CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
3.4.1. Tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên, việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là:
- Chất lƣợng, tầm nhìn của một số quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng còn hạn chế; các quy hoạch còn thiếu đồng bộ và thống nhất, đặc biệt là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng và quy hoạch nông thôn mới; thời gian lập, điều chỉnh một số quy hoạch chi tiết xây dựng trong Khu kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp và các khu vực thuộc thành phố Thanh Hóa kéo dài, ảnh hƣởng đến việc định hƣớng, giới thiệu, thu hút đầu tƣ vào tỉnh.
- Công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính vẫn còn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp, ngƣời dân; một số thủ tục hành chính chƣa cụ thể về trình tự, thủ tục hoặc thời gian giải quyết còn dài so với thực tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giải quyết thủ tục hành chính còn chậm, số lƣợng cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 còn rất thấp, đến nay mới đạt 2% tổng số dịch vụ công của tỉnh.
- Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động, đến nay còn 45% lao động chƣa qua đào tạo; trong số lao động qua đào tạo, chủ yếu là đào tạo nghề dƣới 3 tháng, số lao động có trình độ từ sơ cấp trở lên chỉ chiếm 20,2% tổng số lao động; tỉnh còn thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao; ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của lực lƣợng lao động còn hạn chế.
- Công tác bồi thƣờng giải phóng mặt bằng có chuyển biến tích cực ở một số dự án lớn tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo (Lọc hóa dầu Nghi Sơn, sân golf và khu đô thị du lịch FLC Sầm Sơn, Quốc lộ 1A...) nhƣng nhìn chung vẫn còn chậm và nhiều vƣớng mắc, ảnh hƣởng đến tiến độ thực hiện các dự án, nhất là các dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tƣ, dự án do các ngành cấp tỉnh làm chủ
đầu tƣ triển khai trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; việc tổ chức chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt là vai trò của các Ban GPMB cấp huyện, cấp xã trong việc hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện bồi thƣờng GPMB còn hạn chế.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tuy đã đƣợc tập trung đầu tƣ, nhƣng nhìn chung vẫn còn thiếu và chƣa đồng bộ, nhất là hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu vực miền núi; các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển chậm; mặt bằng giá thuê đất bình quân còn cao so với trung bình cả nƣớc và một số tỉnh lân cận nên giảm sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ.
- Công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ tuy đã đƣợc quan tâm đổi mới, song hình thức và nội dung còn chƣa thực sự thiết thực; việc đấu mối, liên hệ cung cấp thông tin cho nhà đầu tƣ sau hội nghị, diễn đàn xúc tiến đầu tƣ chƣa thƣờng xuyên nên nhiều dự án đã đƣợc nhà đầu tƣ đăng ký, ký kết thỏa thuận hợp tác nhƣng chƣa đƣợc triển khai thực hiện.
- Một số chỉ số thành phần PCI năm 2015 đứng thứ hạng thấp so với cả nƣớc làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh, nhƣ: Cạnh tranh bình đẳng (đứng thứ 62/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng); Chi phí thời gian (53/60); Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo (44/63); Tiếp cận đất đai (42/63); Chi phí không chính thức (40/63).
- Việc giải quyết các khó khăn, vƣớng mắc cho doanh nghiệp, nhà đầu tƣ tuy đã đƣợc quan tâm nhƣng còn chƣa kịp thời, kết quả giải quyết một số kiến nghị chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ.
3.4.2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
Những tồn tại, hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan do cải thiện môi trƣờng đầu tƣ liên quan đến trách nhiệm của nhiều ngành, nhiều cấp; các quy định của pháp luật về đầu tƣ kinh doanh còn phức tạp, ban hành thiếu đồng bộ; một số quy định rất khó thực hiện nhƣ việc nhà đầu tƣ phải thỏa thuận với ngƣời có đất về bồi thƣờng giải phóng mặt bằng; địa bàn tỉnh rộng, khả năng nguồn lực của tỉnh còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu đầu tƣ cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng và cải cách nền hành chính theo hƣớng chuyên nghiệp, hiện đại;
song nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu, cụ thể là:
- Trách nhiệm của ngƣời đứng đầu các cấp, các ngành, các đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chƣa cao nên chƣa lựa chọn đúng nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để dồn sức chỉ đạo, chƣa thƣờng xuyên theo dõi giám sát, kiểm tra, đôn đốc trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức còn yếu và có biểu hiện quan liêu, sách nhiễu trong quá trình giải quyết công việc liên quan đến doanh nghiệp và ngƣời dân.
- Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc giải quyết khó khăn, vƣớng mắc và hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tƣ chƣa kịp thời và thiếu chặt chẽ, làm ảnh hƣởng đến việc thu hút và triển khai thực hiện dự án đầu tƣ trên địa bàn.
- Công tác thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với cấp dƣới và ở các ngành, địa phƣơng chƣa thƣờng xuyên, nhất là thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ chƣa đƣợc chú trọng, chƣa hiệu quả và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu; việc phát hiện, xử lý cán bộ thiếu trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ, có hành vi tiêu cực, gây phiền hà làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ chƣa kịp thời và nghiêm minh.
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ ĐỂ THU HUT FDI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ
TRONG THỜI GIAN TỚI