Hoàn thiện quy trình quản lý cho vay KHCN tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 90 - 93)

6. Kết cấu của luận văn

3.2. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VÀ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

3.2.2. Hoàn thiện quy trình quản lý cho vay KHCN tại chi nhánh

Cơ sở của giải pháp: Kết quả phỏng vấn cho thấy, đa phần người được phỏng vấn thấy rằng quy trình quản lý cho vay KHCN đang có vấn đề - nhất là trong việc đo lường rủi ro, giám sát rủi ro và xử lý rủi ro. Một trong những vấn đề nhận thấy của hạn chế là tỷ lệ nợ xấu, nợ có vấn đề bắt nguồn từ nguyên nhân do quản trị rủi ro không tốt. Thêm vào đó, quy trình quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản lý cho vay KHCN nói riêng trong chi nhánh cũng không xác định được giá trị tài sản đảm bảo theo giá trị hiện hành, hoặc thẩm định tài sản đảm bảo khá lỏng lẻo. Do vậy, điều cần thiết là phải hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Mục tiêu của giải pháp: đưa nợ xấu xuống mức tối thiểu, đồng thời giải quyết dứt điểm toàn bộ nợ đọng của các khoản cho vay KHCN - nhất là đối với các khoản cho vay để xây mới tài sản cố định.

Nội dung của giải pháp: Theo tác giả thì có thể đề xuất những nội dung như sau để hoàn thiện được quản trị rủi ro cho vay KHCN:

Nội dung 1, chi nhánh cần phải thắt chặt tài sản đảm bảo với các đối tượng vay vốn. Cụ thể, đối với các cá nhân vay vốn thì chỉ nên cho vay tối đa 70% giá trị căn hộ tính trên hợp đồng mua bán. Các minh chứng như thu nhập của chính người

vay vốn (kèm theo vợ hoặc chồng) bắt buộc phải có. Đối với các khoản đảm bảo bằng sổ tiết kiệm hoặc giấy tờ có giá thì có thể xem xét cho vay thêm vì các nguồn này mang tính chất chắc chắn.Thêm vào đó, đa phần khách hàng vay vốn loại này sẽ đảm bảo bằng chính tài sản sẽ hình thành từ nguồn vốn vay. Chi nhánh nên xem xét vị trí của các khu căn hộ và chủ đầu tư, bởi trên thị trường hiện tại bị ảnh hưởng khá nhiều bởi quan điểm “địa thế” và quan điểm “chủ đầu tư”. Ngoài ra, khi thanh toán thì yêu cầu doanh nghiệp vay vốn phải thông báo với người mua nhà chuyển tiền qua tài khoản của chi nhánh để đảm bảo nguồn thu nợ chắc chắn – vì đây được coi là tài sản sẽ hình thành vốn vay. Giới hạn cấp tín dụng dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản giảm xuống 60% do khả năng thanh khoản trên thị trường trong thời gian tới có thể giảm xuống. Đối với việc cầm cố giấy tờ có giá là các khoản phải thu, giá trị chấp nhận nên mở rộng lên đến 100% do khả năng thanh toán của khách hàng thường cao, và cũng phù hợp hơn so với các chi nhánh của các ngân hàng khác cùng địa bàn.

Nội dung 2, giao chỉ tiêu đến từng nhân viên trong việc quản lý thu hồi nợ xấu, nợ quá hạn. Chính sách này sẽ quy định về cách thức, biện pháp phối hợp xử lý và trách nhiệm giải quyết nợ quá hạn, chính sách này cần được xây dựng đối với từng ngành nghề, từng nhóm khách hàng. Cụ thể đối với chính sách này, lãnh đạo chi nhánh nên áp toàn bộ các chỉ tiêu đối với nhân viên: nhân viên nào cấp tín dụng thì sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với ngân hàng trong việc xử lý các khoản phải đòi, đồng thời lương và thưởng sẽ gắn chặt vào đó. Nếu không thực hiện được sẽ cắt giảm lương và thưởng trong những tháng tiếp theo, đồng thời có chế độ thông báo rộng rãi trong hệ thống. Các khoản nợ đã lâu thì chủ động xử lý dứt điểm các khoản nợ này thông qua mua bán nợ với các công ty quản lý tài sản (AMC) thuộc các ngân hàng thương mại và của nhà nước (VAMC); hoặc tiến hành thương thảo với khách hàng bán cho các doanh nghiêp hoặc người dân để thu hồi vốn trong ngân hàng.

