1.2. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY HỘ NGHÈO
1.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Đối với một quốc gia, nghèo đói thường gây ra những hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân dẫn đến trình độ dân trí thấp, bệnh tật, khủng bố, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội bị đe dọa. Vì vậy giúp đỡ cho người nghèo đều cần thiết. Nhưng khi tiến hành trên một quy mô lớn, cho cả quốc gia thì chỉ có lòng nhân ái thì chưa đủ, phải có trí tuệ, phải học hỏi kinh nghiệm để tìm những giải pháp lâu dài, tạo nên những con người tự chủ, tự tin, sống có nhân phẩm. Do đó chiến lược XĐGN là một chiến lược mà cả cộng đồng quốc tế đang quan tâm, bởi vì nó không chỉ có ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn mang đậm tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Việc hình thành một tổ chức tín dụng phục vụ cho người nghèo không chỉ thực hiện ở một quốc gia mà hầu hết các nước trên thế giới, ngay cả một số nước phát triển. Trong đó mục tiêu XĐGN là nhiệm vụ trọng tâm và được thực hiện theo hướng thị trường. Theo Giáo sư Yunus cho rằng Ngân hàng thế giới là đầu tàu tiên phong của tất cả các ngân hàng phải thay đổi hướng đi. Xây dựng ngân hàng từ lý thuyết đến hành động mà trong đó lấy mục tiêu quốc gia là cốt lõi. Từ thực tế hoạt động của các ngân hàng phục vụ cho người nghèo và kết hợp với điều kiện kinh tế cụ thể ở Việt Nam chúng ta có thể áp dụng một số bài học kinh nghiệm vào Việt Nam.
Thứ nhất, NHCSXH cần xây dựng bộ máy nhân sự gần gũi với người nghèo, hiểu biết nông thôn và tâm huyết với người nghèo hơn.
Thứ hai, cần xây dựng hệ thống các tổ TK&VV, các nhóm tương hỗ tại các thôn, làng, tổ dân phố để cộng đồng hỗ trợ nhau trong sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay… Về quy mô Tổ TK&VV, mỗi tổ nên từ 30- 40 thành viên, các thành viên phải nằm trong cụm dân cư liền kề, liền canh, liền cư. Các tổ viên phải đóng góp
Trang 25
tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tiết kiệm tự nguyện đều đặn.
Thứ ba, ngoài cho vay hộ nghèo nên mở rộng cho vay đối với những hộ cận nghèo, vừa mới thoát nghèo, cho vay những hộ thuộc vùng khó khăn để đảm bảo hộ vay sau khi thoát nghèo vẫn có nguồn lực duy trì sản xuất kinh doanh thoát nghèo bền vững.
Thứ tư, trong công cuộc XĐGN cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, của các tổ chức xã hội, từ Trung ương đến các địa phương… để hỗ trợ cho người nghèo về đất đai, kỹ thuật sản xuất, hạ tầng cơ sở, giao thông vận tải, cho vay hộ nghèo thường kết hợp lồng ghép với chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác của Chính phủ, đem lại những hiệu quả tích cực...; nhằm giúp người nghèo sản xuất, tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
Thứ năm, cần có một cơ cấu hợp lý về vốn: Bên cạnh nguồn vốn cho vay, Chính phủ cần dành một phần vốn cho xây dựng cơ sở hạ tầng để hộ nghèo phát triển sản xuất, hợp lý cho từng vùng, từng địa phương, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, nâng cao hiệu quả đồng vốn. Đối với nguồn vốn XĐGN cần có chính sách để gắn trách nhiệm của địa phương với Trung ương theo tỷ lệ phần trăm để bắt buộc các địa phương phải tìm giải pháp khai thác nguồn vốn tại chỗ, tăng cường phát huy nội lực góp phần có hiệu quả công cuộc XĐGN.
- Từ kinh nghiệm thành công của ngân hàng Grameen ở Băngladet cho thấy việc thành lập một tổ chức tín dụng chuyên cho vay hộ nghèo với cơ chế quản lý riêng là rất cần thiết, hoạt động của tổ chức tín dụng này phải luôn kiên trì mục tiêu XĐGN, chứ không phải vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, vấn đề là thủ tục vay vốn phải đơn giản để người nghèo có thể vay vốn của ngân hàng được dễ dàng, khi gặp sự cố rủi ro thì nhà nước nên có cơ chế xử lý kịp thời để giúp đỡ họ. Bên cạnh đó, sự tài trợ của nhà nước thông qua các chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo tay nghề, chuyển giao công nghệ… là rất cần thiết để tạo điều kiện cho người nghèo vươn lên làm chủ cuộc sống và thoát nghèo bền vững.
Trang 26