II. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng chi phí.
b, Phân tích biến động từng yếu tố chi phí trong bộ phận chi phí cố định.
3.2. Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn trong việc ra quyết định của nhà quản trị
• Phương trình lợi nhuận
Doanh thu = biến phí + định phí + lãi thuần Px = A + bx + lãi thuần
Ta thấy rằng nếu doanh nghiệp muốn có mức lãi dự kiến thì doanh nghiệp có thể tìm được mức tiêu thụ và doanh thu cần phải thực hiện.
Đặt Im : lãi thuần mong muốn
Xm : mức tiêu thụ để đạt được lãi thuần mong muốn
PXm : doanh thu phải thực hiện để đạt được mức lãi thuần mong muốn
Xm = = = =
Ví dụ 1 : Vận dụng công thức này vào cho chính công ty của mình, giả sử công ty muốn đạt mức lãi thuần là 20 tỷ trong năm sau thì công ty phải tiêu thụ được bao nhiêu sản phẩm và mức doanh thu phải đạt được là bao nhiêu ?
Áp dụng công thức trên ta có :
Xm = = = 2,686,378 sản phẩm
Và PXm = 2,686,378 x 22,000 = 59,100,316,000 đồng
Vậy nếu công ty muốn đạt lợi nhuận mong muốn là 20 tỷ thì trong năm tới công ty cần tiêu thụ 2,686,378 sản phẩm , đạt doanh thu 59,100,316,000 đồng.
• Ứng dụng phân tích điểm hòa vốn trong việc ra quyết định của các nhà quản trị.
Qua những phân tích phần II , ta thấy được những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp đang gặp phải :
-Thuận lợi : doanh nghiệp có chỗ đứng vững trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Thương hiệu của công ty được nhiều người biết đến và được tín nhiệm.Bên cạnh đó, doanh
nghiệp có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận tiện giúp cho việc giao lưu buôn bán hàng hóa dễ dàng hơn. Hơn nữa ngành may mặc đang được thị trường chú trọng, quan tâm nhiều nên công ty đang phát triển nhanh ,thu hút nhiều đơn đặt hàng và bên cạnh đó công ty có đội ngũ công nhân có tay nghề cao..
-Khó khăn : do trong nước công nghệ khoa học còn hạn chế nên công ty vẫn phải nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ nước ngoài dẫn đến chi phí tăng , dây chuyền sản xuất đã dần lạc hậu . Hơn nữa thị trường may mặc phát triển dẫn đến có nhiều đối thủ cạnh tranh...
Từ những khó khăn trên các nhà quản trị phải cân nhắc để đưa ra những phương án hiệu quả giải quyết những khó khăn trên của công ty.
*Tiết kiệm chi phí bằng cách
-Xác định khoản chiếm nhiều chi phí nhất : Tất cả các khoản mục chi phí trên báo cáo thu thập phải được kiểm tra để nhận ra các cơ hội giảm bớt chi phí, việc xác định khoản mục tốn chi phí nhất sẽ hướng dẫn cách phân bổ thời gian và nguồn lực vào việc giảm chi phí sao cho hiệu quả nhất.
-Thay thế máy móc thiết bị cũ lạc hậu bằng máy móc thiết bị mới có công suất lớn mang lại hiệu quả sản xuất.
- Phân bổ nhân công phù hợp với cấp bậc , tay nghề , trình độ đưa công nhân đi học để nâng cao tay nghề.
-Đẩy mạnh sức cạnh tranh trên thị trường bằng các chiến lược marketing : chính sách sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách xúc tiến phù hợp mang lại hiệu quả cạnh tranh.
