.3 Nguồn vốn huy động phân theo thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 58)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc +,- % +, - % Tổng vốn huy động 7.585 9.784 2.199 28,99% 7.380 -2.404 -24,57% *Không kỳ hạn 5.298 7.739 2.441 46,07% 4.634 -3.105 -40,12% Tỷ trọng /tổng nguồn 70% 79% 63% *Có kỳ hạn < 12 tháng 1.131 1.521 390 34,48% 1.833 312 20,51% Tỷ trọng /tổng nguồn 15% 16% 25% *Có kỳ hạn >= 12 tháng 1.156 524 -632 - 54,67% 913 389 74,24% Tỷ trọng /tổng nguồn 15% 5% 12%

Thông qua bảng 3.3 ta thấy:

- Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Tương tự như tổng huy động, huy động tiền gửi không kỳ hạn cũng có sự biến động không đều và năm 2015, nguồn huy động này có sự tăng mạnh hơn so với năm 2014. Tổng nguồn tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng năm 2015 là 7.739 tỷ đồng chiếm 79% tỷ trọng nguồn huy động tăng hơn so với năm 2014 là 2.441 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 46,07%. Nguồn tiền tăng này được giải thích là do tăng chủ yếu trong nguồn tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, đa phần là nguồn tiền từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên nguồn tiền này chiếm tỷ trọng quá lớn cũng không tốt, vì đây là nguồn tiền không ổn định biểu hiện là sự tăng giảm không đồng đều qua các năm, gây nên tình trạng mất cân bằng về vốn trong Ngân hàng, cũng như ảnh hưởng đến tài chính của Ngân hàng.

- Huy động tiền gửi ngắn hạn: Đây nguồn huy động chủ yếu phục vụ cho hoạt động tín dụng ngắn hạn, còn một phần được sử dụng cho vay trung - dài han với tỷ trọng nhất đinh được qui định trong từng thời kỳ khác nhau. Ngoài ra đây là nguồn tiền có tính ổn định cao, lãi suất đầu vào thấp, chi phí huy động thấp nên rất được Chi nhánh chú trọng. Điều này được thể hiện rõ qua các năm, nguồn tiền gửi này tăng đều, năm 2015 nguồn tiền gửi dưới 12 tháng là 1.521 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 10% tổng nguồn vốn, tăng 390 tỷ đồng so với năm 2014. Năm 2016 nguồn tiền này là 1,833 tỷ đồng chiếm 25% tổng nguồn, tăng 312 tỷ đồng so với năm 2015.

- Huy động tiền gửi có kỳ hạn từ 12 trở lên: Là nguồn mà chi nhánh sử dụng cho vay trung - dài hạn. Nguồn huy động này có tỷ trọng tốt trong năm 2014, tuy nhiên đến năm 2015 nguồn huy động này giảm xuống nhanh chóng. Nguồn huy động này năm 2015 giảm hơn so với năm 2014 là 632 tỷ đồng tương ứng với mức giảm tương đối là 54.67%.

Lý do năm 2015 nguồn này giảm xuống là do có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng về nguồn vốn, lãi suất huy động được điều chỉnh cạnh tranh theo hướng thu hút chủ yếu nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến có sự dịch chuyển lớn từ nguồn huy động trung - dài hạn này sang nguồn ngắn hạn đối với người gửi để đảm bảo quyền lợi do xu hướng lãi suất tiền gửi gia tăng tập trung ở các kỳ hạn này.

Trên đây là những nét khái quát về cơ cấu nguồn vốn huy động và mức biến động của từng loại nguồn vốn của Agribank Bắc Hà Nội.

3.1.3.2 Sử dụng vốn

Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng, đem lại cho ngân hàng phần lớn thu nhập nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất và có khả năng dẫn đến nguy cơ mất vốn. Vì vậy, Agribank Bắc Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở vốn huy động được và tình hình thực tế.

Trong những năm qua, ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế, giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất, cải tiến dây truyền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và cải thiện đời sống của người dân.

