2.3. KẾT QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH TỈNH GIA LAI
2.3.2. Phương thức cho vay Hộ nghèo
Thực hiện điều 5 nghị định 78/2002/NĐ-CP, NHCSXH thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác qua các tổ chức chính trị- xã hội như HPN, HND, HCCB, ĐTN thông qua hợp đồng ủy thác. Đối tượng được vay, số tiền vay, thời hạn cho vay do tổ TK&VV và các tổ chức hội nhận ủy thác cấp xã đảm nhận, bình xét. Danh sách Hộ nghèo được vay vốn được UBND cấp xã xác nhận và đồng ý cho
Trang 58
vay. NHCSXH thực hiện việc giải ngân, thu nợ trực tiếp đến từng hộ vay tại điểm giao dịch xã; thu lãi, thu tiết kiệm của hộ vay hàng tháng thông qua hệ thống mạng lưới tổ trưởng tổ TK&VV vào ngày giao dịch cố định tại xã.
Bảng 2.6. Tình hình cho vay ủy thác qua các hội đoàn thể tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai năm 2018
Đơn vị: Tổ, tỷ đồng, % TT Đơn vị uỷ thác Tổng số hộ dư nợ Tổng số Tổ TK&V V
Dư nợ ủy thác Hộ nghèo
Dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ QH Dư nợ quá Nợ hạn Tỷ lệ QH 1 Hội ND 46.352 1.167 1.340 2,18 0,16 406 0,43 0,11 2 Hội PN 52.178 1.265 1.550 1,89 0,12 414 0,57 0,14 3 Hội CCB 22.825 583 692 1,14 0,16 190 0,26 0,14 4 Đoàn TN 18.628 472 563 0,82 0,15 163 0,31 0,19 Cộng 139.983 3.487 4.145 6,03 0,15 1.173 1,57 0,13
(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Gia Lai)
Hoạt động ủy thác cho vay thông qua các tổ chức CT - XH luôn được quan tâm chú trọng, phương thức ủy thác ngày càng phát huy hiệu quả, NHCSXH đã xây dựng được kênh dẫn vốn đồng bộ, nguồn vốn đến được với người nghèo một cách nhanh chóng. Đến ngày 31/12/2018 tổng dư nợ ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức Hội đoàn thể là: 4.145 tỷ đồng, với 3.487 tổ TK&VV quản lý tại các thôn, làng, chất lượng hoạt động các tổ ngày càng được nâng cao, xếp loại tổ tốt 88% năm 2015 tăng lên 92% năm 2018.
Tuy nhiên việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền vận động nhân dân vay vốn làm ăn, phát triển sản xuất ở một số nơi chưa đồng bộ, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa nên người dân chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư sản xuất; Một số hộ vay còn mang tính ỷ lại, trông chờ vào các cơ chế chính sách của Nhà nước, chưa nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Trang 59
chưa thường xuyên, hiệu quả chất lượng công tác kiểm tra chưa cao, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ ủy thác đã được ký kết, điều này dẫn đến một số tổ trưởng tổ TK& VV lợi dụng xâm tiêu chiếm dụng vốn vay, hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích. Các tổ TK&VV năng lực quản lý còn hạn chế, một số tổ trưởng chưa nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, chưa làm hết trách nhiệm của mình, trong quá trình bình xét cho vay hộ nghèo vẫn còn tình trạng chia đều cào bằng nguồn vốn cho vay, cho vay không căn cứ cụ thể vào nhu cầu và mục đích vay vốn của khách hàng mà cho vay với số tiền bằng nhau. Tổ trưởng chưa thực hiện nghiêm các nội dung hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết, không đôn đốc thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng, đôn đốc thu nợ đến hạn theo phân kỳ dẫn đến nhiều hộ nghèo còn để lãi tồn đọng, nợ đến hạn kỳ cuối không có khả năng trả nợ, hậu quả Hộ nghèo không những không thoát nghèo mà còn thêm gánh nặng nợ chồng chất. Vì vậy nguồn vốn cho vay Hộ nghèo không phát huy hiệu quả.