Hoàn thiện mạng lưới hoạt động của NHCSXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 96 - 100)

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO

3.3.1. Hoàn thiện mạng lưới hoạt động của NHCSXH

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng bộ máy vận hành các Phòng giao dịch cấp huyện

Trang 88

Mô hình tổ chức của NHCSXH là một mô hình đặt trưng, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các huyện, đối tượng người nghèo tập trung ở các xã vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa… vì vậy việc xây dựng bộ máy vận hành tại các phòng giao dịch cấp huyện hoạt động chất lượng, hiệu quả, am hiểu địa phương, gần gũi với người dân đóng vai trò hết sức quan trọng, mới đảm bảo việc chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến người nghèo gặp nhiều thuận lợi, quản lý nguồn vốn cho vay được chặt chẽ, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước. Cho nên cần:

+ Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, nâng cao năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ NHCSXH đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Với đặc thù Hộ nghèo thường là những người trình độ nhận thức còn bị hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, thường có tâm lý mặc cảm, tự ti, vì vậy cán bộ NHCSXH phải am hiểu tập quán, ngôn ngữ địa phương, vừa là người cho vay cũng vừa là người có vai trò tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ Hộ nghèo có kiến thức sản xuất kinh doanh, tạo sự gần gũi đối với khách hàng.

+ Bổ sung thêm cho mỗi Phòng giao dịch huyện 01 biên chế chính thức nhằm tăng cường thêm nguồn nhân lực quản lý vốn, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát, hạn chế các rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.

3.3.1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tại Điểm giao dịch xã

Khách hàng của NHCSXH là hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nên việc nắm bắt cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung và cơ chế cho vay của NHCSXH nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Hơn nữa, với đặc thù về quy mô khoản vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn trong khi số lượng nhân viên ngân hàng hạn chế nên công tác cho vay vốn đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chỉ một mình NHCSXH thì không thể thực hiện tốt được mà phải có sự giúp đỡ tích cực, thường xuyên với tinh thần trách nhiệm cao của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành các cấp, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác, Tổ TK&VV. Việc tổ chức Điểm giao dịch xã nhằm tập trung các hoạt động của NHCSXH về tại xã vào 01 ngày cố định có tầm quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách, tạo sự gần

Trang 89

gũi, gắn bó với người dân, giúp người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ NHCSXH, vốn tín dụng đến tận tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tiết kiệm chi phí đi lại hạn chế các tiêu cực phát sinh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn tối ưu. Vì thế, trong thời gian tới, NHCSXH cần phải:

- Thực hiện công khai hóa - xã hội hóa hoạt động của NHCSXH. Việc công khai hóa chính sách cho vay của NHCSXH như các quy định về hồ sơ, thủ tục vay vốn, các chính sách tín dụng ưu đãi,… là việc làm hết sức cần thiết, bởi việc công khai này kết hợp với sự tham gia của chính quyền và các ban ngành giúp cho Hộ nghèo nắm bắt được những thông tin về chính sách của Đảng, Nhà nước, làm cho họ thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với việc vay vốn, chấp hành trả nợ khi đến hạn, nhằm hạn chế và giảm thiểu tình trạng nợ quá hạn phát sinh, tạo nguồn vốn tái đầu tư và nâng cao vòng quay vốn tín dụng.

- Tăng cường hơn nữa hoạt động tại các Điểm giao dịch xã tiến tới đạt tỷ lệ giao dịch tại xã là 100%. Hiện nay công việc phát sinh tại Điểm giao dịch xã là quá tải, ảnh hưởng tới số lượng và chất lượng giao dịch. Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các bên có liên quan, nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong việc hỗ trợ Tổ TK&VV và khách hàng tại Điểm giao dịch xã là hết sức cần thiết: Hội đoàn thể nhận ủy thác phải kiểm tra, hướng dẫn Tổ trưởng Tổ TK&VV thuộc Hội mình quản lý về hoàn thiện hồ sơ, cách ghi chép, chuẩn bị bảng kê nộp tiền... trước khi giao dịch với ngân hàng; nắm bắt chặt chẽ tình hình hoạt động tổ viên, dư nợ, tiết kiệm, lãi đã thu, lãi tồn... của các Tổ TK&VV để chuẩn bị nội dung cho cuộc họp giao ban.

