Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 67 - 71)

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm2018 Năm2019 Năm2020

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Dư nợ 923 100.00% 1.134 100.00% 1.450 100.00%

Mua nhà ở 198 21.45% 241 21.25% 350 24.14%

Mua ô tô 102 11.05% 165 14.55% 211 14.55%

Vay sản xuất kinh

doanh 543 58.83% 675 59.52% 845 58.28%

Các loại hình khác 80 8.67% 53 4.67% 44 3.03%

(Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2018-2020)

Bảng 2.2 cho thấy một vấn đề đáng chú ý tại chi nhánh khi cho vay khách hàng cá nhân: hoạt động cho vay để sản xuất kinh doanh chiếm một tỷ trọng đáng kể, và luôn chiếm trên 55% trong tất cả các năm. Dư nợ vay sản xuất kinh doanh vẫn tăng qua các năm, và tăng đến đỉnh điểm vào năm 2020 với hơn 845 tỷ đồng. Đây cũng là năm mà dư nợ cho vay khách hàng cá nhân đạt kỉ lục trong tất cả các năm từ 2018, song về tỷ trọng lại có xu hướng giảm đi, bởi đây là năm mà tình hình dịch bệnh diễn biến phức

tạp trên toàn cầu, nhu cầu về vốn để tập trung hoạt động các cá nhân, hộ kinh doanh dường như có xu hướng giảm xuống, Chi nhánh đã quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó trước tác động của dịch bệnh, hỗ trợ các khách hàng tháo gỡ khó khăn với việc Chi nhánh đã tiết kiệm triệt để giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay tạo điều kiện cho khách hàng vay mới phục hồi sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh hoạt động cho vay sản xuất kinh doanh là hoạt động cho vay mua nhà ở. Năm 2018, dư nợ cho vay mua nhà là 198 tỷ thì đến năm 2020 đã tăng gần gấp đôi lên đến 350 tỷ đồng. Do thị trường bất động sản trên khu vực có nhiều biến động, giá đất tăng cao nên người dân có nhu cầu mua đât và nhà ở tăng cao để tích lũy. Vấn đề cần chú ý là thị trường bất động sản tại địa bàn đang ở mức tăng nóng kỉ lục trong vòng 10 năm trở lại đây, nên việc định giá bất động sản tại chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro nhất định. Đặc biệt là quá trình thẩm định khách hàng, tránh cho vay đầu tư, kinh doanh sinh lời từ mua bán bất động sản, không phải nhu cầu bất động sản thực sự để ở tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Dư nợ cho vay đối với ô tô chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ chi nhánh, tăng dần, khoảng 11,05% vào năm 2018 và lên là 14,55% vào năm 2020. Phải nói rằng dư nợ cho vay mua ô tô không giảm mà lại tăng đều đều theo thời gian. Nguyên nhân của tình trạng này là vào những năm gần đây, chi nhánh có phối hợp với các hãng và các cửa hàng bán ô tô thực hiện các hoạt động cho vay linh hoạt: chỉ cần mua ô tô của cửa hàng đó thì sẽ được vay vốn tại chi nhánh với một mức lãi suất thỏa thuận. Điều này làm cho dư nợ vay ô tô tăng nhanh. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay mua ô tô của chi nhánh vẫn ở mức thấp do nhiều nguyên nhân, là (1) sự cạnh tranh quá mạnh từ phía các NHTM khác, và của các công ty tài chính trên thị trường, điển hình là FE Credit – khi cho vay lỏng hơn chi nhánh; (2) Cho vay ô tô có rủi ro lớn là giá xe giảm nhanh theo thời gian nên chi nhánh không tập trung nhiều nguồn lực với hoạt động cho vay này. Chính vì vậy mà tỷ trọng không cao.

Cuối cùng là các hoạt động cho vay khác tại chi nhánh, như cho vay qua thẻ (tín chấp, tín dụng) hay chứng minh tài chính. Các hoạt động này đang được chi nhánh đẩy mạnh phát triển để cạnh tranh với các chi nhánh NHTM khác và công ty

tài chính trên thị trường, song, mặc dù có tăng về dư nợ, nhưng tỷ trọng lại giảm qua các năm – bằng chứng là bắt đầu từ năm 2018, tỷ trọng là 8,67% và giảm còn là 3,03% (năm 2020). Các năm sau, chi nhánh đã cố gắng tăng hoạt động này, song tỉ trọng cũng chưa cao. Một trong những nguyên nhân chính là giảm dư nợ cho vay chứng minh tài chính do ảnh hưởng nhiều quy định, chính sách thay đổi từ NHNN.

Khách hàng cá nhân vay vốn tại Chi nhánh BIDV Hà Nam là các cá nhân, hộ gia đình những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định có nhu cầu vay vốn phục vụ cho những mục đích sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó.

