Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 42 - 46)

2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: Agribank Bắc Hà Nội.

- Khoảng thời gian nghiên cứu: Chất lượng tín dụng tại Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016.

- Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên phương pháp thu thập số liệu, thông tin về hoạt động kinh doanh cũng như các ý kiến khách quan về ngân hàng, sau đó sử dụng phương pháp xử lý, phân tích dựa trên những số liệu, thông tin đã thu thập được. Với việc sử dụng các phương pháp trên, tình hình quản trị chất lượng tín dụng tại ngân hàng sẽ được đánh giá một cách khách quan và đầy đủ nhất, từ đó đưa ra được những phương pháp nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng của ngân hàng.

2.1.2 Phương pháp thu thập số liệu, thông tin

2.1.2.1 Dữ liệu thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp, bao gồm: dữ liệu bên trong và dữ liệu bên ngoài.

a, Dữ liệu bên trong:

- Là những dữ liệu định tính và định lượng phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Bắc Hà Nội:

+ Các kế hoạch kinh doanh, báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh. + Báo cáo thường niên của Chi nhánh giai đoạn 2014 – 2016.

+ Quyết định về việc ban hành quy chế, quy định, định hướng và chiến lược phát triển tại Agribank Bắc Hà Nội.

+ Dữ liệu kết xuất từ hệ thống báo cáo của Agribank Bắc Hà Nội giai đoạn 2014 – 2016

b. Dữ liệu bên ngoài

Nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài là các tài liệu, báo chí, ấn phẩm đã được xuất bản … Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu đã tạo nên một nguồn dữ liệu vô cùng phong phú và đa dạng, đó là các dữ liệu thu thập từ internet. Có thể kể đến một số nguồn dữ liệu thứ cấp bên ngoài như sau:

- Các quy định về tín dụng của ngân hàng nhà nước. - Một số kết quả nghiên cứu được công bố.

- Từ Internet: website của NHNN Việt Nam (www.sbv.gov.vn), website của các bộ nghành liên quan.

- Ngoài ra, tác giả sử dụng phân tích thống kê kết hợp với việc sử dụng các bảng, biểu đồ… để đánh giá về hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động dịch vụ bán lẻ nói riêng, từ đó đưa ra những nhận định đánh giá.

2.1.2.2 Dữ liệu sơ cấp

Để có thể đưa ra những phân tích chính xác và cụ thể tình hình chất lượng tín dụng của ngân hàng tôi đã bổ sung thông tin theo một vài phương pháp:

- Phỏng vấn:

Trong quá trình làm việc tại ngân hàng, tôi đã tiếp xúc với một số cán bộ tín dụng cũng như các khách hàng đang đến ngân hàng để giao dịch và tôi đã tranh thủ đưa ra một số câu hỏi khảo sát về ngân hàng. Đối với các cán bộ tín dụng, các câu hỏi tôi đặt ra liên quan đến các khách hàng, tổng dư nợ quản lý, các khoản nợ xấu của ngân hàng năm, phương pháp giải quyết tồn động, hay tìm hiểu nguyên nhân xuất phát nên nợ xấu là do khách quan hay chủ quan..v.v.. Đối với các khách hàng đến giao dịch, câu hỏi tôi chú trọng nhất đó là họ cảm thấy dịch vụ và quá trình giao dịch như thế nào, nhanh hay chậm, thái độ của các giao dịch viên hay các nhân viên có tốt hay không..v.v..

Từ những câu trả lời nhận được, tôi đã có một cái nhìn cụ thể và khách quan hơn về hoạt động của ngân hàng, từ đó đưa ra những tiêu chí để đánh giá chi tiết hơn về tình hình tài chính để có những phân tích chính xác nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Thảo luận nhóm:

Ngoài những thông tin mà tôi đã thu thập được từ những số liệu và một vài cuộc phỏng vấn nhanh đối với các nhân viên và khách hàng của ngân hàng, tôi còn thu thập thêm được một số thông tin rất hữu ích cho bài nghiên cứu của mình từ những người bạn làm tại các ngân hàng khác nhau bao gồm các ngân hàng cùng hệ thống và khác hệ thống. Lần này không phải là những câu hỏi đã chuẩn bị trước mà là một cuộc thảo luận nhỏ với một số người bạn đang công tác và hoạt động trong ngành ngân hàng. Từ những câu hỏi được đặt ra trong buổi thảo luận đã có rất nhiều những thông tin khác nhau xoay quanh một vấn đề, những số liệu mà họ cung cấp cũng khác nhau, những thông tin nội bộ cũng không hoàn toàn giống nhau. Tuy có nhiều ý kiến trái ngược nhau, xong từng quan điểm cá nhân của mỗi người đã giúp tôi có thêm được những cách đánh giá khác nhau ở những khía cạnh khác nhau, từ đối thủ cạnh tranh cho đến các đối tác cùng hệ thống.

2.1.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Sau quá trình thu thập thông tin và số liệu cần thiết, việc tiếp theo đó là xử lý và phân loại các thông tin để phân tích cho phù hợp. Với đề tài là “Chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Bắc Hà Nội”, tôi đã phân loại ra hai nhân tố chính cần phải phân tích đó là “Thực trạng chất lượng tín dụng tại Ngân hàng” và “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng”. Sau khi đã phân loại được các dữ liệu, bước tiếp theo trong quá trình phân tích đó là tìm ra các công cụ phân tích cho phù hợp với từng mảng dữ liệu đã phân loại.

2.1.3.1 Phương pháp phân tích so sánh

Trong luận văn tác giả đã xem xét chỉ tiêu đang phân tích bằng cách so sánh chúng với chỉ tiêu gốc, từ đó đưa ra các nhận xét kết luận. Kỹ thuật so sánh chủ yếu được sử dụng:

- Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: được thể hiện cụ thể qua các con số. Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1 – Yo

Trong đó:

 Yo: Chỉ tiêu năm trước.

 Y1: Chỉ tiêu năm sau.

 Dy: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm sau so với năm trước của các chỉ tiêu, cho thấy sự biến động về mặt số lượng các chỉ tiêu qua các năm phân tích và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục

- Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Được tính theo tỷ lệ %, là

kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Dy = Y1-Yo x 100% Yo

Trong đó:

Yo: Chỉ tiêu năm trước. Y1: Chỉ tiêu năm sau.

Dy: Tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.

Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ

tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

- Phương pháp so sánh theo chiều ngang: Học viên phân tích sự biến

động về quy mô của từng khoản mục, trên từng báo cáo tài chính của ngân hàng. Qua đó, xác định được mức biến động về quy mô của từng chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu yếu tố đến chỉ tiêu phân tích.

- Phương pháp so sánh theo chiều dọc: Là việc sử dụng các tỷ lệ, các

hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo, giữa các báo cáo của công ty. Thực chất là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu trong hệ thống báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

- So sánh theo chuỗi thời gian: Là việc sử dụng số liệu của một giai

đoạn nhất định để so sánh tình hình biến động của các chỉ tiêu theo thời gian sẽ thay đổi như thế nào ? Từ đó đưa ra các dự báo, xu hướng biến động của các chỉ tiêu đó trong những năm tiếp theo.

2.1.3.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ, thống kê mô tả

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu tác giả đã lựa chọn sử dụng phương pháp thống kê mô tả cho luận văn của mình. Được mô tả cụ thể bằng các con số để trình bày các chỉ tiêu đã đưa ra làm cơ sở để đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại Agribank Bắc Hà Nội.

Dựa vào kết quả phân tích đó ta xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, sau đó xem xét tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố, những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng nhân tố và xu thế nhân tố trong tương lai sẽ vận động như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)