Hoạt động cho vay của Agribank giai đoạn 2014 – 2016 thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4 Kết quả hoạt động tín dụng Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc +,- % +, - % Dƣ nợ 1.478 1.544 66 4,47% 1.493 -51 -3,30% Thu lãi 102,6 79,8 -23 -22,22% 110,1 30 37,97%

Ở đây ta xem xét chủ yếu tổng thể hoạt động tín dụng. Chi tiết hoạt động cho vay sẽ được xem xét và phân tích tại mục 3.2. Cũng như một số hoạt động khác năm 2015 hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng tốt nhất và đến năm 2016 hoạt động này tuy có sụt giảm hơn so với năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ sụt giảm không cao. Tổng dư nợ năm 2015 của Ngân hàng là 1.544 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2014 là 66 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 4,47%. Tổng dư nợ năm 2016 của Ngân hàng đạt 1.493 tỷ đồng thấp hơn so với năm 2015 là 51 tỷ đồng tương ứng giảm hơn 3,3% so với năm 2015.

Thu lãi là tổng thu từ lãi vay hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu thu từ lãi cũng là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. Thu lãi năm 2016 đạt 110,1 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2015 là 30 tỷ đồng tương ứng với mức tăng tương đối là 39,97%. Tuy nhiên trong năm 2015, đây là năm có dư nợ cao nhất nhưng sô tiền thu từ lãi lại thấp nhất. Số tiền thu lãi trong năm 2015 là 79,8 tỷ đồng, giảm so với năm 2014 là 23 tỷ đồng. Điều này phản ánh khả năng quản lý nợ của Ngân hàng không được tốt, để lãi tồn đọng quá nhiều. Ngoài ra đây cũng là năm nợ xấu của Chi nhánh tăng cao.

3.1.2.3 Hoạt động dịch vụ

* Hoạt động thanh toán quốc tế

Chúng ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ lâu vì vậy mà hoạt động kinh doanh đối ngoại ngày càng được củng cố và nâng cao vị thế. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế không phải là một thế mạnh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội, tuy nhiên trong những năm gần đây đã phát triển hơn rất nhiều.

Bảng 3.5: Kết quả TTQT Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Triệu USD

Năm Chỉ tiêu giá trị 2014 2015 2016 A Nhập khẩu 44,9 46,3 52,3 1 L/C 19,5 23,6 28,5 2 Nhờ thu 11,7 7,3 5,5 3 Chuyển tiền 13,7 15,4 18,3 B Xuất khẩu 10,2 8,4 12,3 1 L/C 3,6 2,8 2,5 2 Nhờ thu 0,4 0,5 2 3 Chuyển tiền 6,2 5,1 7,8

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế 2014 - 2016)

Trong năm 2016, Agribank Bắc Hà Nội đã mở hàng trăm L/C nhập khẩu với giá trị hàng triệu USD, EUR và các loại ngoại tệ khác tăng 16% so với năm 2014, đồng thời mở rộng phục vụ các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu với kim ngạch hàng triệu USD tăng 20% so với năm 2014.

Dịch vụ ngoại hối ngày càng ổn định và phát huy hiệu quả như: chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền nhanh Westem Union, thanh toán séc thẻ, thu đổi ngoại tệ mặt, đại ly thu đổi ngoại tệ. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đã đạt gần 5 triệu USD, Westem Union đạt gần 3 triệu USD. Thanh toán thẻ và séc du lịch đạt gần 200 ngàn USD... Dịch vụ thu đổi ngoại tệ với 30 đại lý thu đổi ngoại tệ mặt với doanh số gần 10 triệu USD (quy đổi các loại ngoại tệ) tương đương tới trên 200 tỷ VNĐ. Ngoài ra, chi nhánh đang thực hiện thu đổi nhiều loại ngoại tệ khác như GBP, CHF, CAD, HKD, JYP, AUD, SGD, BATH, CNY nhưng số lượng còn hạn chế .