Cho vay KHCN vay vốn tại Chi nhánh BIDV Hà Nam thường nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của khách hàng như vay mua ô tô, mua nhà hoặc sửa chữa nhà, mua sắm trang thiết bị nội thất,…hoặc vay vốn sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào từng mục đích vay vốn và hình thức cho vay mà các khoản vay của KHCN có thời hạn: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của cá nhân và hộ gia đình do đó thời hạn vay thường là ngắn hạn. Bên cạnh đó, đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình, thời hạn thường là trung hạn và dài hạn tùy thuộc vào khả năng đáp ứng nguồn vốn của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng, đối với những khoản vay mua nhà, sửa chữa nhà ở, thời hạn cho vay có thể kéo dài lên đến 20 năm. Tại Chi nhánh BIDV Hà Nam quy mô dư nợ cho vay KHCN tập trung nhiều vào nhu cầu cho vay SXKD với kỳ hạn cho vay ngắn và chiếm tỷ trọng lớn . Cụ thể như sau: Quy mô của các hợp đồng cho vay KHCN thường nhỏ do KHCN vay vốn thường là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh trên quy mô hộ gia đình nên nhu cầu vốn mà họ xin vay thường không lớn. Thêm vào đó điều kiện về tài sản đảm bảo của KHCN thường không nhiều và giá trị tài sản không lớn làm cho số vốn NH chấp thuận cho KHCN vay thường không cao. Đồng thời khi khách hàng có nhu cầu mua sắm hàng hóa để tiêu dùng, họ thường có xu hướng tiết kiệm từ trước. Họ tìm đến ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt tạm thời.

Tuy vậy, số lượng KHCN vay vốn tại Chi nhánh BIDV Hà Nam thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các khách hàng vay vốn tại Chi nhánh.. Đặc biệt trong những năm gần đây xu thế hoạt động theo định hướng là ngân hàng bán lẻ nên Ngân hàng đã tăng cường phát triển cho vay các KHCN vì thế số lượng khách hàng vay vốn ngày càng gia tăng . Theo đó quy mô cho vay KHCN cũng tăng lên ,mặc dù quy mô cho vay KHCN của Chi nhánh tăng dần qua các năm tuy nhiên dư nợ cho vay KHCN tại Chi nhánh còn chiểm tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ của Chi nhánh.

Cho vay KHCN là khoản mục cho vay có chi phí cao hơn nhiều so với khoản mục cho vay KHDN do số lượng các khoản cho vay KHCN là rất lớn nhưng quy mô của từng khoản vay thường nhỏ nên Ngân hàng phải bỏ ra nhiều chi phí (cả về nhân lực và công cụ) trong việc phát triển khách hàng, lập hồ sơ, thẩm định, xét duyệt, và quản lí các khoản vay… Một nguyên nhân khác khiến chi phí của các khoản cho vay KHCN cao là vì hoạt động cho vay KHCN ở nước ta mới được phát triển trong những năm gần đây, nhiều hình thức cho vay còn khá mới mẻ đối với khách hàng. Do đó ngân hàng phải tiến hành các chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm để phát triển khách hàng, mở rộng thị phần, hoạt động này góp phần làm cho chi phí các khoản cho vay KHCN tăng thêm

Các khoản cho vay KHCN thường là những khoản cho vay có độ rủi ro cao đối với ngân hàng vì trong danh mục cho vay KHCN có nhiều sản phẩm cho vay không cần tài sản đảm bảo và nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là qua quỹ lương hàng tháng của khách hàng. Tuy nhiên, tình hình tài chính của KHCN thường thay đổi nhanh chóng theo tình trạng công việc, sức khỏe và từ môi trường kinh tế. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lí yếu, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học kĩ thuật và công nghệ lạc hậu do đó rủi ro cao, công việc kinh doanh có thể dễ dàng thất bại, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

Ngoài ra, việc thẩm định và quyết định cho vay KHCN thường gặp nhiều khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ, không rõ ràng, nguồn thông tin do chính khách

hàng cung cấp rất khó xác định tính trung thực, do đó chất lượng thẩm định khách hàng không cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định cho vay của ngân hàng. Các khoản cho vay KHCN thường có lãi suất cao hơn so với các khoản cho vay KHDN của NHTM. Nguyên nhân là do chi phí của việc cho vay KHCN khá lớn, việc cho vay đối với KHCN chứa đựng rủi ro cao như đã đề cập ở trên.

Với nhóm chỉ tiêu nợ xấu

Cho vay chiếm khoảng trên 95% tổng tài sản của chi nhánh, và hoạt động cho vay KHCN cũng có tỷ trọng không nhỏ: khoảng 25% - 27% dư nợ cho vay nên các nhóm chỉ tiêu về nợ xấu phản ánh tốt nhất tình trạng quản lý cho vay KHCN.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)