Kết quả từ mô hình FGLS cho thấy hệ số hồi quy của biến lạm phát âm nghĩa là tồn tại mối tƣơng quan nghịch giữa lạm phát và TSSL cổ phiếu ngân hàng, cụ
thể, nếu lạm phát tăng 1% làm cho TSSL cổ phiếu ngân hàng giảm 0,0078%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và diễn biến thực tế. Khi lạm phát tăng cao có thể tác động đến tâm lý của các nhà đầu tƣ và giá trị các khoản đầu tƣ trên TTCK. Đồng tiền mất giá khiến cho các nhà đầu tƣ bán tháo các cổ phiếu trên thị trƣờng vì lo ngại giá trị đầu tƣ ban đầu của họ giảm đi do lạm phát, khiến thanh khoản cổ phiếu bị sụt giảm, thị trƣờng cổ phiếu không còn hấp dẫn so với các kênh đầu tƣ an toàn khác nhƣ bất động sản, vàng, ngoại tệ mạnh... trong môi trƣờng bất ổn kinh tế. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao kéo theo lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng dẫn đến nhà đầu tƣ chứng khoán cũng mong muốn TSSL trong mô hình định giá chứng khoán phải cao hơn, tức là chỉ chấp nhận đầu tƣ khi giá chứng khoán giảm. Điều này cũng khiến cho TSSL cổ phiếu giảm. Nhƣ vậy, cổ phiếu ngân hàng bị ảnh hƣởng tiêu cực khi lạm phát tăng cao.
Mô hình FGLS cũng cho thấy, tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng tích cực đến TSSL cổ phiếu ngân hàng, cụ thể nếu tỷ giá tăng 1% làm cho TSSL cổ phiếu ngân hàng tăng 0,0845%. Kết quả này phản ánh đúng diễn biến thực tế khi giao dịch của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng tăng về khối lƣợng và giá trị giao dịch trên thị trƣờng. Diễn biến mua vào hay bán ra của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài luôn nhận đƣợc sự quan tâm, theo dõi từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Việc cơ cấu danh mục đầu tƣ định kỳ của các quỹ ngoại trên thị trƣờng hiện nay cũng gây ảnh hƣởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tƣ trong quyết định mua bán cổ phiếu.
Hệ số hồi quy của biến TSSL TTCK dƣơng có ý nghĩa mối quan hệ giữa TSSL TTCK và TSSL cổ phiếu ngân hàng là cùng chiều. Đồng thời, giá trị z-value của biến TSSL TTCL rất nhỏ (0,000) cho thấy mối quan hệ giữa biến TSSL TTCK và TSSL cổ phiếu ngân hàng có ý nghĩa thống kê rất mạnh. Do đó, TSSL TTCK là yếu tố tác động mạnh nhất đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, TSSL TTCK tăng 1% tác động tích cực và khiến TSSL cổ phiếu ngân hàng tăng đến 0,887%. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và diễn biến thực tế khi cổ phiếu ngân hàng là một thành phần của TTCK, không thể khác với quy luật chung của thị trƣờng. Khi
mô, chính sách của Nhà nƣớc, tâm lý chung của nhà đầu tƣ, vì thế, giá cổ phiếu ngân hàng cũng thay đổi theo.
Kết quả ƣớc lƣợng cũng cho thấy, yếu tố cung tiền M2 và lãi suất cho vay ngắn hạn có tác động cùng chiều đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, giá trị z-value của biến cung tiền M2 và lãi suất cho vay ngắn hạn lần lƣợt là 0,801 và 0,628 khá lớn nên cả 2 biến đều không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, yếu tố cung tiền M2 và lãi suất cho vay ngắn hạn trong mô hình không có ảnh hƣởng đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Biến cung tiền M2 không có ý nghĩa thống kê, không phản ảnh đƣợc tác động của nhân tố cung tiền đến TSSL cổ phiếu. Mặc dù với những nỗ lực khuyến khích ngƣời tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt, phƣơng thức thanh toán phổ biến trong nền kinh tế là bằng tiền mặt nên chƣa thấy đƣợc tác động của biến này đến TTCK nói chung và tác động đến cổ phiếu ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, nhìn chung trong những năm qua, NHNN luôn chủ động mọi biện pháp để ổn định lãi suất nên chƣa có sự biến động lớn đối với biến vĩ mô lãi suất. Vì vậy, lãi suất chƣa tạo ra sự thay đổi trong dòng tiền đầu tƣ vào TTCK và cổ phiếu ngân hàng.
Kết luận chƣơng 4
Các kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu đều giống với cơ sở lý luận và phù hợp với thực tế. TSSL cổ phiếu ngân hàng chịu sự tác động của các nhân tố vĩ mô đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu.
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHƢƠNG 5:
5.1. Kết luận
Kết quả từ các mô hình Pooled OLS, FEM, REM, FGLS đều tƣơng đối giống nhau và tƣơng tự kết quả của các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại nhiều TTCK khác nhau trên thế giới. Lạm phát có tác động ngƣợc chiều (giống với nghiên cứu của Muneer và ctg (2011); Kumar and Puja (2012); Subburayan và Srinivasan (2014)). Tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều (giống với nghiên cứu của Mouna và Anis (2007)). TSSL TTCK có tác động cùng chiều (giống kết quả của Mouna và Anis (2007); Muneer và ctg (2011); Kasman và ctg (2011)). Lãi suất cho vay không có tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng (giống với kết quả của Mouna và Anis (2007)). Theo đặc điểm và thói quen sử dụng tiền mặt tại thị trƣờng Việt Nam, cung tiền M2 không có tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng (khác với kết quả của Kumar and Puja (2014)).