.9 Tình hình thu lãi của Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 71 - 104)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc +,- % +, - %

- Lãi phải thu

trong năm 429,1 322,9 -106 -24,75% 201 -122 -37,88%

- Lãi đã thu 102,6 79,80 -23 -22,22% 110.1 30 37,97%

-Tỷ lệ thu lãi 24% 25% 55%

- Lãi đọng 323,3 239,2 -84 -26,01% 86,4 -153 -63,88%

- Lãi dự thu 3,2 3,9 0.7 21,88% 4,1 0,2 5,13%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016)

Biểu đồ 3.2 Tình hình thu lãi của Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016

Qua bảng 3.9 và biểu đồ 3.2 ta thấy:

Lãi phải thu qua các năm từ giai đoạn 2014 – 2016 của Chi nhánh liên tục giảm mạnh, tỷ lệ thu lãi thấp, điều đó thể hiện rõ chất lượng tín dụng của Chi nhánh không được tốt, tồn tại nhiều vấn đề mặc dù tỷ lệ lãi đọng trong giai đoạn trên có giảm dần. Trong năm 2014 tỷ lệ thu lãi chỉ đạt 24% tổng lãi phải thu, lãi đọng chiếm đến hơn 70%. Đến năm 2015 tỷ lệ lãi đã thu tăng lên

25%, tuy nhiên con số tăng này là do tổng lãi phải thu đã giảm 106 tỷ đồng so với năm 2014, đây là một trong những năm vô cùng khó khăn của Chi nhánh mặc dù tỷ lệ lãi đọng có giảm xuống nhưng việc Chi nhánh để tỷ lệ lãi đọng chiếm hơn 70% tổng lãi phải thu đã thê hiện việc quản lý nợ, công tác thu hồi nợ của Chi nhánh đang gặp rất nhiều kho khăn, tình hình chất lượng tín dụng không tốt.

Năm 2016 tổng lãi phải thu giảm so với năm 2015, điều này là do dư nợ của Chi nhánh tại năm 2016 giảm so với năm 2015, lãi đã thu tăng và chiếm 55% tổng lãi phải thu, có được điều này là do Chi nhánh trong năm 2016 đã tập trung đôn đóc thu hồi được những khoản nợ còn tồn đọng trong các năm về trước, tuy tỷ lệ lãi đọng đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, hơn 45% đã cho thấy tình hình tín dụng tại Chi nhánh vẫn còn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

3.2.2.5 Nợ quá hạn và nợ xấu:

Bảng 3.10 Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu, nợ bán VAMC, nợ XLRR của Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Thực hiện Tỷ lệ Thực hiện Tỷ lệ Tăng giảm so năm trƣớc Thực hiện Tỷ lệ Tăng giảm so năm trƣớc +,- % +, - % Tổng dƣ nợ 1,478 1,544 66 4.47% 1,493 -51 -3.30% Nhóm 1 821.7 55.6% 1,204 78% 382.3 46.53% 1,159 78% -45 -3.74% Nhóm 2 229.42 15.5% 282 18% 52.6 22.92% 300 20% 18 6.38% Nhóm 3 2.52 0.17% 1.6 0.1% -0.9 -36.51% 12.7 0.9% 11.1 693.8% Nhóm 4 8.06 0.55% 1.7 0.11% -6.4 -78.91% 3.1 0.2% 1.4 82.35% Nhóm 5 416.3 28.18% 54.7 0.04% -361.6 -86.86% 18.2 0.9% -36.5 -66.73% Nợ xấu 426.9 28.9% 58.0 3.8% -368.9 -86.41% 34.0 2.3% -24.0 -41.38% Nợ bán VAMC 226.4 279.74 53.3 23.56% 268.9 -10.8 -3.88% Nợ XLRR 414 483.26 69.3 16.73% 511.6 28.4 5.87%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Hà Nội Giai đoạn 2014 - 2016)

Qua bảng 3.10 ta nhận thấy:

Năm 2014 là một trong những năm Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao nhất 28,9% với dư nợ xấu lên đến 426,9 tỷ đồng, điều này thể hiện quản lý nợ của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, chất lượng kiểm soát nội bộ của Chi nhánh gặp nhiều vấn đề. Đến năm 2015 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm xuống còn 58 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,8%. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm một phần là do Chi nhánh đã cơ cấu lại dư nợ một số khoản vay, ngoài ra còn bán nợ VAMC và XLRR. Điều này thể hiện ở dư nợ bán VAMC của Chi nhánh tăng 53,3 tỷ đồng 2014 và XLRR tăn 69,3 tỷ đồng so với năm. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của Chi nhánh trong năm 2015 giảm mạnh.

