Đánh giá môi trường đầu tư từ phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 72)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Kết quả hoạt động thu hút đầu tƣ của tỉnh Thanh Hóa

3.3.2. Đánh giá môi trường đầu tư từ phía doanh nghiệp:

3.3.2.1. Kết quả điều tra

Căn cứ kết quả điều tra bằng bảng hỏi, có thể thấy đánh giá về mức độ cung cấp dịch vụ công đƣợc các doanh nghiệp FDI đánh giá là khá tốt (57%); để nghiên cứu cụ thể về việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ công cụ thể, nhằm có

những điều chỉnh thích hợp hơn trong các cơ chế, chính sách; luận văn đã khảo sát một số sản phẩm cụ thể nhƣ: cung cấp nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ y tế, giáo dục, trật tự an toàn xã hội ở các doanh nghiệp FDI, kết quả nhƣ sau:

Bảng 2.2. Đánh giá về chất lƣợng các dịch vụ công ích T T Các sản phẩm Tốt (%) không tốt (%) 1 Cung cấp nƣớc 52 48 2 Vệ sinh môi trƣờng 56 44 3 Dịch vụ y tế 52 48 4 Giáo dục 59 41 5 Trật tự an toàn xã hội 80 20

Nguồn: Kết quả Điều tra bằng bảng hỏi - Chi tiết Phụ lục 1

Mặc dù đƣợc đánh giá là cung cấp dịch vụ công ở các sản phẩm: cung cấp nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ y tế, giáo dục, trật tự an toàn xã hội là tốt; tuy nhiên mức độ đánh giá chƣa cao ở 04 sản phẩm (cung cấp dịch vụ công ở các sản phẩm: cung cấp nƣớc, vệ sinh môi trƣờng, dịch vụ y tế, giáo dục) mức độ đánh giá tốt chỉ từ 52% - 59%; ngoại trừ trật tự an toàn xã hội đƣợc đánh giá tốt là 80%. Về các điểm mạnh các doanh nghiệp FDI và các cán bộ công chức quản lý FDI đều thống nhất đánh giá, gồm: Ổn định kinh tế và trật tự an toàn xã hội; Cải cách thủ tục hành chính; Hỗ trợ pháp lý của chính quyền; Giá nhân công; Cung cấp các dịch vụ công ích .

Các yếu tố còn lại nhƣ: Chất lƣợng lao động; Điều kiện cơ sở hạ tầng; Chi phí không chính thức; Công tác GPMB và cho thuế đất; Quy mô thị trƣờng; là những điểm yếu. Ở đây có yếu tố quy mô thị trƣờng đƣợc đánh giá thấp, trong khi Thanh Hóa là tỉnh đông dân (3,5 triệu ngƣời, xếp sau Hà Nôi, thành phố Hồ Chính Minh); điều này, khẳng định quy mô nền kinh tế của tỉnh thấp, dân số đông nhƣng thu nhập thấp, sức mua yếu. Việc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của

nền kinh tế, tăng thu nhập cho ngƣời dân sẽ cải thiện sức mua của thị trƣờng sẽ là một trong những điểm mạnh trong tƣơng lai của tỉnh.

Bảng 2.3. Đánh giá các nhân tố môi trƣờng đầu tƣ (tỷ lệ %)

T T Các yếu tố Các doanh nghiệp FDI Các cán bộ, công chức quản lý FDI Tốt ng tốt Khô Tốt ng tốt Khô 1 Giá nhân công 88 12 68 32 2 Chất lƣợng lao động 56 44 41 49 3 Điều kiện cơ sở hạ

tầng 47 53 22 78 4 Chi phí vận chuyển 55 45 51 49 5 Chi phí không chính thức 48 52 31 69 6 Hỗ trợ pháp lý của chính quyền 68 32 56 44 7 Cải cách thủ tục hành chính 76 24 73 27

8 Công tác GPMB và cho thuế đất 43 57 38 62 9 Quy mô thị trƣờng 45 55 37 63 1 0 Ổn định kinh tế và trật tự an toàn xã hội 85 15 67 33 1 1 Chính sách hỗ trợ của tỉnh 64 36 51 49 1 2 Cung cấp các dịch vụ công ích 57 43 33 67

Nguồn: Kết quả Điều tra bằng bảng hỏi - Chi tiết Phụ lục 1 3.3.2.2. Phân SWOT

*/.Những điểm mạnh:

- Sự ổn định về chính trị, xã hội; Lãnh đạo tỉnh, đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao trong chỉ đạo điều hành phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng nói chung và thu hút FDI nói riêng.

