Thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thu thập dữ liệu

Nghiên cứu này sử dụng hai loại số liệu chính: thứ cấp và sơ cấp

Dữ liệu thứ cấp: Thu thập từ các tài liệu, sách, tài liệu hội thảo, tài liệu tổng kết năm… từ các báo cáo, tạp chí chuyên ngành về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, môi trƣờng đầu tƣ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, UBND tỉnh Thanh Hóa và Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thanh Hoá.

Dữ liệu sơ cấp: Để tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng môi trƣờng đầu tƣ, tình trạng thu hút FDI của tỉnh Thanh Hóa, tác giả luận văn thực hiện thu thập dữ liệu xây dựng bảng hỏi điều tra trực tiếp các doanh nghiệp FDI hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

2.1.1 Số liệu thứ cấp:

- Các số liệu về cơ chế, chính sách đƣợc sử dụng chủ yếu từ Báo cáo Tổng kết thực hiện nghị Quyết 02 của Tỉnh Thanh Hóa. Số liệu các báo cáo này chủ yếu theo năm, theo các tiêu chí về môi trƣờng đầu tƣ....Bên cạnh đó Luật đầu tƣ 2014, các văn bản của UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đƣợc sử dụng để xây dựng khung phân tích.

- Báo cáo kết quả thu hút FDI hàng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Thanh Hóa đƣợc tác giả sử dụng để tổng hợp số liệu thu hut FDI hàng năm, qua đó có thể so sánh các năm trong giai đoạn nghiên cứu.

- Một số dữ liệu về tình hình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam đƣợc tác giả sử dụng từ trang web của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ và Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam.

2.1.2 Số liệu sơ cấp:

Để bổ sung căn cứ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp: tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra khảo sát và. Đối tƣợng điều tra khảo sát bằng bảng hỏi đối với các đối tƣợng lãnh đạo và nhân viên một số doanh nghiệp đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Mẫu khảo sát của luận án có độ lớn nhƣ sau:

- 25 cán bộ làm công tác quản lý lien quan đến FDI ở Sở Kế hoạch-Đầu tƣ, Sở Tài Nguyên – Môi trƣờng, Sở Tài chính, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (mỗi sở 05 cán bộ).

- Các bƣớc tiến hành:

Bƣớc 1: Sử dụng phần mềm Word 7 để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bảng câu hỏi. Các câu hỏi tâọ trung vào đánh giá 12 nhân tố chính liên quan đến môi trƣờng đầu tƣ của một tỉnh, nhƣ sau:

 Giá nhân công

 Chất lƣợng lao động

 Điều kiện cơ sở hạ tầng

 Chi phí vận chuyển

 Chi phí không chính thức

 Hỗ trợ pháp lý của chính quyền

 Cải cách thủ tục hành chính

 Công tác GPMB và cho thuế đất

 Quy mô thị trƣờng

 Ổn định kinh tế và trật tự an toàn xã hội

 Chính sách hỗ trợ của tỉnh

 Cung cấp các dịch vụ công ích

Bƣớc 2: Đối với lãnh đạo và nhân viên: học viên thông qua email và thƣ để trực tiếp hỏi và đề nghị đối tƣợng điều tra nghiên cứu và thực hiện phiếu điều tra.

Bƣớc 3: Nhận các trả lời và tổng hợp các kết quả phiếu điều tra Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả điều tra

- Phƣơng pháp tổng hợp và xử lý số liệu thu đƣợc

+ Luận văn sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp dữ liệu.

+ Dữ liệu đƣợc xử lý dựa trên tỷ lệ % đối với các câu hỏi định danh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)