Mức độ tác động của nguyên nhân bất cập về nhân sự

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 79 - 81)

VI Nguyên nhân bất cập về nhân sự Điểm bình quân

6.1 Hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận

3,63 6.2 Đạo đức của một bộ phận chuyên viên đi xuống

2,73 6.3 Chưa quy định nhiệm vụ chi tiết cho từng nhân viên

3,00 6.4 Chính sách thưởng phạt chưa phát huy tác dụng

3,05

6.5 Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực chưa được chú trọng

3,71

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

76% nhân viên được khảo sát cho rằng ít khả năng do đạo đức của một bộ phận chuyên viên đi xuống (Mục 6.2 – Bảng 2.15), các ý kiến đều cho rằng do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận quan hệ khách hàng (Mục 6.1 – Bảng 2.15). Trong đó, 24% đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là nhiều và rất nhiều, 41% đánh giá mức độ trung bình, số còn lại đánh giá mức độ ảnh hưởng ít.

Bên cạnh đó, việc chưa quy định nhiệm vụ chi tiết cho các nhân viên (Mục 6.3 – Bảng 2.15) cũng khiến 24% nhân viên đánh giá là ảnh hưởng nhiều đến kết quả công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN. Chi nhánh chưa có sự phân biệt rõ ràng các chức năng: quan hệ khách hàng, thẩm định và quản lý nợ, tức là một chuyên viên quan hệ khách hàng có thể kiêm cả ba chức năng này, dẫn đến khó kiểm soát và khối lượng công việc quá lớn, thực hiện chồng chéo, không hiệu quả.

Ngoài ra, chế độ thưởng phạt chưa phát huy tác dụng (Mục 6.4 – Bảng 2.15). 24% số người được khảo sát cho rằng nguyên nhân này cũng ảnh hưởng nhiều đến những kết quả tiêu cực của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Đặc biệt, việc ban lãnh đạo chi nhánh giao chỉ tiêu cho mỗi chuyên viên phải đạt một mức tối thiểu dư nợ tín dụng theo tháng và trả lương theo KPI là áp lực không nhỏ khiến các chuyên viên đôi khi bất chấp rủi ro để hoàn thành chỉ tiêu cá nhân của mình.

6.5 – Bảng 2.15) nhằm nâng cao chất lượng chuyên viên quan hệ khách hàng nói riêng và chất lượng toàn thể nhân sự của chi nhánh nói chung. 39% số nhân viên cho rằng điều này tác động rất nhiều đến kết quả hạn chế và xử lý nợ xấu, số còn lại chỉ đánh giá nguyên nhân này tác động ở mức trung bình.

* Nguyên nhân khách quan

Về cơ bản, các nguyên nhân được tập hợp như sau

Thứ nhất, do những yếu tố rủi ro bất khả kháng: thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa…(Mục 7.1 – Bảng 2.16). Trong đó, 85% số người khảo sát cho rằng nguyên nhân này ảnh hưởng trung bình đến thực trạng nợ xấu của chi nhánh.

Thứ hai, do sự cạnh tranh gay gắt xuất phát từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Mục 7.2 - Bảng 2.16).Có tới 24% lại đánh giá mức độ ảnh hưởng của nguyên nhân này là nhiều. Ngoài những chi nhánh của các ngân hàng truyền thống như Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Ngoại thương, thì các các công ty tài chính – điển hình là FE Credit và hệ thống cầm đồ F88 - cũng đang tích cực mở rộng hoạt động cho vay, ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu về chất của chi nhánh. Các tổ chức trên không chỉ cạnh tranh về giá (Chào lãi của Ngân hàng Công Thương thấp hơn 0,5%/năm so với chi nhánh) mà còn về tài sản đảm bảo (Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt định giá cao hơn từ 7% đến 15%), về thời gian giải quyết (An Bình giải ngân trong vòng 3 ngày, VPBank thậm chí còn chấp nhận giải ngân qua zalo, qua sim điện thoại). Các công ty tài chính, tuy mức lãi suất cao hơn, nhưng thời gian thẩm định và giải ngân rất ngắn (khoảng 2 ngày), và chấp nhận mức cho vay nhỏ.Cuối cùng, trong những hộ kinh doanh nhỏ, còn thực hiện hoạt động vay thông qua phường/họ/hụi nên không cần vay vốn tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hà Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)