- Nguồn nhân lực của Thanh Hoá khá dồi dào, có sức khoẻ tốt (số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 2.029 nghìn ngƣời, chiếm 59,5% tổng dân số). Giá nhân công tƣơng đối thấp hơn so với các địa phƣơng khác.

- Thanh Hoá có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi, nằm gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và là điểm nối giữa vùng Bắc Bộ với Nam trung bộ và Nam bộ; đồng thời là cửa ngõ ra biển chủ yếu của vùng trung du miền núi phía Bắc và các tỉnh Bắc Lào … Đây là lợi thế lớn để Thanh Hoá phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thông với các vùng miền trong cả nƣớc và quốc tế.

- Thanh Hoá có nguồn tài nguyên khoáng sản đa đạng và phong phú; nhiều loại có trữ lƣợng lớn so với cả nƣớc nhƣ: đá grannit và marble; đá vôi, sét làm xi măng; cromit, secpentin, đôlômit …

- Cung cấp các dịch vụ công ích nhƣ: y tế, giáo dục, cấp nƣớc, trật tự an toàn, .... tƣơng đối tốt.

*/. Những điểm yếu

- Khả năng tiếp cận đất đai làm mặt bằng sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn; công tác GPMB ở nhiều dự án không đáp ứng đƣợc tiến độ đầu tƣ. Đây đƣợc xác định là một trong những điểm nghẽn lớn, thƣờng gây nản lòng các nhà đầu tƣ.

- Cơ sở hạ tầng tuy có nhiều cải thiện nhƣng vẫn còn hạn và là “nút thắt” lớn nhất của môi trƣờng đầu tƣ, đó là:

Số lƣợng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các khu công nghiệp là khá; nhƣng hầu hết có quy mô nhỏ (trừ khu KT Nghi Sơn). Hạ tầng khu kinh tế Nghi Sơn, các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn nhiều yếu kém; nhiều nơi mới có quy hoạch, chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nƣớc, viễn thông … Chi phí GPMB, nhất là ở trong khu KT Nghi Sơn lá khá cao so với các địa phƣơng khác.

tuyến quốc lộ 1A đã xuống cấp nghiêm trọng. Bến số 1, số 2 cảng Nghi Sơn đi vào hoạt động và có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn vào đƣợc; nhƣng dịch vụ cảng biển còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu, chi phí còn cao.

- Công tác cải cách hành chính tuy đã đạt đƣợc nhiều tiến bộ; qua khảo sát đánh giá, các doanh nghiệp FDI và cán bộ công chức thực hiện quản lý các hoạt động FDI đều đánh giá tốt. Ở đây có thể thấy nhiều khâu trong cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc Thanh Hóa làm tốt nhƣ cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, cấp phép kinh doanh, vv... do kết quả khảo sát, đánh giá của doanh nghiệp FDI là đáng tin cậy; nhƣng trên thực tế chúng ta cũng phải nhìn nhận khách quan, đó là còn có nhiều khâu của thủ tục hành chính làm chƣa tốt, chƣa đáp yêu cầu của nhà đầu tƣ; một bộ phận cán bộ, công chức yếu về trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm; còn sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, gây cản trở hoạt động đầu tƣ, kinh doanh của doanh nghiệp. (biểu hiện của nó trong khảo sát đánh giá là chi phí không chính thức đƣợc đánh giá chƣa tốt, một số thủ tục trong cấp chứng chỉ quy hoạch, xây dựng, vv... chƣa tốt). Vì vậy, về tổng thể tôi xác định cải cách hành chính vẫn còn yếu, cần phải tiếp tục khắc phục và có nhiều cải thiện hơn nữa.

