Mức độ tác động của nguyên nhân bộ máy quản lý chưa hoàn thiện

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 77 - 79)

V Nguyên nhân về bộ máy quản lý cho vay KHCN Điểm bình quân

5.1 Bộ máy tổ chức quản lý cho vay được bố trí hợp lý 2,66 5.2 Hệ thống nhận diện rủi ro, cảnh báo rủi ro, đo lường

rủi ro trong cho vay KHCN hoàn thiện 2,95 5.3 Việc tuân thủ quy trình cấp tín dụng trong cho vay

KHCN nghiêm túc 3,15

5.4 Quy trình liên quan đến TSBĐ đã phù hợp 3,05 5.5 Hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay hiệu

quả 3,00

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nhận xét chung: nhóm chỉ tiêu này ở mức độ ảnh hưởng tương đối, dao động quanh mức điểm bình quân từ 2.66 đến 3.65 điểm.

Thứ nhất, do bộ máy tổ chức quản lý cho vay KHCN chưa được bố trí hợp lý (mục 5.1 – Bảng 2.14) cho thấy 54% số người được khảo sát cho rằng điều này ảnh hưởng ít đến kết quả hạn chế và xử lý nợ xấu. Do đó, điểm của chỉ tiêu này khá thấp, chỉ 2.66 điểm.Thực tế bộ máy tổ chức của chi nhánh chưa có sự tách biệt các chức năng cấp tín dụng, giám sát rủi ro và xử lý rủi ro. Đây là mô hình tổ chức có nhiều nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng đã được Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng khuyến cáo cần phải thay đổi để nâng cao hiệu quả và an toàn cho hệ thống NHTM.

Thứ hai, do hệ thống nhận diện rủi ro, cảnh báo rủi ro, đo lường rủi ro của chi nhánh chưa hoàn thiện (Mục 5.2 phụ lục 3). 24% số người được khảo sát cho rằng nguyên nhân này có mức độ ảnh hưởng rất nhiều và nhiều người đánh giá tầm ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu cao. Một số vấn đề đặt ra ở đây cho thấy, khi thẩm định trong cho vay KHCN, chi nhánh được quyết một số phần như thời gian cho vay, lãi suất cho vay (với các khoản vay dưới 16 tỷ); song lãi suất vẫn còn cao và thời gian cho vay vẫn còn phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Do đó, việc này tạo áp lực trả nợ với khách hàng vì lãi suất cao; mà lại khó quản lý vì thời gian dài.

Thứ ba, do việc tuân thủ quy trình tín dụng trong cho vay KHCN chưa nghiêm túc (Mục 5.3 – Bảng 2.14). Thực tế mặc dù quy trình cho vay tương đối

chặt chẽ nhưng đối với khách hàng quen, các nhân viên tín dụng và ban lãnh đạo chi nhánh thường ưu tiên cho tiến hành nhanh các thủ tục để giữ chân khách hàng. Điều này đã được 29% số người đánh giá mức độ tác động tiêu cực là nhiều và số còn lại đánh giá mức độ tác động là trung bình.

Thứ tư, các quy trình liên quan đến TSBĐ còn bất cập (Mục 5.4 – Bảng 2.14) được 15% số nhân viên được khảo sát đánh giá mức độ ảnh hưởng nhiều. Thực tế, tỷ lệ các khoản vay có TSBĐ của chi nhánh là khoảng 90%, trong đó TSBĐ là bất động sản chiếm khoảng 60%, tuy nhiên khi phát sinh nợ xấu, phần giá trị thu hồi được từ việc thanh lý TSBĐ rất khiêm tốn so với giá trị được định giá ban đầu. Bên cạnh đó, việc phát mại TSBĐ để thu hồi nợ cũng chưa có quy trình rõ ràng nên các chuyên viên xử lý nợ xấu đôi khi rất lúng túng trong việc thực hiện biện pháp xử lý nợ xấu này.

Thứ năm, hệ thống kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay trong cho vay KHCN chưa hiệu quả (Mục 5.4 – Bảng 2.14) 100% số người được khảo sát đánh giá nguyên nhân này chỉ tác động ở mức trung bình. Thực tế là mặc dù chi nhánh đã xây dựng bộ máy và các quy trình liên quan đến kiểm tra giám sát, tuy nhiên bộ phận này chưa đủ nhân lực so với khối lượng công việc quá nhiều và các chuyên viên trong bộ phận này chính là các chuyên viên, lãnh đạo trong chi nhánh kiêm nhiệm. Thêm vào đó, việc tìm kiếm thông tin quá hạn chế làm cho khả năng thẩm định các dự án vay nhà ở cũng không an toàn.

Bất cập về nhân sự

Những tồn tại trong công tácquản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của chi nhánh có nguyên nhân quan trọng do bất cậptrong đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng, cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)