Năm 2016, mặc dù tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm xuống còn 2.3% tương ứng với dư nợ xấu là 34 tỷ đồng, giảm so với năm 2015 là 24 tỷ đồng, tuy nhiên nếu nhìn vào thực trạng dư nợ phân theo nhóm ta thấy các khoản vay của Chi nhánh vẫn còn rất nhiều rủi ro, nguy cơ nợ xấu gia tăng rất cao, đặc biệt năm 2016 Chi nhánh có dư nợ nhóm 2 là 300 tỷ đồng chiếm 20% tổng dư nợ. Nếu Chi nhánh không kiểm soát được dư nợ ở nhóm này thì năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh sẽ tăng mạnh. Ngoài ra năm 2016 Chi nhánh cũng đã XLRR tăng 28,4 tỷ đồng so với năm 2015.

3.2.2.6 Kết quả tài chính

Bảng 3.11 Kết quả kinh doanh tại Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc +,- % +, - % - Tổng thu nhập 398 365 -33 -8.29% 419 54 14.79% - Tổng chi phí 393,4 500,5 107 27,22% 305,6 -195 - Lợi nhuân trước thuế 4,60 -135,5 -140 -3045,65% 113 249 178%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Hà Nội Giai đoạn 2014 - 2016)

Qua bảng 3.11 trên ta nhận thấy:

Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong giai đoạn 2014 – 2016 có nhiều bất ổn, đặc biệt là năm 2015 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh – 135 tỷ đồng, đây là một trong những năm vô cùng khó khăn của Chi nhánh, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, Chi nhánh phải sử dụng tiền thu được từ hoạt động tài chính để trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro các khoản nợ còn tồn đọng. Vì vậy trong năm 2015 Chi nhánh đã phải chi 500,5 tỷ đồng tiền chi phí, tăng 107 tỷ đồng so với năm 2014, trong khi đó lợi nhuân lại giảm 33 tỷ đồng so với năm 2014.

Trước những khó khăn trên Agribank Bắc Hà Nội đã bám sát và triển khai kịp thời các chủ trương, giải pháp chỉ đạo của Chính phủ, NHNN, Agribank nên hoạt động kinh doanh năm 2016 có những bước tiến triển, đảm bảo kinh doanh ổn định và phát triển. Lợi nhuận năm 2016 đạt 113 tỷ đồng tăng 249 tỷ đồng so với năm 2015. Có được điều trên là do năm 2015 Chi nhánh đã trích lập dự phòng, xử lý rủi do các khoản nợ tồn đọng nên trong năm 2016 Chi nhánh đã tạm thời không phải trích lập dự phòng, xử lý rủi ro nên chi phí năm 2016 giảm 195 tỷ đồng so với năm 2015. Ngoài ra trong năm 2016 Chi nhánh đã thu hồi được những khoản nợ xấu, nợ tồn đọng và tích cực triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ, vì vậy tổng thu của Chi nhánh năm 2016 tăng so với năm 2015 54 tỷ đồng. Điều đó cho thấy sự cố gắng nỗ lực rất lớn của ban lãnh đạo cùng CBNV ngân hàng, trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

3.3 Đánh giá chung về chất lƣợng tín dụng tại Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016 Nội giai đoạn 2014 – 2016

3.3.1 Những kết quả đã đạt được

Thứ nhất; về số lượng tín dụng. Như kết quả đã được trình bày ở mục

3.2, chi nhánh đã tiến hành chăm sóc khách hàng cũ, đồng thời cũng tiếp cận và tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, nhờ đó số lượng khách hàng doanh

nghiệp, khách hàng cá nhân đều có sự gia tăng. Về cơ bản đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu của các khách hàng mục tiêu chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội .

