CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Mục tiêu và phƣơng hƣớng hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh:
Trong báo cáo Đại hội đảng Bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ 18 (năm 2015) và Báo cáo thực hiện nghị Quyết 02 của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, mục tiêu cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thu hút hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc nêu rõ nhƣ sau :
4.1.1. Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế về đầu tƣ kinh doanh; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng theo hƣớng đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chất lƣợng điều hành của bộ máy chính quyền các cấp nhằm tạo sức hấp dẫn mới về môi trƣờng đầu tƣ; nâng cao hơn nữa các chỉ số phản ánh năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo động lực cho thu hút đầu tƣ, phát triển doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.
4.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Rà soát hoàn thành việc bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tƣ; bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan đến đầu tƣ, kinh doanh không còn phù hợp với Luật đầu tƣ, Luật doanh nghiệp và các luật mới ban hành; rà soát, bãi bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh trái với quy định của pháp luật, các quy định, các điều kiện hạn chế cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
- Tập trung nguồn lực đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành đầu tƣ, nâng cấp, mở rộng các tuyến quốc lộ; hoàn thành các tuyến đƣờng tỉnh trọng điểm, trong đó khu vực đồng bằng đạt tối thiểu cấp III, IV, khu vực miền núi đạt cấp IV, V; 100% đƣờng
huyện và 85% đƣờng xã đƣợc cứng hóa. Hoàn thành các dự án nhiệt điện, thủy điện đã đƣợc chấp thuận đầu tƣ và đầu tƣ cải tạo, nâng cấp mạng lƣới truyền tải điện, phân phối điện đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu thụ điện thƣơng phẩm trong tỉnh tăng bình quân 15 - 16%/năm. Hoàn thành đồng bộ các hạng mục hạ tầng kỹ thuật chủ yếu trong khu kinh tế và các khu công nghiệp trên địa bàn.
- Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, phấn đấu các chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phƣơng (PEII), chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) nằm trong tốp 10 cả nƣớc.
- Giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, trong đó tập trung giảm 30 - 50% thời gian giải quyết các thủ tục về đầu tƣ, đất đai, xây dựng, môi trƣờng... so với quy định của Trung ƣơng. Đến năm 2020, thời gian cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan (gồm: cấp phép quy hoạch/chứng chỉ quy hoạch, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế BVTC - DT, thỏa thuận về cấp thoát nƣớc, cấp điện, thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, cấp phép xây dựng) dƣới 70 ngày; thời gian tiếp cận điện năng đối với lƣới điện trung áp dƣới 33 ngày; thời gian đăng ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản dƣới 10 ngày; thời gian nộp thuế dƣới 110 giờ/năm và bảo hiểm xã hội dƣới 45 giờ/năm.
- Đến năm 2020 đảm bảo 100% các dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đƣợc cung cấp trực tuyến trên mạng thông tin điện tử hành chính ở mức độ 3, trong đó có 30% dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4; 100% văn bản trình UBND tỉnh và 80% các văn bản chính thức trao đổi giữa các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện đƣợc thực hiện dƣới dạng điện tử.
- Giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo cho thị trƣờng lao động trong tỉnh khoảng 396 nghìn lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 55% năm 2015 lên 70% năm 2020. Đến năm 2020 có 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, huyện, 95% cán bộ, công chức cấp xã và 100% viên chức đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định; có ít nhất 80% doanh nhân đƣợc bồi dƣỡng kiến thức về khởi sự doanh nghiệp và quản trị doanh nghiệp.