Nguồn vốn cho vay Hộ nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 65 - 66)

2.3. KẾT QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH GIA LAI

2.3.1. Nguồn vốn cho vay Hộ nghèo

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai bám sát sự chỉ đạo của NHCSXH Việt Nam, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xác định nhiệm vụ chính trị là thực hiện công tác XĐGN, an sinh xã hội. Trong những năm qua, nguồn vốn cho vay Hộ nghèo tăng trưởng nhanh, hiệu quả. Ngoài nguồn vốn Trung ương chuyển về, NHCSXH tỉnh đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt chỉ thị 40 của Ban bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách, hàng năm UBND tỉnh, UBND huyện đều dành một phần nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để cho vay; nguồn vốn huy động của dân cư được cấp bù lãi suất cũng tăng trưởng qua các năm. NHCSXH là ngân hàng duy nhất thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác với chế độ ưu đãi đối với người nghèo về lãi suất, điều kiện, thủ tục và thời hạn vay vốn nên nguồn vốn Trung ương chiếm số lượng lớn có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì muốn thực hiện được việc ưu đãi về lãi suất cho vay, thời gian cho vay… thì nguồn vốn của Chính phủ và các nguồn vốn viện trợ khác lãi suất phải thấp hoặc không có lãi suất chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn vốn mới đảm bảo điều kiện cho NHCSXH cho vay đáp ứng đầy đủ cho các đối tượng theo quy định.

Định kỳ tiêu chí xác định Hộ nghèo được Chính phủ điều chỉnh theo kế hoạch phát triển kinh tế của đất nước nên đối tượng Hộ nghèo ngày càng mở rộng, nhu cầu vốn ngày càng gia tăng, do vậy nguồn vốn cho vay cần được tăng trưởng sao cho phù hợp. Vì vậy muốn mở rộng cho vay, đáp ứng được nhu cầu vốn cho hộ nghèo một mặt phải có nguồn vốn từ Trung ương hỗ trợ, mặt khác NHCSXH cần có chiến lược khai thác tối đa nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức, cá nhân khác; tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy chính quyền địa phương nhận nguồn vốn ủy thác từ Ngân sách tỉnh, huyện để cho vay Hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Đến ngày 31/12/2018 tổng nguồn vốn cho vay hộ nghèo là 1.205 tỷ đồng, trong đó

Trang 57

nguồn vốn Trung ương là 1.155 tỷ đồng chiếm 95,9%/tổng nguồn vốn.

Bảng 2.5. Cơ cấu nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai từ 2015 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng, %

ST

T Nguồn vốn

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng I Tổng nguồn vốn 3.125 3.522 3.867 4.163 1 Nguồn vốn hộ nghèo 992 31,7 1.193 33,9 1.247 32,2 1.175 28,2 Trong đó: 1.1 Nguồn vốn TW 970 97,8 1.165 97,7 1.205 96,6 1.125 95,7 1.2 Nguồn vốn NSĐP 2 0,2 3 0,3 12 1,0 15 1,3

1.3 Vốn huy động dân cư 20 2,0 25 2,1 30 2,4 35 3,0

(Nguồn: Báo cáo thường niênNHCSXH Chi nhánh tỉnh Gia Lai)

Nhìn vào bảng 2.6 cho thấy: đến năm 2018, nguồn vốn cho vay hộ nghèo chiếm 28,2% /tổng nguồn vốn, tăng 183 tỷ đồng so với năm 2015. Trong đó, nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu là nguồn vốn của Trung ương điều chuyển về chi nhánh. Nguồn vốn huy động tại địa phương được Trung ương cấp bù lãi suất có tăng nhưng không đáng kể do mức huy động bị ngân hàng cấp trên khống chế, đảm bảo việc cấp bù chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay nằm trong tầm kiểm soát tránh việc cấp bù quá lớn dẫn đến mất khả năng thanh toán. Cụ thể hàng năm NHCSXH Trung ương đều giao chỉ tiêu huy động tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, năm 2018 giao chỉ tiêu huy động là 35 tỷ đồng tăng 15 tỷ đồng so với 2015. Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác để NHCSXH cho vay tuy có tăng nhưng còn quá ít (năm 2018 tăng 13 tỷ so với năm 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)