trị giao dịch bình quân toàn thị trƣờng theo thông tin tại bảng 2.2 dƣới đây.
Bảng 2.2. Giá trị giao dịch bình quân của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tháng 09/2018 Giá trị Giá trị
giao dịch
Giá trị giao dịch nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (Tỷ đồng) Giá trị giao dịch bình quân toàn thị trƣờng (Tỷ đồng) Tỷ lệ Giá trị Bình quân Mua 14.511 763,74 5.281,2 14,46% Bán 14.093 741,74 14,04%
Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu từ UBCK NN
Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và TSSL của cổ phiếu ngân hàng từng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu giải thích, tuy nhiên kết quả của các nghiên cứu vẫn chƣa thống nhất đƣợc chiều tác động của tỷ giá hối đoái đến giá cổ phiếu ngân hàng. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và TSSL cổ phiếu ngân hàng, Muneer và ctg (2011), Kasman và ctg (2011) cho thấy tỷ giá hối đoái tác động nghịch chiều đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, Mouna và Anis (2007), Subburayan và Srinivasan (2014) lại cho rằng mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và TSSL cổ phiếu ngân hàng là mối quan hệ cùng chiều.
Tỷ giá hối đoái đƣợc chọn trong nghiên cứu này là tỷ giá giữa USD và VND. Tỷ giá tăng sẽ ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu của ngân hàng. Vì khi tỷ giá tăng, nghĩa là VND mất giá so với USD, làm cho nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng giảm giá trị. Điều này gây tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng có hoạt động kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng lớn. Từ đó, tỷ giá tăng ảnh hƣởng tiêu cực đến giá cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, vì nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm vị thế quan trọng trên TTCK, và cũng bị ảnh hƣởng bởi xu hƣớng chung của TTCK, nên nếu xem xét mức độ tác động của tỷ giá hối đoái
động theo chiều hƣớng khác nhau. Khi tỷ giá tăng, các công ty xuất khẩu có nhiều thuận lợi vì có doanh thu bằng USD. Mặc dù các công ty này thƣờng đi vay bằng đồng USD để tài trợ vốn lƣu động do lãi suất vay USD thấp hơn lãi suất vay VND. Tuy nhiên, lƣợng tiền vay đều thấp hơn rất nhiều so với doanh thu mang lại. Vì vậy, tỷ giá USD/VND tăng sẽ mang lại một phần lãi từ chênh lệch tỷ giá, giúp cải thiện lợi nhuận làm cho giá cổ phiếu của những công ty này tăng lên. Ngƣợc lại, tỷ giá tăng sẽ khiến cho nhóm ngành sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hoặc vay nợ bằng USD nhiều bị thu hẹp lợi nhuận do phải trích lập dự phòng rủi ro tăng tỷ giá nhiều hơn khiến cho giá cổ phiếu của các nhóm ngành này giảm. Bên cạnh đó, việc tỷ giá tăng cũng khiến cho khối ngoại tăng cƣờng hoạt động bán ròng vì TSSL của các quỹ và công ty đầu tƣ nƣớc ngoài bị sụt giảm mạnh, điều này gây tác động xấu đến tâm lý của nhà đầu tƣ, ảnh hƣởng tiêu cực đến TTCK.
Nhƣ vậy, tỷ giá có thể tác động theo nhiều chiều hƣớng khác nhau đến TSSL cổ phiếu ngân hàng, có thể có mối quan hệ cùng chiều, ngƣợc chiều hay thậm chí không có mối liên hệ ràng buộc nào giữa chỉ số giá cổ phiếu ngân hàng và tỷ giá hối đoái mà về mặt lý thuyết khó đƣa ra câu trả lời chính xác.
2.2.6. Tác động của cung tiền M2 đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng
Cung ứng tiền tệ, gọi tắt là cung tiền, chỉ lƣợng cung cấp tiền tệ trong nền kinh tế nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản..., của các cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp (không kể các tổ chức tín dụng). Quy mô cung tiền đƣợc phân chia theo các phép đo (Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2009):
Phép đo tiền hẹp M1: Gồm lƣợng tiền mặt trong dân cƣ, các tổ chức (trừ hệ thống ngân hàng), tiền gửi tài khoản thanh toán của cá nhân, tổ chức ở ngân hàng và tiền gửi có thể phát séc
Phép đo tiền rộng M2: Gồm M1 và một số loại tiền gửi có thể chuyển thành tiền mặt một cách dễ dàng và ít tốn kém nhất nhƣ tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn ngắn, hợp đồng mua lại qua đêm...
Phép đo tiền mở rộng M3: Gồm M2 và các loại tài sản có tính thanh khoản thấp hơn nhƣ tiền gửi có kỳ hạn dài, hợp đồng mua lại dài hạn...
Phép đo tiền tài sản M4: Gồm M3 và các tài sản có tính thanh khoản thấp nhƣ chứng khoán kho bạc ngắn hạn, thƣơng phiếu...