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và con người cho hoạt động giao dịch tại Điểm giao dịch xã như nâng cao kỹ năng, thao tác trong vận hành phần mềm Intellect Corebanking, trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ tốt cho công tác giao dịch tại xã.

3.3.1.3. Nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV

Tổ TK&VV được xem là cầu nối giữa NHCSXH với hộ vay, do đó, chất lượng hoạt động của Tổ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả cho vay của NHCSXH. Để

Trang 90

thực hiện củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động Tổ, cần áp dụng một số biện pháp sau:

- Tổ TK&VV được thành lập phải theo địa bàn thôn, làng, tổ dân phố và cụm dân cư liền kề; không thành lập tổ liên thôn, liên xã. Ban quản lý Tổ phải đảm bảo đủ 2 người, tránh Tổ phó chỉ là hình thức; đặc biệt trưởng thôn không được làm tổ trưởng nhằm tạo sự khách quan công bằng trong bình xét cho vay.

- Nâng cao trách nhiệm của Ban quản lý tổ từ khâu bình xét đối tượng cho vay, mức vốn vay, tránh bình xét cho vay bình quân dàn trải, nhỏ lẻ, đối tượng phải có khả năng sử dụng vốn, có phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả…Từ đó, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Hộ nghèo có điều kiện sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn hơn, hiệu quả đem lại cao hơn, cơ hội thoát nghèo bền vững hơn.

- Tăng cường theo dõi, quản lý việc sử dụng vốn của hộ vay; tổ chức sinh hoạt Tổ thường xuyên theo quy ước của Tổ. Thông qua các buổi sinh hoạt Tổ giúp thành viên chia sẻ kinh nghiệm để sử dụng vốn tốt hơn, tăng cường sự gắn bó giữa các tổ viên với tổ viên và Ban quản lý Tổ, giúp cho Ban quản lý Tổ thu lãi, thu tiết kiệm dễ dàng hơn.

- Đôn đốc hộ vay trả nợ đúng hạn, kể cả trả nợ theo phân kỳ, trả lãi và tham gia gửi tiền tiết kiệm. Làm rõ trách nhiệm của hộ vay ngay từ khi mới kết nạp vào Tổ và bình xét cho vay, tránh tư tưởng ỷ lại, xem khoản vay Hộ nghèo như khoản cho không, trợ cấp.

- Tổ trưởng chấp hành nghiêm việc thu lãi, thu tiết kiệm hàng tháng, tham gia giao dịch xã, tham gia giao ban cùng Ngân hàng tại các buổi giao dịch theo lịch cố định. Phối hợp tốt với NHCSXH, Hội đoàn thể nhận ủy thác, chính quyền địa phương và Trưởng thôn để tuyên truyền, phổ biến các chính sách tín dụng ưu đãi, giám sát việc bình xét cho vay và sử dụng vốn vay, xử lý nợ bị rủi ro trên địa bàn. Báo cáo kịp thời với Ngân hàng, tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác đối với các trường hợp rủi ro do nguyên nhân khách quan, hộ vay chuyển đi khỏi địa bàn, hộ vay chây ỳ…để phối hợp xử lý.

Trang 91

- Duy trì ổn định số luợng thành viên các tổ từ 40 tới 50 nguời, dư nợ một tổ duy trì từ 1.000 triệu đồng trở lên, có như vậy mức hoa hồng đảm bảo đủ hấp dẫn để tổ trưởng gắn bó nhiệt tình, trách nhiệm trong việc thực hiện các nội dung trong hợp đồng ủy nhiệm đã ký kết.

- Tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý vốn và kỹ năng làm việc, ghi chép sổ sách, điều hành cho các Tổ trưởng. Ngoài ra, Chi nhánh nên phối hợp với các cấp hội tổ chức cuộc thi “Tổ TK&VV giỏi” hàng năm, mục đích giúp cho tổ TK&VV có điều kiện trao đổi chuyên môn, hiểu biết về chính sách chủ trương của nhà nước, kinh nghiệm trong quá trình xây dựng và quản lý tổ, các biện pháp cùng với NHCSXH nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho hộ gia đình nghèo vay và sử dụng đồng vốn đúng mục đích, đem lại hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo tại chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)