Bài học đối với Agribank Bắc Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 39 - 42)

1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng

1.5.3 Bài học đối với Agribank Bắc Hà Nội

Từ những kinh nghiệm trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm bổ ích mà Agribank Chi nhánh Bắc Hà Nội có thể nghiên cứu và vận dụng.

Thứ nhất, Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm định cho vay với khách hàng. Ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.

Thứ hai, Đa dạng hoá các hình thức tín dụng, phát triển các sản phẩm

tín dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% đến 30% vốn tự có.

Thứ ba,Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.

Thứ tư, Các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu

đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

Thứ năm, Phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Thứ sáu, Xây dựng chính sách cho vay có đa dạng các ngành hàng,

lĩnh vực, các khu vực của nền kinh tế. Thiết lập cơ cấu cho vay theo thời hạn ổn định và hợp lý.

Thứ bảy, Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.

Thứ tám, Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng

thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 nêu ra khái niệm, bản chất, vai trò của tín dụng Ngân hàng thương mại đối với sản xuất kinh doanh, lưu thông tiền tệ và hội nhập quốc tế. Qua đó phân loại tín dụng theo mục đích sử dụng tiền vay, theo thời hạn sử dụng tiền vay, theo điều kiện đảm bảo tiền vay, theo đồng tiền được sử dụng trong cho vay, theo đối tượng tín dụng và một số hình thức khác. Đồng thời đưa ra khái niệm về chất lượng tín dụng, sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại và đưa ra các chỉ tiêu định lượng bao gồm các nhóm chỉ tiêu: Nhóm chất lượng hoạt động chung, nhóm an toàn sử dụng vốn và nhóm lợi nhuận, các chỉ tiêu định tính: Đối với khách hàng vay vốn, đối với nền kinh tế, đối với Ngân hàng để đánh giá chất lượng tín dụng của

Ngân hàng thương mại. Phần cuối chương 1 phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại bao gồm các nhân tố từ phía Ngân hàng như: Chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, công tác tổ chức, phẩm chất và trình độ cán bộ, kiểm soát nội bộ, tình hình huy động vốn. Các nhân tố từ phía khách hàng như: Năng lực, sự trung thực, rủi ro trong công việc kinh doanh, tài sản đảm bảo, sự không theo kịp quá trình đổi mới và các nhân tố khác như: Môi trường kinh tế, tự nhiên, xã hội và những nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô của nhà nước. Đưa ra một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng công thương Việt Nam, qua đó phản ánh được tầm quan trọng của Chât lượng tín dụng đối với hoạt động của Ngân hàng thương mại.

Những nội dung đề cập tại Chương 1 là cơ sở lý luận có tính nền tảng để từ đó luận văn đi sâu phân tích chất lượng tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Bắc Hà Nội, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng tín dụng của Chi nhánh.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)