số thành phần của các chỉ số PCI, PAPI, PEII, PAR INDEX đạt thấp, trên sơ sở đó đề ra những giải pháp phù hợp, xác định rõ tránh nhiệm của từng ngành, từng cấp, từng cơ quan, đơn vị trong việc nâng cao các chỉ số đánh giá môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh.

- Nghiên cứu thành lập Trung tâm Hành chính công làm đầu mối tiếp nhận, phối hợp tham mƣu cho ủy ban nhân dân các cấp điều hành, giải quyết các thủ tục hành chính; đồng thời quản lý, theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính để kịp thời phát hiện, điều chỉnh, xử lý những vấn đề phát

sinh trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ ở các ngành, các cấp; đồng thời phân công, phân cấp rõ ràng, đề cao trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp và nhà đầu tƣ.

- Tập trung chú trọng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn, phải làm cho họ ý thức đƣợc trách nhiệm phục vụ doanh nghiệp, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của các cơ quan công quyền. Tỉnh thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao về nghiệp vụ, chuyên môn cho các cán bộ trong Tỉnh. Cử những cán bộ nòng cốt, có chuyên môn sâu đi học tập kinh nghiệm ở các Tỉnh có kết quả thu hút FDI cao về để áp dụng vào công tác ở Tỉnh Thanh Hóa.

- Giám sát, kiểm tra các cán bộ thi hành thực hiện nghiêm túc các quy định của luật pháp, chính sách, chủ trƣơng của nhà nƣớc, kịp thời sử lý các cán bộ có hành vi tham nhũng, sách nhiễu, tiêu cực.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)