2.4. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH
2.4.3. Nguyên nhân những tồn tại
- Nguyên nhân do mạng lưới hoạt động của NHCSXH chưa đảm bảo:
+ Một số cán bộ năng lực quản lý còn hạn chế, công tác chỉ đạo điều hành chưa quyết liệt, chưa gắn rõ trách nhiệm của từng cán bộ với công việc được giao, công tác tham mưu và tranh thủ sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền địa phương chưa tốt; quy trình nghiệp vụ thực hiện chưa nghiêm túc, cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn thiếu linh hoạt, đặc biệt tình trạng cán bộ tín dụng thiếu sâu sát cơ sở, khoán trắng công việc cho Hội đoàn thể nhận ủy thác và Tổ TK&VV trong khi hệ thống tổ trưởng tổ TK&VV chưa được củng cố kiện toàn toàn diện, năng lực chưa đạt yêu cầu và thách thức đặt ra.
+ Công tác phổ biến tuyên truyền chính sách cho vay ưu đãi, tuyên truyền vận động hộ nghèo trả nợ đúng hạn có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa thường xuyên, nhất là việc tuyên truyền ý thức chấp hành của Hộ vay khi được vay vốn, chấp hành việc trả lãi, gửi tiết kiệm và trả nợ khi đến hạn. Mô hình hoạt động Điểm giao dịch xã chưa phát huy hết thế mạnh.
+ Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ NHCSXH tỉnh Gia Lai được quan tâm, tuy nhiên lực lượng còn mỏng trong khi số lượng khách hàng lớn, công tác kiểm tra thường mang tính chọn mẫu nên chưa phát hiện và xử lý kịp thời, triệt để các sai sót.
- Nguyên nhân do cơ chế về nguồn vốn:
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo chủ yếu dựa vào nguồn vốn Trung ương, trong khi nguồn vốn Trung ương phân bổ mới thường theo từng đợt, đây là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu chủ động của chi nhánh trong phân bổ nguồn vốn để giải ngân; nguồn vốn phân bổ mới không sát với nhu cầu thực tế đầu tư mùa vụ của Hộ nghèo, trong giai đoạn cần đầu tư thì thiếu vốn, qua giai đoạn đầu tư thì vốn giải ngân cho
Trang 81
nên hiệu quả nguồn vốn mang lại không cao.
Mặt khác, đối với việc huy động vốn, nguồn vốn huy động tiết kiệm dân cư được Trung ương cấp bù lãi suất có lãi huy động cao hơn lãi suất cho vay nên bị khống chế mức cho phép, các dịch vụ, chế độ hậu mãi không có nên không có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại trên địa bàn; bên cạnh đó chưa có quy định bắt buộc hộ nghèo khi vay vốn phải gửi tiết kiệm hàng tháng mà chỉ dừng ở việc tuyên truyền, vận động để hộ vay tự nguyện tham gia nên hiệu quả huy động vốn mang lại chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.
- Nguyên nhân thuộc về việc thực hiện các quy trình, nghiệp vụ:
Trong thời gian qua, chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện quy trình nghiệp vụ để đảm bảo chính sách tín dụng ưu đãi phát huy hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên hàng năm để đạt được mục tiêu giảm nghèo theo nghị quyết Hội đồng nhân dân đề ra, ủy ban nhân dân cấp xã, Hội đoàn thể nhận ủy thác chưa coi trọng vai trò của việc bình xét cho vay, việc xác nhận danh sách Hộ nghèo được vay vốn mang tính trách nhiệm, cho nên nhiều đối tượng hộ nghèo không biết cách sử dụng vốn hoặc không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, không có vật tư tương đương làm đảm bảo vẫn được vay vốn.
Mặt khác, nguồn vốn cho vay thường giải ngân dồn dập vào các tháng cuối quý, cuối năm hoặc khi có nguồn vốn mới phân bổ, cho nên nguồn vốn đến với người vay không đúng với thời điểm hộ vay cần vốn đầu tư nhất. Cũng như việc áp dụng kiểu rập khuôn, cứng nhắc trong xác định thời hạn trả nợ cuối cùng thường áp dụng làm tròn 3 năm hoặc 5 năm không đúng vào thời gian kết thúc mùa vụ khách hàng không có nguồn thu để trả nợ, tỷ lệ thu nợ thấp, đây là nguyên nhân tăng nguy cơ nợ quá hạn dâng cao.
- Nguyên nhân từ sự hạn chế của hoạt động kiểm tra, giám sát:
+ Công tác kiểm tra, giám sát của Ban đại diện HĐQT chất lượng chưa cao trên các phương diện nội dung kiểm tra, hình thức kiểm tra và thời lượng kiểm tra; nhiều nơi buông lỏng, đối phó, không phát hiện và xử lý kịp thời các hiện tượng tiêu cực xảy ra trong quá trình vay vốn như: sử dụng vốn sai mục đích, vay ké, xâm tiêu,
Trang 82
chiếm dụng vốn của hộ nghèo cũng như một số yếu kém từ các khâu quản lý tại một số địa phương.
+ Một số nơi cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động của NHCSXH nên thiếu quan tâm, thiếu sâu sát trong chỉ đạo, tổ chức, giám sát việc thực hiện tín dụng chính sách ở cơ sở. Vai trò Chủ tịch xã là thành viên Ban đại diện HĐQT NHCSXH huyện chưa phát huy hiệu quả, kết quả kiểm tra, giám sát chưa tạo nên yếu tố tích cực trong việc nâng cao vai trò và trách nhiệm các tổ chức Hội đoàn thể, tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng thôn trong việc triển khai cho vay cũng như xử lý các tồn tại ở cơ sở.
