Kinh nghiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 37 - 39)

1.5 Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng

1.5.2 Kinh nghiệm tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Việt Nam

Ngân hàng công thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng nhà nước Việt Nam, là Ngân hàng thương mại lớn giữ vai trò quan trọng và là một trong những trụ cột của ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong từng thời điểm, Ngân hàng công thương Việt Nam đã đề ra các giải pháp linh hoạt trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế-xã hội từng địa phương. Nợ xấu luôn ở mức dưới 1%. Để đạt được kết quả đó Ngân hàng công thương Việt Nam đã tích cực tìm các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro đã được Ngân hàng công thương đặc biệt chú trọng, nó thể hiện ở một số điểm sau:

- Ban hành sổ tay tín dụng: Sổ tay tín dụng là cuốn cẩm nang hệ thống và tổng hợp các bước quy định chung, các bước cơ bản mà mỗi cán bộ tín dụng cần thực hiện trong quy trình tác nghiệp. Sổ tay tín dụng được xây dựng với mục đích trở thành công cụ hỗ trợ quan trọng cho mỗi cán bộ tín dụng dùng để tra cứu và thực hiện công việc của mình một cách nhuần nhuyễn. Bên cạnh đó sổ tay tín dụng còn đề cập đến một số nội dung quản lý rủi ro tín dụng để các nhà quản lý có thể điều hành tín dụng trong khuôn khổ pháp lý và để kiểm soát, loại trừ các rủi ro tín dụng đã được lường trước.

- Xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát vốn vay: Các nhân viên phòng nghiệp vụ trực tiếp giải quyết và quản lý hồ sơ các khoản vay có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra , giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay, việc trả nợ, kiểm tra tình hình tài sản đảm bảo của khách hàng để hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo an toàn vốn vay. Đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại khách hàng, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo hoạt động tín dụng luôn an toàn, hiệu quả

nhiệm nội bộ của Ngân hàng công thương Việt Nam được xây dựng áp dụng cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là để tiến hành chấm điểm, xếp loại khách hàng từ đó xây dựng các chính sách khách hàng phù hợp với từng nhóm khách hàng. Mục tiêu của chính sách khách hàng là nhằm tăng cường quan hệ và có chính sách ưu tiên về lãi suất, phí, điều kiện tài sản đảm bảo với những khách hàng xếp hạng cao và ngược lại.

Nhìn chung, qua kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng công thương Việt Nam ta thấy rằng, để nâng cao chất lượng tín dụng thì đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, thực hiện chính sách khách hàng và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, quản trị rủi ro là những giải pháp quan trọng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Bắc Hà Nội (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)