Nghiệp vụ thẻ

Đến nay Chi nhánh đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: Chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ. Thanh toán thẻ ACB, Master Card, Visa Card, American Express, thanh toán séc du lịch... Đến hết năm 2016 có trên 70.000 tài

khoản cá nhân có số dư trên 150 tỷ VNĐ, trong đó có 51.600 thẻ ghi nợ với số đã gần 100 tỷ đồng, doanh số hoạt động trên 50 tỷ với trên 350.000 món. Việc phát hành thẻ ghi nợ thực sự đem lại tiện lợi đối với nhân dân và hiệu quả kinh doanh cho Agribank Bắc Hà Nội. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã phát hành 380 thẻ tín dụng nội địa. Cụ thể, chi nhánh đã triển khai ký hợp đồng chi lương qua tài khoản cho 146 đơn vị : Trong đó có 94 đơn vị hành chính sự nghiệp, 52 đơn vị kinh doanh, trả lương hưu trí 11 phường và nhiều cá nhân... với tổng số thẻ đã phát hành đạt 64.644 thẻ, tăng 14.810 thẻ so 2014.

3.2 Tình hình chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội

3.2.1 Các chỉ tiêu định tính

3.2.1.1 Về việc chấp hành luật pháp của ngân hàng

Agribank Bắc Hà Nội chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Agribank, trong những năm qua chi nhánh đã thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp của Nhà nước qua luật NHNN, luật Tổ chức tín dụng. Agribank Bắc Hà Nội cũng đã chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, Chính phủ và của ngân hàng, chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ, chế độ, thể lệ tín dụng trong quá trình thực hiện quy trình cho vay.

3.2.1.2 Về quy trình nghiệp vụ:

Cán bộ tín dụng đã thực hiện tương đối chặt chẽ quy trình nghiệp vụ tín dụng theo đúng trình tự các bước trong Sổ tay tín dụng của Agribank, các quy định về cho vay đối với HSX – Cá nhân, cho vay Doanh nghiệp….

Cũng như các Ngân hàng thương mại khác, Agribank Bắc Hà Nội cũng đã áp dụng một quy trình tín dụng thống nhất trên toàn hệ thống của Agribank. Quy trình này được thiết lập trên cơ sở những quy định chung của Ngân hàng nhà nước thông qua các văn bản như: Luật các tổ chức tín dụng, quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và quy chế bảo đảm tiền vay.

Bước 1: Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng, tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, Cán bộ tín dụng – Người thẩm định khoản vay phải tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn: Hồ sơ tín dụng do khách hàng lập và cung cấp cho ngân hàng thường bao gồm: hồ sơ pháp lý hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ phương án vay vốn và các hố sơ khác có liên quan. Tuy nhiên có nhiều khách hàng chưa biết cách lập hay có nhiều đơn vị không có các phương án kinh doanh cụ thể theo đúng yêu cầu của Ngân hàng hoặc thiếu các văn bản pháp lý sử dụng cho mục đích vay vốn. Vấn đề này đặt ra yêu cầu cho bộ phận kinh doanh trong việc hướng dẫn khách hàng thu thập đủ hồ sơ tín dụng một cách dễ hiểu, chuyên nghiệp và hiệu quả.

Bước 2: Thẩm định

Sau khi nhận đầy đủ các hồ sơ cần thiết, bộ phận kinh doanh phải tiến hành thẩm định toàn bộ những nội dung theo đúng các bộ phận cấu thành nên hồ sơ tín dụng nhằm phân tích một cách toàn diện nhất, chính xác nhất về khách hàng để ra quyết định cho vay ở bước tiếp theo. Thực tế cho thấy hồ sơ tài chính của khách hàng thường xuyên ở tình trạng không phản ánh đúng thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến những phân tích thiếu chính xác của bộ phận kinh doanh. Đây là tình trạng chung mà Agribank Bắc Hà Nội cũng như các ngân hàng khác phải đối mặt và tìm biện pháp để nắm bắt vấn đề một cách sát thực nhất.

Ở giai đoạn tiếp cận và thẩm định Khách hàng, Ngưởi thẩm định là người trực tiếp quyết định và đề xuất lên cấp trên là có đồng ý cho khách hàng vay hay không. Vì vậy, nếu trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của Người thẩm định khoản vay có thể dẫn đến thẩm định sơ sài hoặc bị Khách hàng mua chuộc… dẫn đến khoản vay sẽ dễ bị xảy ra tình trạng nợ xấu.

