Tăng trƣởng chỉ số VN-Index theo tháng từ năm 2010-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu các ngân hàng việt nam (Trang 64 - 67)

Đơn vị tính: % Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tháng 1 5,33 4,19 -3,22 14,28 4,68 4,15 -3,82 2,97 Tháng 2 -1,26 0,49 13,53 6,00 7,24 1,40 0,61 3,59 Tháng 3 3,54 -6,44 7,69 -0,52 3,43 -0,27 3,74 1,07 Tháng 4 1,54 -0,82 4,41 2,09 -1,43 -3,74 0,94 0,40 Tháng 5 6,89 -3,14 -1,15 1,00 -7,28 -0,79 5,62 1,69 Tháng 6 -9,53 -1,99 -6,53 1,77 4,61 5,18 2,25 3,86 Tháng 7 -1,26 -5,01 -2,84 -2,49 4,06 7,17 4,95 1,70 Tháng 8 -8,89 -4,76 -0,11 0,65 3,41 -7,39 -0,57 0,49 Tháng 9 -0,92 11,74 -5,10 -3,37 1,60 -2,61 2,25 3,22 Tháng 10 -0,25 -7,84 -0,41 4,04 -3,19 4,18 2,04 2,28 Tháng 11 -2,71 -5,08 -2,61 0,90 -1,45 2,16 -1,29 8,44 Tháng 12 7,25 -6,60 3,04 0,86 -7,89 -5,57 -1,50 6,30

Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu từ trang www.cophieu68.vn

Từ năm 2010, cổ phiếu ngân hàng không có nhiều biến động mạnh nhƣ những năm trƣớc đó. Tháng 09/2010, TTCK có thêm 1 thành viên đƣợc niêm yết chính thức đến từ nhóm cổ phiếu ngân hàng là Ngân hàng TMCP Quốc Dân, mã chứng khoán NVB. Tuy nhiên các cổ phiếu ngân hàng vẫn chƣa có sự tăng trƣởng, nhìn chung vẫn là xu hƣớng giảm khi TSSL bình quân của các cổ phiếu đều ở mức âm. TSSL bình quân tháng của các cổ phiếu ACB; CTG; EIB; NVB; SHB; STB; VCB lần lƣợt là -2,25%; -2,63%; -3,35%; -1,78%; -4,26%; -3,51%; -2,78%. Tiếp theo đó, cuối năm 2011, cổ phiếu MBB của Ngân hàng TMCP Quân đội cũng đƣợc niêm yết trên thị trƣờng. Cuối tháng 08/2012, thông tin về việc ông Nguyễn Đức Kiên - cổ đông lớn của nhiều ngân hàng bị bắt - khiến thị trƣờng chứng khoán lao dốc mạnh.

Hàng loạt cổ phiếu của các ngành khác nhƣ bất động sản, chứng khoán, khoáng sản... đều theo chân các cổ phiếu ngân hàng giảm mạnh, thậm chí giảm sàn nhƣ cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu và EIB của Ngân hàng Eximbank. Cổ phiếu ngân hàng tháng tiếp theo đó giao dịch ảm đạm với mức TSSL giảm mạnh. Tháng 09/2012, trong khi TSSL TTCK chỉ giảm -5,1%, TSSL cổ phiếu ngân hàng đã giảm tới mức -9,30% của CTG; -4,13% của MBB; -5,65% của NVB; -20,60% của SHB; - 8,20% của STB; -6,95% của VCB, giảm sâu nhất là cổ phiếu ACB -30,46% và EIB -23,53%.

Năm 2013 khi TTCK bắt đầu hồi phục thì cổ phiếu nhóm ngân hàng cũng khởi sắc. TSSL bình quân cổ phiếu ngân hàng trong năm 2013 tăng nhẹ, trong đó tăng nhiều nhất là cổ phiếu SHB 2,28% với sự kiện sáp nhập giữa Ngân hàng cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) và Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank), tạo ra nhiều kỳ vọng cho nhiều nhà đầu tƣ. Thị giá của cổ phiếu SHB tăng 9,52% so với năm 2012.

