Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 95 - 97)

3.3. Các giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Agribank CNĐồng Nai

3.3.2.3.Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng

Theo phân tích hạn chế trong chƣơng 2, do đội ngũ cán bộ ngân hàng Agribank CN Đồng Nai còn thiếu và hầu hết còn rất trẻ nên kinh nghiệm còn hạn chế. Điều đó đã ít nhiều ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng trong cho vay. Cán bộ tín dụng là ngƣời trực tiếp thực hiện hoạt động tín dụng, cán bộ tín dụng phải là những ngƣời am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng nhƣ tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trƣờng và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến từng món vay. Điều này rất khó đạt đƣợc nếu một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều đối tƣợng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng năng lực làm việc cho cán bộ tín dụng tại chi nhánh và khắc phục những hạn chế về cán bộ tín dụng thời gian qua thì bản thân Agribank CN Đồng Nai cần tăng cƣờng đào tạo nhân viên hơn nữa để nâng cao cả về kỹ năng chuyên môn, phong cách làm việc và thái độ làm việc bằng những cách sau:

- Chuyên môn hóa trong cán bộ nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng bằng cách cử các cán bộ tín dụng phụ trách từng mảng tín dụng khác nhau về vay kinh doanh, vay đầu tƣ, vay sử dụng, phụ trách khách hàng doanh nghiệp theo từng lĩnh vực, khách hàng là hộ gia đình tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể…theo trình độ, thế mạnh của mình, nghĩa là không phân chia khách hàng quản lý theo khu vực mà phân chia khách hàng theo đối tƣợng để giúp cho nhân viên có những kiến thức chuyên sâu hơn từng mảng tín dụng. Bên cạnh đó, chi nhánh cần mở những lớp huấn luyện, bồi dƣỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trƣờng, công nghệ để không ngừng

nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ quan hệ khách hàng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tƣ cách đạo đức, thiếu trung thực, thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

- Tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thƣơng thảo hợp đồng và văn hoá doanh nghiệp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức về các loại sản phẩm tín dụng và một số kỹ năng cơ bản nhƣ:

+ Kỹ năng Marketing để quảng cáo, giới thiệu với khách hàng về các sản phẩm dịch vụ và thế mạnh của ngân hàng.

+ Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin có chọn lọc.

+ Kỹ năng phân tích, khả năng nhận định, đánh giá tình hình có căn cứ khoa học để đƣa ra các quyết định tốt nhất.

+ Kỹ năng đàm phán với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới các điều khoản có trong hợp đồng vay vốn bảo đảm cho hợp đồng vay vốn đƣợc tuân thủ nghiêm túc.

- Tổ chức thiết kế và thƣờng xuyên triển khai các chƣơng trình đào tạo về kỹ năng cho từng công việc cụ thể và về chuyên môn cho tất cả cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần chú trọng công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng cho cán bộ tín dụng để ngăn ngừa rủi ro đạo đức.

- Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng ngƣời, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ.

- Tổ chức đào tạo thƣờng xuyên về sản phẩm dịch vụ tín dụng đặc biệt tín dụng, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng. Kết hợp công tác đào tạo với công tác khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, thấy đƣợc những khó khăn, vƣớng mắc trong việc triển khai sản phẩm, nhằm có sự khắc phục, chỉnh sửa kịp thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 95 - 97)