- Giảm bớt các khoản chi phí chung , chi phí khác không cần thiết như tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, dịch vụ mua ngoài, các chi phí khác bằng tiền... sẽ giúp giảm bớt điểm hòa vốn của doanh nghiệp ( điểm tại đó doanh thu bằng chi phí ). Khi điểm hòa vốn được giảm xuống , công ty có thể đạt được lợi nhuận sớm hơn . Khi doanh số tăng lên , phần lợi nhuận được giữ lại sẽ lớn hơn.Một trong những bí quyết giúp quản chi phí chung là giữ các chi phí này ở mức độ hợp lý.
-Thuê gia công chế biến là một cách giúp giảm chi phí vì doanh nghiệp cần thuê khi cần sử dụng, hoặc doanh nghiệp không cần sử dụng thiết bị cũng như công nhân thường xuyên. Tuy nhiên một nhược điểm của việc đi thuê là chi phí đi thuê thường đắt hơn so với chi phí nếu doanh nghiệp tự sản xuất trong cùng một mặt hàng.
*Nhà quản trị đưa ra các phương án cụ thể , đi phân tích các chỉ tiêu để đưa ra các phương án tối ưu nhất. Dựa vào các chỉ tiêu như dòng thu, dòng chi, giá trị hiện tại dòng, chỉ số tỷ lệ
hòa vốn đầu tư, thu nhập thặng dư...so sánh giữa các phương án và lựa chọn phương án tốt nhất, cụ thể ta xem xét 2 phương án sau đây của công ty :
a, Phương án 1:
Doanh nghiệp mua 10 máy may công nghiệp của Đức với nguyên giá 100,000,000 đồng, thời gian sử dụng 10 năm, dự kiến doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp là 5,000 đồng/ sản phẩm, sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 5% so với năm 2020. Giả sử các điều kiện khác không đổi.
- SLmới = SLcũ × 105% = 850,000 × 105% = 892,500 (sản phẩm) - DTmới = SLmới × P = 892,500 × 22,000 = 19,635,000,000 (đồng) - BPđvmới = BPđvcũ – 10.000 =12,898 – 5,000 = 7,898(đồng/cái) - BPmới = BPđvmới × SLmới = 7,898 × 892,500= 7,048,965,000 (đồng)
- SDĐPmới = DTmới - BPmới = 19,635,000,000 – 7,048,965,000 = 12,586,035,000(đồng) - SDĐPđvmới = P – BPđvmới = 22,000 – 7,898 = 14,102 (đồng/cái)
- ĐPmới = ĐPcũ + = 4,451,412,000 + 10,000,000 = 4,461,412,000 (đồng)- LNmới = SDĐPmới - ĐPmới = 12,586,035,000 – 4,461,412,000 = 8,124,623,000 (đồng) - LNmới = SDĐPmới - ĐPmới = 12,586,035,000 – 4,461,412,000 = 8,124,623,000 (đồng)
- SLHV = = = 316,367 (cái)
- DTHV = SLHV × P = 316,367× 22,000= 6,960,074,000 (đồng)
- DTAT = DTmới - DTHV = 19,635,000,000 – 6,960,074,000 = 12,674,926,000 (đồng) - Tỷ lệ doanh thu an toàn = = x100 = 64.55%
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = = = 1.55
- Tỷ suất LN/DT = = × 100 = 41.38%
- Tổng CP = ĐPmới + BPmới = 4,461,412,000 +7,048,965,000 = 11,510,377,000(đồng)
- Tỷ suất LN/CP = = × 100 = 70.59%
Doanh nghiệp mua 10 máy may công nghiệp của Anh Quốc với nguyên giá 80,000,000 đồng, thời gian sử dụng 10 năm, dự kiến doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công trực tiếp là
3,500đồng/ sản phẩm, sản lượng tiêu thụ sẽ tăng lên 3% so với năm 2020. Giả sử các điều kiện khác không đổi.
