Các nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 33 - 37)

1.2 Chất lƣợng tín dụng Ngân hàng

1.2.3.3.Các nhân tố thuộc về môi trƣờng vĩ mô

- Môi trƣờng kinh tế:

Trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng rất nhạy cảm với những biến động từ môi trƣờng kinh tế. Các biến động của nền kinh tế nhƣ: lạm phát, chu kì kinh tế, lãi suất, chỉ số giá cả, sự phát triển của khoa học công nghệ…Những yếu tố này có ảnh hƣởng trực tiếp đến việc mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng của NHTM. Lạm phát làm gia tăng giá cả của hàng hóa nói chung

hay nói cách khác là đồng tiền bị sụt giảm giá trị. Còn đối với các chủ thể kinh tế, lạm phát làm gia tăng chi phí đầu vào, tăng giá bán sản phẩm ảnh hƣởng đến doanh thu và lợi nhuận. Thực tế này ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của chủ thể kinh tế vay vốn để kinh doanh. Điều này nghĩa là ngân hàng đang đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn.

Bên cạnh đó, chu kì kinh tế cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay đối với doanh nghiệp. Cụ thể, trong thời kì nền kinh tế tăng trƣởng, sản xuất phát triển thì nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng tăng lên. Đây là điều kiện thuận lợi để ngân hàng mở rộng quy mô cho vay, đồng thời nâng cao chất lƣợng cho vay đảm bảo an toàn vốn và thu đƣợc mức lợi nhuận cao nhất. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái thì sản xuất bị kìm hãm mà lạm phát gia tăng thì nhu cầu vay vốn của khách hàng giảm sút, khi đó phạm vi đầu tƣ và hoạt động của NHTM bị thu hẹp.

Mức lãi suất mà NHTM cho vay cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn bởi sự biến động lãi suất trên thị trƣờng. Đồng thời nhân tố này cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Vì vậy ngân hàng cần điều chỉnh mức lãi suất cho vay đối với khách hàng phù hợp với lãi suất thị trƣờng, đồng thời đảm bảo lợi ích hài hòa giữa ngân hàng và khách hàng vay vốn.

Nhƣ vậy nền kinh tế ổn định, lạm phát đƣợc kiểm soát tốt và mức lãi suất cho vay hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi để NHTM có đƣợc những khoản vay chất lƣợng cao, đảm bảo mức thu nhập ổn định và tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho ngân hàng.

- Môi trƣờng chính trị, xã hội

Chính trị, xã hội ổn định là điều kiện tiền đề để nhân dân tin vào đƣờng lối lãnh đạo của đảng và nhà nƣớc. Từ đó tạo điều kiện thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc phục vụ phát triển kinh tế. Vì thế nhu cầu vay vốn của các chủ thể kinh tế đƣợc nâng cao. Về phía ngân hàng cũng có nhiều cơ hội mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay. Ngƣợc lại, khi môi trƣờng chính trị xã hội không ổn định

sẽ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tƣ và quản lý doanh nghiệp. Do vậy quy mô đầu tƣ bị thu hẹp kéo theo nhu cầu vay vốn của ngân hàng bị giảm sút và ảnh hƣởng đến chất lƣợng cho vay của NHTM.

- Môi trƣờng pháp lý

Môi trƣờng pháp lý trong kinh doanh là tổng hợp tất cả các yếu tố pháp lý tác động đến hoạt động kinh doanh nhƣ: hệ thống pháp luật, các biện pháp thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh luật của các chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trƣờng. Một môi trƣờng pháp lý chặt chẽ và ổn định sẽ là điều kiện tiên quyết thúc đẩy hoạt động kinh doanh khách hàng, tạo ra điều kiên thuận lợi hơn để khách hàng vay vốn ngân hàng. Ngƣợc lại, khi môi trƣờng pháp lý chƣa hoàn chỉnh và đồng bộ, liên tục thay đổi có thể tác động tiêu cực tới chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Hiện tại, hệ thống pháp luật ở Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, đây là vấn đề ảnh hƣởng rất lớn tới sự phát triển của ngân hàng và các chủ thể kinh tế.

- Môi trƣờng tự nhiên

Mặc dù mối quan hệ trong vay vốn giữa NHTM và khách hàng đƣợc thiết lập trên cơ sở lòng tin, sự ƣu đãi và tuân thủ nghiêm túc của các bên thì chất lƣợng cho vay của NHTM đối với khách hàng cũng có thể giảm sút do những rủi ro bất khả kháng. Đó là rủi ro xảy ra do các hiện tƣợng tự nhiên nhƣ hạn hán, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn… Những thay đổi này thƣờng xuyên xảy ra, tác động liên tục tới ngƣời vay. Môi trƣờng tự nhiên không thuận lợi là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ khách hàng, ảnh hƣởng tới khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, từ đó làm giảm chất lƣợng cho vay của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chƣơng 1, tác giả hệ thống lý thuyết về tín dụng ngân hàng và chất lƣợng tín dụng NHTM bao gồm các khái niệm về tín dụng, đặc điểm tín dụng ngân hàng, các hình thức tín dụng ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng ngân hàng bao gồm các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lƣợng. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng ngân hàng bao gồm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng, nhân tố thuộc môi trƣờng vĩ mô và nhân tố thuộc về khách hàng. Nội dung chƣơng 1 sẽ làm cơ sở cho quá trình phân tích chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh Đồng Nai ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

ĐỒNG NAI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai (Trang 33 - 37)