Bảng 2.2.1 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong chi phí NVLTT ST

Một phần của tài liệu đồ án kế toán quản trị (Trang 38 - 42)

II. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng chi phí.

Bảng 2.2.1 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong chi phí NVLTT ST

ST

T

Các chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh Tính trên 1 đơn vị sản lượng

Số tiền Tỷ trọng CP/ Tổng khoản mục Số tiền Tỷ trọng CP/ Tổng khoản mục Chênh lệch số tiền % chênh lêch số tiền Chênh lệch tỷ trọng

Năm 2019 Năm 2020 Chênh

lệch tuyệt đối % chênh lệch I Chi phí NVLTT 5,285,000,000 100 6,000,000,000 100 715,000,000 13.53 0.00 6,905 7,059 154 2.23 1 NVL chính 4,365,466,050 82.6 5,041,133,000 84.02 675,666,950 15.48 1.42 5,703 5,931 227 3.99 Vải thô 2,148,466,050 40.65 2,450560,000 40.84 302,093,950 14.06 0.19 2,807 2,883 76 2.71 Vải kaki 1,342,000,000 25.39 1,565,573,000 26.09 223,573,000 16.66 0.70 1,753 1,842 89 5.05 Vải jeans 875,000,000 16.56 1,025,000,000 17.08 150,000,000 17.14 0.53 1,143 1,206 63 5.49 2 Vật liệu phụ 919,533,950 17.4 958,867,000 15.98 39,333,050 4.28 -1.42 1,201 1,128 -73 -6.10 Cúc 308,127,500 5.83 318,500,000 5.31 10,372,500 3.37 -0.52 403 375 -28 -6.92 Chỉ may 358,655,000 6.79 372,567,000 6.21 13,912,000 3.88 -0.58 469 438 -30 -6.46 Khóa 252,751,450 4.78 267,800,000 4.46 15,048,550 5.95 -0.32 330 315 -15 -4.59

* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí của những loại nguyên vật liệu mà cấu thành thực thể của sản phẩm, có giá trị và có thể xác định được một cách tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm.

* Phân loại: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty cổ phần Việt Tiến chia làm 3 loại:

- Chi phí nguyên vật liệu chính. - Chi phí nguyên vật liệu phụ

Qua số liệu thể hiện trong bảng 2.2.1 ta có thể rút ra nhận xét về tình hình biến động của từng yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau :

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp năm 2020 là 6,000,000,000 đồng so với năm 2019 tăng 715,000,000 đồng , tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.53% trong đó :

- Chi phí nguyên vật liệu chính năm 2020 là 5,041,133,000 đồng , tăng 675,666,950 đồng so với năm 2019, tương ứng tỷ lệ tăng là 15.48% .Năm 2019 tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính trên tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 82.6%, năm 2020 tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính trên tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 84.02%, tương ứng với tỷ lệ tăng 1.42% so với năm 2019. Chi phí nguyên vật liệu chính cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2020 là 5,931 đồng , tăng 227 đồng ,tương ứng với tỷ lệ tăng 3.99% so với năm 2019. Chi phí nguyên vật liệu chính tăng chủ yếu do tăng sản lượng sản xuất và sản lượng tiêu thụ, xu hướng lạm phát tăng, giá cả nguyên vật liệu chính tăng. Trong đó :

+ Chi phí nguyên vật liệu chính vải thô năm 2019 là 2,148,466,050 đồng , năm 2020 là 2,450,560,000 đồng tăng 302,093,950 đồng tương ứng với 14.06% so với năm 2019. Tỷ trọng chi phí vải thô năm 2020 trong tổng chi phí là 40.84% tăng 0.19% so với năm 2019. Chi phí vải thô tính cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2020 là 2,883 đồng tăng 76 đồng so với năm 2019 tương ứng 2.71%.

+ Chi phí nguyên vật liệu chính vải Kaki năm 2020 là 1,565,573,000 đồng tăng 223,573,000 đồng so với năm 2019 tương ứng 16.66% . Tỷ trọng chi phí vải kaki năm

2020 trong tổng chi phí là 26.09% tăng 0.7% so với năm 2019. Chi phí vải kaki cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2020 là 1,842 đồng tăng 889 đồng so với năm 2019 tương ứng 5.05%.