Cung tiền M2 có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Khi Ngân hàng Trung ƣơng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt (Tight – Monetary Policy) tức là giảm cung tiền nhằm kiềm chế lạm phát (Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2009), dẫn đến sự khan hiếm về tiền tệ và đắt đỏ về chi phí, doanh nghiệp sẽ hạn chế vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh do lo ngại rủi ro lãi suất làm ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận từ phía ngân hàng. Bên cạnh đó, lãi suất tăng khiến dòng tiền rút khỏi kênh TTCK sang kênh tiết kiệm có tỷ lệ rủi ro thấp hơn, dẫn đến cầu cổ phiếu giảm, kéo theo TSSL cổ phiếu giảm. Ngƣợc lại, khi Ngân hàng Trung ƣơng thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng (Easy – Monetary Policy) nghĩa là tăng cung tiền nhằm tăng trƣởng kinh tế, sẽ làm cho tiền tệ gia tăng, lãi suất giảm, khiến trái phiếu chính phủ và tiền gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn, kích thích dòng tiền của các nhà đầu tƣ chuyển sang những tài sản có tỷ lệ rủi ro cao hơn nhƣ TTCK, dẫn đến cầu cổ phiếu tăng khiến giá cổ phiếu tăng, kéo theo TSSL cổ phiếu tăng.
2.2.7. Tác động của lãi suất cho vay ngắn hạn đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng ngân hàng
Lãi suất cho vay là một trong những nhân tố vĩ mô quan trọng ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Lãi suất cho vay chính là giá mà ngƣời đi vay phải trả cho ngƣời cho vay để có đƣợc quyền sử dụng tạm thời vốn tín dụng trong một thời gian nhất định (Lê Thị Tuyết Hoa và Nguyễn Thị Nhung, 2009).
Lãi suất cho vay là một trong những nhân tố vĩ mô ảnh hƣởng đến TSSL của cổ phiếu ngân hàng. Sự thay đổi của lãi suất ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng cũng nhƣ tác động đến tài sản và nợ của các ngân hàng khi các ngân hàng đóng vai trò là các trung gian tài chính. Sự thay đổi của lãi suất
cũng ảnh hƣởng mạnh đến tâm lý các nhà đầu tƣ trong quyết định đầu tƣ trên TTCK.
Khi lãi suất cho vay giảm sẽ có tác động tích cực đến giá cổ phiếu ngân hàng, từ đó làm tăng TSSL cổ phiếu ngân hàng. Phần chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động chính là nguồn thu chính của ngân hàng. Khi lãi suất cho vay giảm, để đảm bảo biên độ lợi nhuận, ngân hàng buộc phải giảm lãi suất huy động đầu vào. Nếu xét trên góc độ nhà đầu tƣ, khi lãi suất huy động giảm, kênh tiền gửi tiết kiệm sẽ không còn hấp dẫn, nguồn vốn đầu tƣ sẽ dịch chuyển sang thị trƣờng chứng khoán khiến cầu cổ phiếu tăng, vì vậy giá và TSSL cổ phiếu sẽ tăng
Tuy nhiên, nếu phân tích theo hƣớng khác, khi lãi suất giảm, ngân hàng sẽ mất đi một phần lợi nhuận từ hoạt động cho vay. Do đó, lãi suất cho vay giảm gây ảnh hƣởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng khiến cho giá cổ phiếu ngân hàng giảm, đồng thời TSSL cổ phiếu ngân hàng cũng giảm. Nhƣ vậy, về mặt lý luận, lãi suất cho vay sẽ tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng theo những chiều hƣớng khác nhau.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa lãi suất cho vay và TSSL cổ phiếu ngân hàng, Kasman và ctg (2011) cho rằng đó mối quan hệ ngƣợc chiều, 2 tác giả Subburayan và Srinivasan (2014) lại cho là mối quan hệ cùng chiều. Trong kết quả của một nghiên cứu khác, Mouna và Anis (2007) cho thấy lãi suất cho vay không có mối liên hệ nào với TSSL cổ phiếu ngân hàng.
2.2.8. Tác động của tỷ suất sinh lời thị trƣờng chứng khoán đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng cổ phiếu ngân hàng
TTCK là một trong những kênh đầu tƣ nhận đƣợc nhiều sự quan tâm bên cạnh kênh đầu tƣ an toàn nhƣ gửi tiết kiệm hay các kênh đầu tƣ khác nhƣ vàng, ngoại tệ, bất động sản... TSSL TTCK là một thƣớc đo nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của kênh đầu tƣ này. Khi các công ty niêm yết trên TTCK hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng trƣởng là một trong những thông tin tốt khiến giá cổ phiếu tăng kéo theo TSSL cổ phiếu tăng. Giá các cổ phiếu trên TTCK tăng góp phần gia tăng điểm số và TSSL
cho TTCK. Đồng thời, TTCK cũng có tác động trở lại đối với giá cổ phiếu. TSSL TTCK tăng sẽ thu hút dòng vốn đầu tƣ dịch chuyển sang kênh TTCK. Dòng tiền đổ về TTCK khiến cho cầu cổ phiếu trên thị trƣờng tăng mạnh, đẩy giá cổ phiếu tăng kéo theo TSSL cổ phiếu tăng.
Vì vậy, chỉ số TTCK không những phản ánh xu hƣớng phát triển của thị trƣờng cổ phiếu, mà còn thể hiện xu hƣớng thay đổi của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trƣờng (Nguyễn Minh Kiều và Bùi Kim Yến, 2009).
Cổ phiếu ngân hàng là một thành phần của TTCK nên giá cổ phiếu ngân hàng cũng bị tác động bởi chỉ số TTCK. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu ngân hàng chiếm vị thế quan trọng trên TTCK, sự biến động giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng không chỉ tác động đến chỉ số TTCK mà còn tác động đến xu hƣớng chung của TTCK.
Theo các nghiên cứu trƣớc đây của Mouna và Anis (2007), Muneer và ctg (2011), Kasman và ctg (2011), TSSL TTCK không chỉ có tác động tích cực mà còn có tác động rất mạnh đến TSSL cổ phiếu ngân hàng.