Thị trƣờng cổ phiếu ngân hàng có nhiều biến động trong năm 2014, 2015, 2016. Năm 2014, TSSL hầu hết các cổ phiếu đều tăng, chỉ có TSSL bình quân của CTG và EIB giảm nhẹ -0,95% và -0,15%. Cá biệt trong năm 2014, cổ phiếu BID niêm yết vào tháng 1 nhƣng giá trung bình hàng tháng giảm liên tục, TSSL trung bình trong năm 2014 là -2,74%/tháng. Năm 2015, TSSL bình quân của các mã tăng điểm vẫn chiếm ƣu thế. Cổ phiếu ACB sau cuộc khủng hoảng và biến cố năm 2012, đã ổn định và hồi phục với mức TSSL bình quân 2,26%. Cổ phiếu BID; CTG; MBB; VCB đều tăng mạnh với TSSL bình quân lần lƣợt là 4,32%; 2,61%; 1,01%; 3%. Kể từ khi sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phƣơng Nam (Southern Bank), cổ phiếu STB liên tục lao dốc. Tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh, việc tăng trích lập dự phòng khiến kết quả kinh doanh trong năm 2015 sụt giảm. Tính từ đầu năm 2015 giao dịch với giá 17.500 đồng/cổ phiếu, cổ phiếu STB mất 25% thị giá khi kết thúc năm 2015 với giá 13.100 đồng/cổ phiếu, TSSL bình quân ở mức âm -3,52%. Cổ phiếu STB mất tiếp 25% thị giá khi đóng cửa trong năm 2016 ở mức dƣới mệnh giá 9.450 đồng/cổ phiếu, TSSL bình quân -2,97%. Cổ phiếu EIB cũng về dƣới mệnh giá khi

kết thúc năm 2016 ở mức 9.000 đồng/cổ phiếu, mất 20% thị giá so với đầu năm, TSSL bình quân -1,17%. Cổ phiếu ngân hàng năm 2016 đi ngƣợc với thị trƣờng khi tất cả các mã đều giảm điểm, TSSL bình quân của các mã đều âm, trong đó TSSL bình quân cao nhất là ở mức -0,51% của cổ phiếu MBB và thấp nhất là -2,97% của cổ phiếu STB.

Năm 2017 là một năm sôi động của cổ phiếu ngân hàng khi các chính sách hỗ trợ xử lý nợ xấu có hiệu lực (Nghị quyết 42/2017/QH14 hiệu lực từ ngày 15/08/2017 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng), tăng trƣởng lợi nhuận tốt, có thêm nhiều ngân hàng mới chuẩn bị niêm yết. TSSL bình quân của các cổ phiếu ngân hàng đều tăng mạnh từ 2,27% đến xấp xỉ mức 6%.

Tóm lại, phân tích diễn biến của các nhân tố vĩ mô và TSSL cổ phiếu ngân hàng cho thấy: trong 5 nhân tố lạm phát, tỷ giá hối đoái, cung tiền M2, lãi suất, TSSL TTCK thì TSSL TTCK là nhân tố có tác động mạnh nhất và cùng chiều với TSSL cổ phiếu, lạm phát có tác động ngƣợc chiều, tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều còn nhân tố cung tiền M2 và lãi suất dƣờng nhƣ chƣa có tác động nhiều đến TSSL cổ phiếu ngân hàng.

4.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 4.3.1. Thống kê mô tả 4.3.1. Thống kê mô tả

Bảng 4.4 tóm tắt kết quả thống kê của tất cả các biến đƣợc sử dụng trong mô hình. Kết quả thống kê cho thấy, TSSL trung bình của cổ phiếu ngân hàng là - 0,23% với độ lệch chuẩn 9,26%; TSSL trung bình TTCK là 0,52% với độ lệch chuẩn 8,10%. Độ lệch chuẩn của TSSL cổ phiếu ngân hàng và TSSL TTCK đều khá lớn cho thấy mức độ phân tán cả hai dữ liệu đều lớn so với giá trị trung bình. Cụ thể, giá trị nhỏ nhất của TSSL cổ phiếu ngân hàng là -57,30% - mức giảm giá sâu nhất của cổ phiếu STB vào tháng 06/2007 và giá trị lớn nhất của TSSL cổ phiếu ngân hàng 59,71% - là mức tăng giá mạnh nhất của cổ phiếu NVB vào tháng 06/2017. Trong khi đó, năm 2006 là khoảng thời gian khởi sắc của TTCK, TSSL

TTCK đạt giá trị lớn nhất 24,23% vào tháng 12/2006 trƣớc khi rơi vào khủng hoảng 2 năm sau đó với giá trị nhỏ nhất -25,46% vào tháng 03/2008.

Hệ số độ nghiêng của các biến đều khác không (≠0), nghĩa là dữ liệu có phân phối xác suất không đều. Cụ thể, hệ số độ nghiêng của các biến Ri, INF, M2, INT, VNI dƣơng, cho thấy đồ thị hàm mật độ của các biến có dạng lệch phải (phân phối xác suất có đuôi phải dài); riêng biến EX có hệ số độ nghiêng âm, cho thấy đồ thị hàm mật độ có dạng lệch trái (phân phối xác suất có đuôi trái dài).

Hệ số độ nhọn của biến Ri, INF, M2, VNI lớn hơn 3 cho thấy đồ thị hàm mật độ có phân phối Leptokuric (có độ nhọn vƣợt chuẩn). Hệ số độ nhọn của biến EX và INT nhỏ hơn 3 cho thấy đồ thị hàm mật độ có phân phối Platykurtic (có độ nhọn dƣới chuẩn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu các ngân hàng việt nam (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)