- Công tác xúc tiến đầu tƣ của tỉnh còn hạn chế. Các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu có quy mô nhỏ; chƣa có đủ tiềm lực tài chính và kỹ năng quản lý để hợp tác sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ.

- Tỷ lệ lao động chƣa qua đào tạo còn lớn chất lƣợng lao động nói chung còn thấp; khả năng tiếp cận thị trƣờng của lao động còn yếu; cơ cấu ngành nghề và cấu trúc đào tạo chƣa hợp lý, thiếu lao động kỹ thuật lành nghề, thiếu các chuyên gia kỹ thuật giỏi.

- Chất lƣợng một số quy hoạch còn thấp, thiếu tính đồng bộ, tính dự báo chƣa cao và chƣa dài hạn; công tác quản lý quy hoạch còn nhiều bất cập, nhất là quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất.

- Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chi nhánh của các ngân hàng có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô nhỏ.

*/. Thời cơ

Khu kinh tế Nghi Sơn đã hình thành với nhiều chính sách ƣu đãi đầu tƣ và đang triển khai các dự án lớn không những có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh mà còn đối với cả nƣớc (Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn). Đây thực sự là động lực lớn để Thanh Hoá thu hút mạnh đầu tƣ, tạo bƣớc độ phá trong tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hƣớng CNH, HĐH và thu hút một lực lƣợng lao động lớn có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Dự báo trong thời gian tới, nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế Thanh Hoá nói riêng sẽ vƣợt qua khó khăn và có bƣớc tăng trƣởng mới (chu kỳ kinh tế mới); tạo thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ và mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Luồng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam tiếp tục tăng.

Các cơ chế, chính sách của Chính phủ và của tỉnh về phát triển kinh tế tiếp tục phát huy hiệu quả, quy mô nền kinh tế ngày càng lớn; đồng thời với dân số trên 3,5 triệu ngƣời, Thanh Hoá sẽ là thị trƣờng tiềm năng khá lớn.

Môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh ngày càng đƣợc quan tâm và có nhiều cải thiện; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh có xu hƣớng ngày càng tốt. Năm 2011 xếp thứ 24, tăng 20 bậc so với năm 2010. (Năm 2010: xếp thứ 44; năm 2009 xếp thứ 39; năm 2008 xếp thứ 52; năm 2007 xếp thứ 38).

*/. Thách thức:

- Suy giảm kinh tế thế giới và khu vực còn có những diễn biến khó lƣờng; tranh chấp biển đông có nhiều phức tạp; đã và đang có những tác động tiêu cực đến thu hút FDI không chỉ của riêng Thanh Hoá mà còn là của cả nƣớc và các nƣớc trong khu vực trong thời gian tới.

- Kinh tế trong nƣớc tuy đã kiềm chế đƣợc lạm phát nhƣng sự phục hồi của nền kinh tế còn chậm.

- Một trong những thách thức lớn đối với Thanh Hoá trong thu hút đầu tƣ đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa phƣơng trong vùng; cụ thể là:

Đƣờng cao tốc từ Côn Minh – Lào Cai; Nam Ninh - Lạng Sơn thuộc phía Trung Quốc đã hoàn thành đƣa vào sử dụng; đồng thời hệ thống đƣờng cao tốc từ các tỉnh phía Bắc (Hải Phòng, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Ninh …) về Hà Nội sẽ hoàn thành trong thời gian tới; tạo lợi thế lớn cho các tỉnh phía Bắc trong thu hút đầu tƣ.

Các địa phƣơng lân cận nhƣ Ninh Bình; Nghệ An; Hà Tĩnh … đang nỗ lực rất lớn trong đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng; cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn; đặc biệt là Ninh Bình với việc hoàn thành và đƣa vào sử dụng tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Ninh Bình, rút ngắn thời gian đi lại giữa Ninh Bình - Hà Nội xuống còn khoảng 1giờ đồng hồ. Đây thực sự là lợi thế rất lớn cho Ninh Bình trong thu hút FDI so với Thanh Hoá cũng nhƣ các tỉnh trong khu vực Bắc Trung bộ.

- Nguồn cung năng lƣợng (điện năng) còn hạn chế và khó có khả năng đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là trong các tháng mùa khô của những năm tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 65 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)