Thứ hai; về thị trường và thị phần. Vì là Chi nhánh Ngân hàng có lịch

sử hoạt động trên địa bàn trong một thời gian dài, với vị thế của Ngân hàng thương mại quốc doanh nhà nước, Ngân hàng chiếm lĩnh được một lượng lớn thị phần cho vay các Khách hàng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm 2016 Agribank Bắc Hà Nội là một trong 10 Chi nhánh trên tổng 34 Chi nhánh Agribank trong địa bàn thành phố Hà Nội được xếp hạng là Chi nhánh cấp I, Loại I về quy mô nguồn vốn lẫn tín dụng.

Thứ ba, mặc dù hệ thống Ngân hàng Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn nhưng Agribank Bắc Hà Nội vẫn có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho vay trung và dài hạn. Hơn thế, chi nhánh còn không ngừng sử dụng. nguồn vốn huy động đồi dào của mình để cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, quy mô tín dụng trung và đài hạn lớn cũng tạo điều kiện nâng cao uy tín và sức canh tranh của Ngân hàng trên thị trường, tạo niềm tin cũng như uy tín đối với khách hàng.

Thứ tư chi nhánh luôn chú trọng thay đổi cơ cấu cho vay hợp lý với tình hình biến động của nền kinh tế. Đa dạng hóa các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, phân biệt và phân loại các thành phần kinh tế, nhờ đó giảm tỷ lệ rủi ro và tăng sức cạnh tranh cũng như nâng cao uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng.

Thứ năm, nâng cao công tác thẩm định và phân loại khách hàng, thường xuyên tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng dần khối lượng đầu tư trên cơ sở bảo đảm an toàn vốn. Hiện nay Ngân hàng đang cố gắng rút ngắn thời gian giải quyết từng giao dịch cụ thể trên cơ sở thẩm định bảo đảm đúng chế độ tín dụng nên đã tạo điều kiện cho việc giải ngân nhanh nhậy, kịp

thời vốn cho các đối tượng khách hàng.

3.3.2 Một số hạn chế và nguyên nhân

3.3.2.1 Hạn chế

Mặc dù chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng nhưng vẫn bộc lộ một số khiếm khuyết sau:

- Tình hình thu nợ: Trong giai đoạn 2014 – 2016 tỷ lệ thu lãi trên dư nợ tín dụng của Chi nhánh còn rất thấp, tỷ lệ lãi đọng còn quá cao làm ảnh hương trực tiếp đến lợi nhuận của Chi nhánh dẫn đến thu nhập của Cán bộ nhân viên trong Chi nhánh không ổn định.

- Tình hình nợ xấu: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh còn quá cao so với quy định của Agribank (<3%). Nợ xấu chủ yếu tập trung đại đa số ở các khách hàng là doanh nghiệp thuộc thuộc khối xây dựng... Xử lý nợ quá hạn còn chưa tốt, chưa tập trung và chưa có bộ phận chuyên trách về xử lý nợ quá hạn. Đặc biệt trong năm 2017 tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu gia tăng mạnh do năm 2016 tỷ lệ nợ nhóm 2 của Chi nhánh quá cao.

- Sản phẩm tín dụng còn chƣa đƣợc đa dạng: chủ yếu với các sản phẩm truyền thống do Hội sở đưa ra, đôi khi mang tính thụ động. Chưa đánh giá, hoạch định, xếp loại được những ngành, những lĩnh vực... là thị trường mục tiêu để có được kế hoạch cụ thể, cơ cấu hạn mức rõ ràng và qui định cho vay cụ thể để chỉ dẫn cho CBTD đối với việc cho vay vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực đồng thời có cảnh báo rủi ro cho các ngành nghề cần hạn chế hoặc rút lui không cho vay.

