Bảng 2.2.2 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong chi phí NCTT ST

Một phần của tài liệu đồ án kế toán quản trị (Trang 43 - 46)

II. Phân tích sự biến động của các khoản mục chi phí trong tổng chi phí.

Bảng 2.2.2 Phân tích sự biến động của từng yếu tố chi phí trong chi phí NCTT ST

ST

T

Các chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 So sánh Tính trên 1 đơn vị sản lượng

Số tiền Tỷ trọng CP/ Tổng khoản mục Số tiền Tỷ trọng CP/ Tổng khoản mục Chênh lệch số tiền % chênh lêch số tiền Chênh lệch tỷ trọng

Năm 2019 Năm 2020 Chênh

lệch tuyệt đối % chênh lệch II Chi phí NCTT 3,545,000,000 100 4,100,000,000 100 555,000,000 15.66 0.00 4,631 4,824 192 4.15 1 Lương 2,550,000,000 71.93 2,950,000,000 71.95 400,000,000 15.69 0.02 3,331 3,471 139 4.18 2 Các khoản trích 599,250,000 16.90 693,250,000 16.91 94,000,000 15.69 0.01 783 816 33 4.18 3 Ăn ca 395,750,000 11.16 456,750,000 11.14 61,000,000 15.41 -0.02 517 537 20 3.93

Qua số liệu bảng 2.2.2 có thể rút ra nhận xét về tình hình biến động của từng yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp như sau :

Tổng chi phí nhân công trực tiếp năm 2019 là 3,545,000,000 đồng , của năm 2020 là 4,100,000,000 đồng tăng 555,000,000 đồng so với năm 2019, tương ứng với tỷ lệ tăng 15.66% .Chi phí nhân công trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm năm 2020 là 4823.53 đồng tăng 192.18 đồng so với năm 2019 ,tương ứng với tỷ lệ tăng 4.15%. Trong đó các yếu tố biến động cụ thể như sau :

+ Lương cho công nhân sản xuất năm 2020 là 2,950,000,000 đồng tăng 400,000,000 đồng so với năm 2019 , tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.69% . Năm 2020 tỷ trọng chi phí tiền lương cho công nhân sản xuất trong tổng chi phí nhân công trưc tiếp là 71.95% tăng 0.02% so với năm 2019. Chi phí tiền lương cho một sản phẩm năm 2020 là 3,471 đồng tăng 139 đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 4.18%. Chi phí lương tăng chủ yếu do lương cơ bản của công nhân tăng theo chế độ của Nhà nước , năng suất lao động của công nhân tăng , doanh nghiệp tăng số lượng lao động để mở rộng sản xuất, ...

+ Các khoản trích theo lương năm 2020 là 693,250,000 đồng , tăng 94,000,000 đồng tương ứng với 15.69% so với năm 2019. Tỷ trọng các khoản trích theo lương năm 2020 trong tổng chi phí nhân công trực tiếp là 16.91 % tăng 0.01% so với năm 2019 . Chi phí các khoản trích theo lương cho một sản phẩm năm 2020 là 816 đồng tăng 33 đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 4.18% , do chi phí tiền lương tăng.

+ Chi phí ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm năm 2020 là 456,750,000 đồng tăng 61,000,000 so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng là 15.41%. Năm 2020 , tỷ trọng chi phí ăn ca trong tổng chi phí nhân công trực tiếp là 11.14% giảm 0.02% so với năm 2019.Chi phí ăn ca cho một đơn vị sản phẩm năm 2020 là 537 đồng tăng 20 đồng so với năm 2019 tương ứng với tỷ lệ tăng 3.93%.

Như vậy chi phí nhân công trực tiếp tăng là do các chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương và chi phí ăn ca đồng loạt tăng.Nguyên nhân là do:

+ Tăng khối lượng sản phẩm xản xuất đòi hỏi phải tăng công nhân vì thế chi phí tiền lương tăng.

+ Giá cả thị trường tăng , đơn giá tiền lương tăng, lương cơ bản nhà nước quy định tăng.

+ Chế độ đãi ngộ của công ty với công nhân tăng lên vì thế tiền ăn ca cũng tăng lên. *Biện pháp khắc phục: Việc tiết kiệm chi phí tiền lương sẽ làm giảm giá thành sản phẩm song công việc tiết kiệm này phải dựa trên cơ sở

+ Tăng năng suất lao động, đưa ra các chính sách khuyến khích người lao động hăng say trong công việc, có động lực làm việc như tăng các chế độ tiền lương, tiền thưởng,thực hiện công tác văn hóa, thể thao khiến cho các lao động trẻ tham gia nhiệt tình,làm không khí lao động trở nên vui vẻ.

+ Giảm lao động dư thừa, cắt giảm những lao động không có khả năng làm việc hoặc không có tinh thần lao động gây giảm năng suất lao động chung của công ty.

+Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho công nhân viên, công ty có thể đào tạo tại chỗ hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở có chất lượng. Đồng thời nâng cao yêu cầu tuyển dụng lao động nhằm đảm bảo chất lượng lao động ngay từ đầu vào.

+ Tận dụng khoa học kỹ thuật, chuyên môn hoá sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị nhằm tiết kiệm hao phí lao động. Ứng dụng công nghệ mới trong các khâu sản xuất, đóng gói, in bao bì,...

+Phải chú ý đến biến động của thị trường nhiều hơn, cải tạo chế độ ăn ca cho công nhân sao cho vừa đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho công nhân vừa tiết kiệm được chi phí ăn ca.

Một phần của tài liệu đồ án kế toán quản trị (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w