- SLmới = SLcũ × 103% = 850,000 × 103% = 875,500 (sản phẩm) - DTmới = SLmới × P = 875,500 × 22,000 = 19,261,000,000 (đồng) - BPđvmới = BPđvcũ – 20.000 = 12,898 – 3,500 = 9,398 (đồng/cái) - BPmới = BPđvmới × SLmới = 9,398 × 875,500 = 8,227,949,000 (đồng)
- SDĐPmới = DTmới - BPmới = 19,261,000,000 - 8,227,949,000 = 11,033,051,000 (đồng) - SDĐPđvmới = P – BPđvmới = 22,000 – 9,398 = 12,602 (đồng/cái)
- ĐPmới = ĐPcũ + = 4,451,412,000 + 8,000,000 = 4,459,412,000 (đồng)- LNmới = SDĐPmới - ĐPmới = 11,033,051,000 – 4,459,412,000 = 6,573,639,000 (đồng) - LNmới = SDĐPmới - ĐPmới = 11,033,051,000 – 4,459,412,000 = 6,573,639,000 (đồng)
- SLHV = = = 353,865(cái)
- DTHV = SLHV × P = 353,865× 22,000 = 7,785,030,000 (đồng)
- DTAT = DTmới -DTHV = 19,261,000,000 – 7,785,030,000 = 11,475,970,000(đồng) - Tỷ lệ DTAT = = × 100 = 59.58%
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = = = 1.68
- Tỷ suất LN/DT = = × 100 = 34.13%
- Tổng CP = ĐPmới + BPmới = 4,459,412,000 + 8,227,949,000 = 12,687,361,000 (đồng)
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp so sánh giữa phương án 1 và phương án 2
STT Chỉ tiêu ĐVT Phương án 1 Phương án 2 Chênh lệch phương
án 1 với phương án 2 % chênh lệch 1 Sản lượng Cái 892,500 875,500 -17,000 -1.9 2 Tổng chi phí Đồng 11,510,377,000 12,687,361,000 1,176,984,000 10.23 3 Giá bán Đồng 22,000 22,000 0
4 Doanh thu thực hiện Đồng 19,635,000,000 19,261,000,000 -374,000,000 -1.9
5 Chi phí biến đổi Đồng 7,048,965,000 8,227,949,000 1,178,984,000 16.73
6 Chi phí biến đổi đơn vị Đồng/cái 7,898 9,398 1,500 18.99
7 Số dư đảm phí (7=4-5) Đồng 12,586,035,000 11,033,051,000 -1,552,984,000 -12.34
8 Số dư đảm phí đơn vị (8= 7/1) Đồng/cái 14,102 12,602 -1,500 -10.64
9 Chi phí cố định Đồng 4,461,412,000 4,459,412,000 -2,000,000 0.045
10 Lợi nhuận trước thuế (10=7-9) Đồng 8,124,623,000 6,573,639,000 -1,550,984,000 19.09
11 Tỷ lệ số dư đảm phí (11= 7/4 *100%) % 64.1 57.28 -6.82 10.64
12 Sản lượng hòa vốn (12 = 9/8 *100% ) Cái 316,367 353,865 37,498 11.85
13 Doanh thu hòa vốn (13= 9/11) Đồng 6,960,074,000 7,785,030,000 824,956,000 11.85 14 Doanh thu an toàn (14= 4-13) Đồng 12,674,926,000 11,475,970,000 -1,198,956,000 -9.46 15 Tỷ lệ doanh thu an toàn (15= 14/
4*100)
16 Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (16= 7/ 10)
1.55 1.68 0.13 8.39
17 Tỷ suất LN/DT (17 = 10/ 4*100) % 41.38 34.13 -7.25 -17.52
Số liệu bảng 3.2 cho thấy:
- Lợi nhuận ở phương án 1 là 8,124,623,000 đồng, phương án 2 là 6,573,639,000 đồng. Như vậy, lợi nhuận ở phương án 1 cao hơn lợi nhuận có thể thu được từ phương án 2 là 1,550,984,000 đồng => phương án 1 cho lợi nhuận cao hơn.