Việc áp dụng Marketing vào hoạt động của chi nhánh nói chung còn nhiều hạn chế. Đối với một ngân hàng thì phòng Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá giới thiệu về NH với khách hàng, để mời chào khách hàng và khuyến khích khách hàng đến với Ngân hàng mình thông qua những lợi ích mà Ngân hàng đem lại cho khách hàng, từ đó khách hàng tự tìm

đến với Ngân hàng. Marketing cũng là yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng trong khu vực, và nó là điều không thể thiếu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng, chi nhánh chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu phân tích tín dụng, cho vay và thu nợ. Đó là cả một quá trình từ khi quyết định cho vay đến khi thu hồi cả gốc lẫn lãi. Điều này đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm. Thực tế mỗi cán bộ đều bị xử phạt đối với khoản nợ không thu hồi được mà chưa có biện pháp khen thưởng hợp ký khi họ làm tốt công việc của mình.

Ngoài những khó khăn trên Agribank Bắc Hà Nội còn gáp một số khó khăn liên quan tới Agriabank, Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành liên quan. Đó là các chủ trương chính sách của Nhà nước chưa thực sự ổn định và hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ...

- Thời gian thẩm định cho vay: Chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu về thời gian xét duyệt cho vay mà khách hàng kỳ vọng, do phải thực hiện thông qua nhiều bộ phận thẩm định và tái thẩm định với nội dung công việc không được phân định rõ ràng, chồng chéo, thiếu kinh nghiệm thực tế và đôi khi mang nặng tính chủ quan của người thẩm định, tái thẩm định làm ảnh hưởng

tương đối lớn đến cơ hội kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng.

3.3.2.2 Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân từ phía ngân hàng

- Quy trình cho vay còn nhiều hạn chế, chưa tách riêng được bộ phận thẩm định Khách hàng với bộ phận trình duyệt hồ sơ cho vay dẫn đến tình trạng CBTD “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay nói cách khác việc ra quyết định cho vay hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến chủ quan của CBTD. Vì vậy dẫn đến việc CBTD móc nối, thông đồng với Khách hàng làm giả hồ sơ

vay vốn hay trục lợi bất chính từ khoản vay của Khách hàng dẫn đến cho vay sai mục đích làm cho nguy cơ nợ xấu gia tăng.

- Năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế: một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định sự thành bại trong kinh doanh đó là con người - lực lượng lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm, năng động sáng tạo, xử lý công việc nhanh nhạy và trung thực. Số lượng CBTD còn thiếu, việc quy hoạch cán bộ chưa được chú trọng bố trí, sắp xếp. Công tác đào tạo cán bộ không bài bản, không đào tạo các quy trình nghiệp vụ cơ bản liên quan đến công tác mà CBTD đảm nhận mà đa phần các CBTD phải tự hoạc hỏi từ những người đi trước dẫn đến tình trạng dập khuôn, máy móc không hiểu bản chất vấn đề. Ngoài ra trong quá trình làm việc nếu thiếu CBTD, lãnh đạo Chi nhánh thường bổ sung từ những bộ phận nghiệp vụ khác vào dẫn đến một số cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn lẫn kinh nghiệm trong công tác tín dụng còn non yếu dẫn đến tình trạng thẩm định sai lệch về Khách hàng và ra quyết định cho vay không đúng.

- Việc khai thác và xử lý thông tin tại chi nhánh còn nhiều hạn chế: Ngân hàng không có đầy đủ thông tin về khách hàng vay vốn, nguồn thông tin mà ngân hàng có được chủ yếu là do khách hàng vay vốn cung cấp và những thông tin do ngân hàng tự tìm hiểu ở bên ngoài thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh nhiều lúc thiếu chính xác, phản ánh sai lệch tình hình tài chính của khách hàng. Ngoài ra Chi nhánh chưa có một kênh tra cứu thông tin nội bộ hay chưa có một bộ phận chuyên trách về các thông tin liên quan đến các linh vực cho vay mà Chi nhánh đang triển khai. Do đó khó có thể đánh giá đúng hiệu quả phương án kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng dẫn đến việc tiềm ẩn rủi ro là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 71 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)