Bước 3: Trình duyệt hồ sơ vay vốn, ra quyết đinh cho vay

lập của mình về quyết định cho vay và trình báo cáo lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu vượt phạm vi thẩm quyền phán quyết của người lãnh đạo trực tiếp, hồ sơ vay vốn và tờ trình sẽ được đưa lên trình lãnh đạo cấp cao hơn.

Bước 4: Lập đàm phán, ký kết hợp đồng

Sau khi quyết định tài trợ cho khoản vay, bộ phận Hỗ trợ quan hệ khách hàng phải chuẩn bị các hợp đồng và văn bản liên quan ình lãnh đạo ký, bao gồm: hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nơ, hợp đồng cầm cố hoặc thế chấp cùng các văn bản liên quan đến tài sán bảo đảm khác. Sau khi khách hàng và ngân hàng ký kết các hợp đồng, văn bản liên quan, đồng thời khách hàng hoàn thành thủ tục tài sản bảo đảm cần thiết, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân khoản vay.

Bước 5: Giải ngân

Hiện nay, tại Agribank Bắc Hà Nội, Đa, quy trình cho vay đối với khối khách hàng doanh nghiệp, HSX – cá nhân đã được ban hành và áp dụng hiệu quả, đảm bảo cho việc giải ngân được thuận lợi, nhanh chóng, phân giao quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho ừng bỏ phận có liên quan.

Bước 6: Quản lý, giám sát sau cho vay và thu hồi vốn vay

Để đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay. Khách hàng cần định kỳ cung cấp hồ sơ tài chính, các hợp đồng kinh tế thể hiện tình hình sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình cho ngân hàng Đồng thơi bản thân bộ phận kinh doanh luôn phải liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với khách hàng để nắm bắt được thực trạng hoạt động của họ, những bất thường xảy ra để có thể chủ động trong mọi tình huống.

Bước 7: Tất toán, thanh lý hợp đồng

Đến ngày đáo hạn của khoản vay, sau khi thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi, ngân hàng sẽ thanh lý hợp đồng tín dụng, tất toán khế ước, lưu hồ sơ theo quy định Đồng thời, ngân hàng cũng đưa ra quyết định về việc mở rộng, duy trì hay hạn chế giao dịch với đối tượng khách hàng đó trong tương lai .

3.2.1.3 Về khả năng thu hút khách hàng:

Do Agribank Bắc Hà Nộinằm trong khu vực đông dân cư nên bên cạnh những khách hàng truyền thống chỉ nhánh còn có những khách hàng tiềm năng lớn. Đặc biệt Agribank Bắc Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới giao dịch nên đã thu hút một lượng lớn khách hàng. Đây chính là tiền đề để ngân hàng mở rộng thị phần, phân tán rủi ro góp phần vào quá trình cải thiện chất lượng tín dụng.

3.2.2 Các chỉ tiêu định lượng

3.2.2.1 Kết cấu dư nợ:

Bảng 3.6 Kết cấu dƣ nợ tại Agribank Bắc Hà Nội

Đơn vị :Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Thực hiện Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc Thực hiện Tăng giảm so năm trƣớc +,- % +, - % Tổng dƣ nợ 1.478 1.544 66 4,47% 1.493 -51 -3,30% Phân theo thành phần kinh tế

*DNNN 253 84 -169 -66,77% 0.2 -83,8 -99,76% Tỷ trọng /tổng dư nợ 17% 5% 0,013% *DNNQD 605 844 239 39,46% 634 -210 -25% Tỷ trọng /tổng dư nợ 41% 55% 42% *HSX, TN cá thể 620 616 -4 812 196 31,82% Tỷ trọng /tổng dư nợ 42% 40% 54%

Phân loại nợ theo thời gian

*Cho vay ngắn hạn 855 1.026 171 20,00% 984 -42 26,90%

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)