- Theo phương án 2 thì doanh nghiệp phải đạt sản lượng tiêu thụ 353,865 sản phẩm mới hòa vốn, còn ở phương án 1 thì doanh nghiệp chỉ cần tiêu thụ 316,367 sản phẩm là đã hòa vốn, thấp hơn phương án 2 là 37,498 sản phẩm , do đó doanh thu hòa vốn ở phương án 2 cao hơn phương án 1. Doanh thu hòa vốn ở phương án 2 là 7,785,030,000 đồng, trong khi doanh thu hòa vốn ở phương án 1 là 6,960,074,000 đồng, thấp hơn 824,956,000 đồng so với phương án 2 => Phương án 1 cho phép doanh nghiệp hòa vốn nhanh hơn.
- Doanh thu an toàn ở phương án 1 là 12,674,926,000 đồng, phương án 2 là 11,475,970,000 đồng, thấp hơn phương án 1 là 1,198,956,000 đồng. Tỷ lệ doanh thu an toàn ở phương án 1 là 64.55%, phương án 2 là 59.58%. Như vậy theo phương án 1 thì mức độ an toàn trong kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn phương án 2.
- Ở phương án 1 trong 100 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu về có 41.38 đồng lợi nhuận, còn ở phương án 2 có 34.13 đồng lợi nhuận, thấp hơn 7.25 đồng so với phương án 1 => phương án 1 cho tỷ lệ lợi nhuận cao hơn.
- Khi doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng chi phí, nếu theo phương án 1 doanh nghiệp sẽ thu được 70.59 đồng lợi nhuận, còn nếu theo phương án 2 thì doanh nghiệp chỉ thu được 51.81 đồng, ít hơn 18.78 đồng so với phương án thứ 1.
- Độ lớn đòn bẩy kinh doanh ở phương án 1 thấp hơn phương án 2. Ở phương án 1 độ lớn đòn bẩy kinh doanh là 1.55 , ở phương án 2 là 1,68 => theo phương án 2 thì lợi nhuận sẽ nhạy cảm với sự biến động của doanh thu hơn phương án 1.
Kết luận: Mục tiêu của doanh nghiệp là có được mức lợi nhuận cao nhất khi thực hiện các phương án. Vậy nên, doanh nghiệp nên thực hiện theo phương án 1 để thu được lợi nhuận cao hơn.
Trong nền kinh tế thị trường, bất kỳ công ty nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng đều mong muốn đạt được lợi nhuận cao nhất. Trong xu thế của nền kinh tế mở như hiện nay, cộng với việc Việt Nam đã gia nhập WTO tạo điều kiện thuận lợi cũng như mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, bên cạnh đó cũng là những khó khăn, thách thức, áp lực cạnh tranh gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước. Nhà kinh doanh muốn thắng thế trên thị trường cần phải nắm rõ tình hình kinh tế thực tế của mình như thế nào, muốn vậy họ phải sử dụng hàng loạt các công cụ quản lý trong đó kế toán là công cụ quan trọng nhất đặc biệt là kế toán quản trị vì nó giúp việc quy định giá cả, phương thức thanh toán trong nghiệp vụ bán hàng linh hoạt và đa dạng. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế tà chính , kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế.
Qua quá trình học tập, tìm hiểu môn học “Kế toán quản trị” và tiến hành làm đồ án môn học, em nhận thấy được sự cần thiết của môn học cũng như việc ứng dụng nó trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồ án môn học thực sự là một công cụ hữu hiệu để mỗi sinh viên có thể củng cố lại những kiến thức đã được học đồng thời phát hiện ra những thiếu sót, những tu duy sai lệch để kịp thời điều chỉnh và rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho việc thực hành kế toán sau này.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phạm Thị Hồng Hạnh trong bộ môn Kế toán doanh nghiệp đã giúp đỡ em để em có thể hoàn thành đồ án môn học này.
Do còn nhiều hạn chế về thời gian, kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đồ án môn học này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thư