+ Chi phí nguyên vật liệu chính vải Jeans năm 2020 là 1,025,000,000 đồng tăng 150,000,000 đồng so với năm 2019 tương ứng 17.14% . Tỷ trọng chi phí vải jeans trong tổng chi phí năm 2019 là 16.56% , năm 2020 là 17.08 % tăng 0.53% so với năm 2019. Chi phí vải jeans tính cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2020 là 1,206 đồng tăng 63 đồng so với năm 2019 , tương ứng 5.49%.

-Chi phí nguyên vật liệu phụ năm 2020 là 958,867,000 đồng tăng 39,333,050 đồng so với năm 2019 , tương ứng với tỷ lệ tăng là 4.28%. Năm 2020 tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu phụ trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 15.98% giảm 1.42% so với năm 2019. Chi phí nguyên vật liệu phụ tính cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2020 là 1,128 đồng giảm 73 đồng so với năm 2019 tương ứng tỷ lệ giảm 6.1 %. Trong đó :

+ Chi phí nguyên vật liệu phụ cúc năm 2020 là 318,500,000 đồng tăng 10,372,500 đồng so với năm 2019 tương ứng 3.37%. Tỷ trọng chi phí cúc năm 2020 trong tổng chi phí là 5.31% giảm 0.52% so với năm 2019. Chi phí nguyên vật liệu phụ cúc tính cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2019 là 403 đồng , năm 2020 là 375 đồng , giảm 28 đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ giảm 6.92%.

+ Chi phí nguyên vật liệu phụ là chỉ may năm 2020 là 372,567,000 đồng tăng 13,912,000 đồng so với năm 2019 tương ứng tỷ lệ tăng là 3.88%. Năm 2020 tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu phụ chỉ may trong tổng chi phí là 6.21% giảm 0.58% so với năm 2019. Chi phí nguyên vật liệu phụ chỉ may tính cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2020 là 438 đồng giảm 30 đồng so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ giảm 6.46% .

+ Chi phí nguyên vật liệu phụ khóa năm 2020 là 267,800,000 đồng tăng 15,048,550 đồng so với năm 2019 , tương ứng 5.95%. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu phụ khóa năm 2020 trong tổng chi phí là 4.46% giảm 0.32% so với năm 2019. Chi phí nguyên vật liệu phụ khóa cho 1 đơn vị sản phẩm năm 2020 là 315 đồng giảm 15 đồng so với năm 2019, tương ứng 4.59%.

Như vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng chủ yếu là do chi phí nguyên vật liệu chính tăng, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng trong năm 2020 so với năm 2019, đẩy tổng mức chi phí sản xuất của công ty tăng lên, tác động làm tăng giá thành sản phẩm, dẫn tới ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của công ty

Tóm lại , chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng là do tăng sản lượng sản phẩm sản xuất góp phần tăng doanh thu. Điều này là hợp lý.Tuy nhiên mức độ tăng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty tăng nhanh hơn so với mức độ tăng của sản lượng. Điều này cho thấy ngoài yếu tố sản lượng, thì gía mua nguyên vật liệu biến động theo giá cả biến động của thị trường tác động làm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng lên. Thứ hai là do tay nghề của một số công nhân còn chưa cao, ý thức tiết kiệm vật tư còn hạn chế nên làm thất thoát vật tư và việc quản lý vật tư còn chưa thật chặt chẽ.

Biện pháp khắc phục :

-Cần lập kế hoạch về việc sử dụng nguyên vật liệu và định mức tiêu hao nguyên vật liệu dựa trên các căn cứ :

+ Chất lượng nguyên vật liệu.

+ Các khoản chi phí liên quan đến quá trình thu mua, nhập kho nguyên vật liệu. +Các hợp đồng thu mua nguyên vật liệu.

+ Các hình thức chiết khấu mua với số lượng lớn. + Dự báo về tình hình biến động giá cả của thị trường.

-Cần tiến hành tính toán trước xu hướng biến động tăng giảm của giá cả trên thị trường để có biện pháp dự trữ nguyên vật liệu ( đối với những loại có thể dự trữ lâu dài) cho phù hợp , tránh ảnh hưởng của sự biến động giá cả làm tăng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm.

-Cần điều chỉnh lại công tác cấp phát, sử dụng vật tư chặt chẽ hơn tránh hao hụt lãng phí trong quá trình sử dụng

-Nâng cao tay nghề và ý thức của công nhân.

-Quản lý tốt quá trình sơ chế nguyên liệu và quá trình này là quá trình đặc thù cuả công ty và dễ gây thất thoát, lãng phí vật tư nhất.

Một phần của tài liệu đồ án kế toán quản trị (Trang 38 - 42)