IV Xử lý rủi ro Điểm bình quân
4.1 Biện pháp miễn giảm lãi mang lại hiệu quả tích cực 3,76
4.2 Biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ mang lại hiệu quả tích cực
3,76
4.3 Biện pháp cho vay khoản nợ mới để trả nợ khoản cũ mang lại
hiệu quả tích cực 3,02
4.4 Biện pháp sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu mang lại hiệu quả tích
cực 3,88
4.5 Biện pháp xử lý TSBĐ của khách hàng mang lại hiệu quả tích
cực 3,39
4.6 Biện pháp bán nợ xấu cho tổ chức mua bán nợ mang lại hiệu quả
tích cực 3,49
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Qua khảo sát có thể thấy biện pháp đạt hiệu quả nhất là sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu(Mục 4.4 – Bảng 2.9) với 12% người được hỏi đánh giá điểm 3/5, 88% còn lại chấm 4/5. Tiếp theo là biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ và miễn giảm lãi (Mục 4.1, 4.2- Bảng 2.9) điểm trung bình là 3.76. Bên cạnh đó, biện pháp xử lý TSBĐ của khách hàng (Mục 4.5 – Bảng 2.9) lại có những ý kiến khác nhau của các người được hỏi, tuy nhiên phần lớn các người được hỏi chưa hài lòng với các biện pháp này với 10% số người chỉ cho 2/5 điểm do các biện pháp này chưa mang lại kết quả cụ thể mà chỉ giúp chi nhánh tạm thời loại bỏ nợ xấu khỏi báo cáo tài chính. Còn lại các biện pháp bán nợ xấu cho tổ chức mua bán nợ, cho vay khoản nợ mới để trả nợ khoản cũ đều không được đánh giá cao với mức điểm bình quân dưới 3.5
Do đó, có thể nhận xét về các biện pháp kiểm soát nợ như sau: chi nhánh kiểm soát nợ vẫn còn có vấn đề khi phải xóa nợ cho 1 số khoản mục vay nhất định, chủ yếu đối với các đối tượng đã tuyên bố phá sản nhưng không bù đắp được khoản nợ.
*Thực trạng quản lý cho vay dựa trên đánh giá của khách hàng vay vốn
Nhóm chỉ tiêu này được xây dựng tương tự với chỉ tiêu phỏng vấn chuyên viên ngân hàng. Tác giả phát ra 150 phiếu khảo sát đối với khách hàng đã và đang vay vốn tại chi nhánh. Số lượng phiếu thu về là 150 phiếu, tất cả số phiếu thu về đều hợp lệ.