Nội dung 3, chi nhánh nên theo dõi tập trung các khoản nợ có vấn đề theo mô hình: (1) Theo dõi, tiếp nhận thông tin và xác định danh mục nợ xấu cần xử lý của

chi nhánh; (2) Phân tích, đánh giá và xây dựng phương án xử lý nợ phù hợp đối với từng khách hàng và tham mưu, đề xuất xử lý nợ lên Ban Giám đốc chi nhánh. Trong đó, kế hoạch xử lý nợ xấu phải cụ thể theo từng khách hàng, có lịch trình và thời gian; định kỳ hàng tháng phải rà soát kết quả thực hiện để đưa giải pháp cho tháng kế tiếp; (3) Thực thi các biện pháp xử lý nợ theo phê duyệt của cấp trên; (4) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình xử lý nợ của chi nhánh.

Nội dung 4, tăng cường các biện pháp thu hồi nợ theo phương thức xử lý nợ có vấn đề trực tiếp thông qua các kiến nghị với ban giám đốc, bằng các biện pháp như (1) Trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại nợ, chuyên viên quan hệ khách hàng thường xuyên đôn đốc, khuyến khích bên vay trả nợ. Một số biện pháp hỗ trợ khách hàng mà chi nhánh đang thực hiện tốt và cần phát huy là giảm, miễn lãi cho người vay, tiếp tục cho vay với điều kiện giảm dần dư nợ… Từ đó giảm bớt khó khăn tài chính của khách hàng, tạo nên mối quan hệ tương hỗ giữa ngân hàng và người vay, khuyến khích khách hàng trả nợ. (2) Khai thác tối đa nguồn thu nợ từ TSBĐ; dựa trên nguồn tài sản đảm bảo đã được đề cập tại Nội dung 1. Để làm được mục tiêu đó, ngân hàng cần thực hiện các bước như sau:

Thứ nhất là rà soát lại toàn bộ hồ sơ về nhận TSBĐ liên quan đến khoản nợ xấu. Tiến hành bổ sung các tài liệu với những bộ hồ sơ còn chưa đầy đủ để đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp khi xử lý tài sản.

Thứ hai là định giá lại toàn bộ TSBĐ theo giá trị thị trường, yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ đối với trường hợp tài sản bị giảm giá trị lớn.

Thứ ba là đề xuất phương án xử lý tài sản phù hợp với đặc điểm thực tế:

+ Đối với các tài sản thanh khoản cao: ngân hàng đề nghị khách hàng chủ động thực hiện bán tài sản hoặc thỏa thuận để ngân hàng chủ động xử lý tài sản để thu hồi nợ.

+ Đối với các tài sản có thời gian chuyển nhượng dài: ngân hàng có thể tự bán đấu giá công khai hoặc thông qua trung tâm bán đấu giá...

+ Đối với các TSBĐ đang có tranh chấp cần sự can thiệp về pháp luật: thực hiện khởi kiện quyết liệt để sớm có bản án, từ đó đề nghị thi hành án xử lý TSBĐ.

Trong quá trình khởi kiện, cần ưu tiên thực hiện phương án hòa giải (các bên đàm phán, bày tỏ ý kiến và thống nhất quan điểm với nhau thông qua tòa án) để rút ngắn thời gian có bản án, hạn chế việc kháng cáo khiến việc xử lý khoản nợ bị kéo dài.

Kết quả dự tính: Giải quyết toàn bộ nợ đọng từ cho vay KHCN, đưa tỷ lệ nợ xấu còn dưới 0.7% vào năm 2022.Hình thành nên thói quen thẩm định kỹ càng tài sản đảm bảo của nhân viên tín dụng trong toàn chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)