+ Năng lực của cán bộ Hội đoàn thể nhận ủy thác có nơi còn hạn chế, nhất là cán bộ người địa phương chưa nắm vững quy định về công tác ủy thác. Công tác kiểm tra, giám sát của các Hội đoàn thể chưa thường xuyên, không theo kế hoạch, còn hình thức, chưa chú trọng hiệu quả công tác kiểm tra cũng như chất lượng báo cáo sau kiểm tra; kết quả kiểm tra chưa đánh giá đúng thực trạng hoạt động ủy thác tại cơ sở, chưa chỉ được các tồn tại yếu kém từ cấp Hội quản lý đến hoạt động Ban quản lý Tổ TK&VV và hộ vay.
- Nguyên nhân từ phía tổ TK&VV:
Ban quản lý Tổ TK&VV chưa làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi đến với hộ nghèo, chất lượng hoạt động một số tổ TK&VV chưa đạt yêu cầu từ khâu tổ chức thành lập tổ đến công tác bình xét cho vay; thành viên của tổ chưa là cụm dân cư liền kề nên khó quản lý; tổ viên vay vốn bình xét cho vay chưa công khai, dân chủ, còn mang tính cảm tính, nể nang; xét duyệt cho vay chưa phù hợp với thực tế nhu cầu sử dụng vốn và khả năng sản xuất kinh doanh của hộ vay, cho vay không có vật tư tương đương làm đảm bảo, cho vay cả những hộ không có phương án sử dụng vốn. Nhiều Tổ trưởng lạm dụng quyền hoặc thiếu gương mẫu dẫn đến sự chây ỳ, lộn xôn trong việc trả nợ của các tổ viên và kỷ cương, kỷ luật tín dụng bị lệch lạc. Ngoài ra nhiều Tổ trưởng bao che cho tổ viên là bà con, họ hàng dẫn đến so bì, tỵ nạnh của các tổ viên khác. Bên cạnh đó hệ thống Ban quản lý tổ hoạt động không đồng đều, một số nơi trình độ Ban quản lý tổ còn
Trang 83
yếu kém chưa được đào tạo bài bản, thiếu kiến thức kinh tế - xã hội, thiếu trách nhiệm, thường làm tắt hoặc bỏ qua các quy trình cho vay, thiếu đôn đốc nhắc nhở tổ viên trong việc thực hiện các nghĩa vụ khi được vay vốn.
- Nguyên nhân từ phía Hộ nghèo vay vốn:
+ Vì đối tượng cho vay là Hộ nghèo, thường có nhận thức kém, trình độ dân trí thấp nên việc áp dụng tiến bộ vào sản xuất kinh doanh, khả năng sử dụng đồng vốn để sinh lời bị hạn chế nên hiệu quả sử dụng vốn thấp. Mặt khác việc cho vay bình quân, dàn trải, hộ vay vốn với số tiền quá nhỏ không đủ đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, trồng trọt…, chưa thực sự giúp các hộ nghèo tạo được đà bức phá.
+ Với tập quán sản xuất kinh doanh cũ kỹ, chạy theo xu hướng biến động của thị trường, người dân thường tập trung đầu tư sản xuất đối với một loại sản phẩm thị trường đang cho lợi nhuận cao, không theo quy hoạch vùng sản xuất, cho nên khi có sự biến động về giá cả theo chiều hướng giảm hộ vay sẽ bị thua lỗ. Mặt khác các sản phẩm nông nghiệp thường xuyên chịu tác động của điều kiện tự nhiên, bị rủi ro do thiên tai, dịch bệnh nhưng thiếu sự hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật của cơ quan, ban ngành có chức năng, hiệu quả đầu tư của đồng vốn tín dụng mang lại không cao.
+ Một số hộ nghèo còn trông chờ, ỷ lại vào cơ chế chính sách của nhà nước, chây ỳ, không thực hiện các nội dung trong Hợp đồng vay vốn đã ký kết, đó là việc trả lãi, gửi tiền tiết kiệm hàng tháng, trả nợ theo phân kỳ nên áp lực trả nợ khi đến hạn kỳ cuối, khả năng trả nợ của hộ nghèo không đảm bảo, nguy cơ nợ quá hạn gia tăng.
Trang 84
Kết luận chương II
Chương 2 luận văn tập trung đánh giá thực trạng đói nghèo tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả hoạt động cho vay cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Gia Lai trong giai đoạn từ năm 2015- 2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Qua hơn 15 năm hoạt động, kết quả đã cho thấy hoạt động cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH đóng vai trò rất quan trọng. Chính sách cho vay Hộ nghèo đã có tác động tích cực đến công cuộc giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa bàn tỉnh Gia Lai, vốn tín dụng chính sách đã giúp cho Hộ nghèo có nguồn vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, ổn định việc làm tạo thu nhập, vươn lên trong cuộc sống, đa số các hộ được vay vốn đều thừa nhận nhờ có vốn vay mà họ đã thoát nghèo bền vững.
Qua nghiên cứu kết quả hoạt động, luận văn đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay Hộ nghèo, những tồn tại và nguyên nhân những tồn tại trong cho vay hộ nghèo tại chi nhánh NHCSXH tỉnh Gia Lai thời gian qua; từ đó làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo trong thời gian tới.
Trang 85
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI