Mã cổ phiếu Lợi nhuận sau thuế
(Nghìn tỷ đồng) ROE (%) ROA (%) ACB 2.118 13,21 0,74 BID 6.786 14,77 0,56 CTG 7.432 11,71 0,68 EIB 822 5,77 0,55 MBB 3.461 12,29 1,10 NVB 21 0,68 0,03 SHB 1.539 10,48 0,54 STB 1.000 4,30 0,27 VCB 9.091 16,84 0,88
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu từ Báo cáo tài chính các ngân hàng năm 2017
Hình 4.1. So sánh lợi nhuận sau thuế các ngân hàng năm 2017
Nguồn: Tác giả tổng hợp số liệu và vẽ đồ thị
ACB BID CTG EIB MBB NVB SHB STB VCB -2000.0 .0 2000.0 4000.0 6000.0 8000.0 10000.0 12000.0
4.2. Biến động của các nhân tố vĩ mô và tác động của các nhân tố vĩ mô đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu
4.2.1. Lạm phát
Lạm phát là một hiện tƣợng kinh tế phức tạp gắn liền với sự gia tăng đồng loạt của giá cả và sự mất giá của tiền tệ. Diễn biến của lạm phát sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tƣ, gây nên biến động giá cổ phiếu ngân hàng từ đó ảnh hƣởng đến TSSL cổ phiếu ngân hàng trên thị trƣờng.
Diễn biến và quan hệ giữa lạm phát và TSSL cổ phiếu ngân hàng đƣợc thể hiện tại hình 4.2.
Hình 4.2. Diễn biến của lạm phát và tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp theo số liệu từ IFS và trang www.cophieu68.vn
Hình 4.2 cho thấy, tỷ lệ lạm phát từ giữa năm 2006 đến giữa năm 2007 có thể coi là ổn định khi duy trì ở mức từ 6,6% đến 7,7%. So sánh với giai đoạn trƣớc đó, lạm phát đã giảm nhẹ và có thể coi là thấp nhất trong 3 năm (lạm phát năm 2004, 2005, 2006 lần lƣợt là 9,5%; 8,5%; 7,4%). TTCK lúc này mới chỉ có cổ phiếu STB niêm yết vào tháng 07/2006 và đến tháng 12/2006, cổ phiếu ACB đƣợc chính thức giao dịch. Tháng 01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO. Kinh tế tăng trƣởng, lạm phát ổn định, TTCK liên tục tăng điểm, VN-Index vƣợt mốc 1.000
0% 5% 10% 15% 20% 25% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
TSSL ACB TSSL BID TSSL CTG TSSL EIB TSSL MBB TSSL NVB TSSL SHB TSSL STB TSSL VCB LAM PHAT
điểm vào ngày 19/01/2007. TSSL các cổ phiếu ngân hàng vì thế cũng liên tục tăng cao. Cụ thể, TSSL cổ phiếu STB tăng 20,43% tháng 01/2007 và tăng lên đỉnh vào tháng 03/2007 với TSSL 37,52%. Cổ phiếu ACB với TSSL 0,62% tháng 12/2006 đã tăng vọt 21,20% vào tháng 01/2007 và đỉnh điểm tăng 24,04% vào tháng 03/2007.
Mục tiêu của giai đoạn này đối với Chính phủ Việt Nam là ƣu tiên tăng trƣởng kinh tế, vì vậy, chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ liên tục đƣợc mở rộng. Tín dụng ngân hàng tăng mạnh trong thời gian dài để phục vụ mục tiêu tăng trƣởng kinh tế. Đồng thời, từ đầu năm 2007, luồng vốn đầu tƣ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam bắt đầu tăng mạnh. Năm 2007, vốn đầu tƣ trực tiếp FDI tăng 20,3 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mức 10,2 tỷ USD của năm 2006, đặc biệt là vốn đầu tƣ gián tiếp gia tăng mạnh mẽ mà chủ yếu là đổ vào TTCK do các sự kiện IPO của các doanh nghiệp Nhà nƣớc. Các nguyên nhân này khiến cho tổng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế tăng cao. Từ cuối năm 2007, lạm phát ở Việt Nam đã tăng lên mức 2 con số. Trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng cao, giá dầu tăng đẩy chi phí sản xuất gia tăng, giá lƣơng thực thực phẩm cũng không nằm ngoài vòng xoáy tăng giá, lạm phát Việt Nam leo thang và đỉnh điểm đến 23% cho năm 2008.
Sự tăng lên đỉnh điểm của lạm phát giai đoạn này trái ngƣợc hẳn với TSSL của cổ phiếu. TSSL cổ phiếu STB và ACB sau khi chạm đỉnh vào tháng 03/2007, liên tục giảm sâu trong vòng 1 năm sau đó. TSSL cổ phiếu ACB chạm đáy -37,72% còn cổ phiếu STB -27,83%.
Các giải pháp kiểm soát lạm phát đƣợc thực hiện, chính sách tiền tệ đƣợc thắt chặt gồm tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, phát hành tín phiếu bắt buộc, thắt chặt cho vay... nhằm hạn chế tổng phƣơng tiện thanh toán tăng cao. Lạm phát năm 2009 về cơ bản đƣợc kiểm soát, giảm mạnh xuống 7%. Các doanh nghiệp bắt đầu hồi phục sản xuất kinh doanh khiến cho kết quả kinh doanh của các ngân hàng khởi sắc. TSSL của cổ phiếu ngân
hàng dần hồi phục, trung bình năm 2009, TSSL cổ phiếu STB 2,03% và cổ phiếu ACB 1,94%.
Tính đến 31/12/2010, tăng trƣởng tín dụng vẫn tăng cao 29,81%; tăng trƣởng tổng phƣơng tiện thanh toán năm 2010 cũng ở mức cao 25,3% so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6,78%. Do đó, lạm phát tăng cao trở lại, vƣợt mức 2 con số và tiếp tục leo thang đến tháng 08/2011. Trong khi đó, chỉ số TTCK giảm liên tục. TSSL cổ phiếu ngân hàng hầu hết đều âm. TSSL trung bình năm 2010 của ACB -2,25%; CTG -2,63%; EIB -3,35%; NVB -1,78%; SHB -4,26%; STB -3,51%, VCB -2,78%. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội ra đời với hàng loạt chỉ tiêu đƣợc điều chỉnh lớn: với tiền tệ, tăng trƣởng tín dụng rút xuống mức dƣới 20% thay vì 23%, tổng phƣơng tiện thanh toán cũng áp chỉ tiêu mới ở mức khoảng 15-16%; với chính sách tài khóa, bội chi so với GDP từ mức 5,3% giảm về mục tiêu mới dƣới 5%, chi tiêu thƣờng xuyên giảm 10% trong 9 tháng cuối năm, đã thể hiện rõ quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ, nhằm kiềm hãm lạm phát. Lạm phát sau đó giảm rất nhanh từ 18,11% cuối năm 2011 xuống 6,81% cuối năm 2012. Sự giảm xuống của lạm phát cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế, điều này kích thích chỉ số TTCK tăng trở lại, trong đó góp phần không nhỏ bởi sự tăng trƣởng của cổ phiếu ngân hàng. Sau giai đoạn giảm liên tục, TSSL cổ phiếu ngân hàng tăng trƣởng khá tốt, TSSL trung bình năm 2012 của cổ phiếu EIB, MBB, VCB đều tăng hơn 1%, STB tăng trên 2%.
Từ năm 2012 trở về sau, lạm phát đƣợc kiểm soát chặt và ổn định ở mức 1 con số. Lạm phát năm 2015 là 0,63% thấp kỷ lục trong vòng 15 năm kể từ năm 2001. Giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trƣờng có biến động tăng giảm nhƣng nhìn chung mã tăng điểm chiếm phần lớn thị trƣờng. TSSL trung bình năm 2015 của các cổ phiếu lần lƣợt là ACB 2,26%; BID 4,32%; CTG 2,61%; MBB 1,01%; VCB 3%. Đến cuối năm 2017, TSSL cổ phiếu ngân hàng đều tăng, lần lƣợt là ACB 7,97%; BID 1,84%; CTG 7,27%; EIB 6,02%; MBB 4,54%; NVB 8,14%; SHB 10,91%;
Qua diễn biến thời gian, có thể thấy một số tƣơng quan giữa lạm phát và TSSL cổ phiếu ngân hàng. Khi lạm phát tăng cao, TSSL cổ phiếu ngân hàng suy giảm. Ngƣợc lại, khi lạm phát giảm, cổ phiếu ngân hàng dần hồi phục, cho nên TSSL cổ phiếu ngân hàng tăng trở lại.
4.2.2. Tỷ giá hối đoái
TTCK phụ thuộc rất lớn vào dòng vốn ngoại khi giá trị giao dịch của khối ngoại chiếm khoảng 15% giá trị giao dịch bình quân toàn thị trƣờng (theo tính toán của tác giả đã nêu tại bảng 2.2). Khi dòng vốn ngoại biến động thì chỉ số TTCK cũng bị ảnh hƣởng. Vì thế, để TTCK tăng trƣởng bền vững cần có chính sách tỷ giá hối đoái, lạm phát, tăng trƣởng GDP... hợp lý và ổn định nhằm thu hút và giữ chân các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.
Hình 4.3 cho thấy diễn biến tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái và TSSL cổ phiếu ngân hàng trong thời gian nghiên cứu.
Hình 4.3. Diễn biến tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái và tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp theo số liệu từ IFS và trang www.cophieu68.vn
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TSSL ACB TSSL BID TSSL CTG TSSL EIB TSSL MBB TSSL NVB TSSL SHB TSSL STB TSSL VCB Tốc độ tăng của tỷ giá
Nhìn chung từ năm 2006-2008, tỷ giá biến động theo chiều hƣớng tăng khá đều, tốc độ tăng của tỷ giá không mạnh. Biên độ tỷ giá đƣợc điều chỉnh từ ±0,25% lên ±0,5%, ±0,75%; ±1%; ±2%; ±3% nhằm giảm áp lực lạm phát, giúp cho các Tổ chức Tín dụng chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Năm 2006, tỷ giá hối đoái tăng 0,85%; 2007 là 0,69%; 2008 là 1,22%. Năm 2009, cung cầu ngoại tệ có nhiều diễn biến phức tạp, tạo nhiều sức ép lên tỷ giá. Tỷ giá bình quân cuối năm 2009 là 17.942 VND/USD tăng 4,68% so với năm 2008. Tính đến tháng 08/2010, tỷ giá tăng do nhu cầu nhập khẩu tăng cao, tốc độ tăng trƣởng tỷ giá trong năm 2010 là 9,07%.
Lạm phát trong năm 2010 tăng cao, đồng Việt Nam tiếp tục mất giá so với ngoại tệ. Tình trạng găm giữ ngoại tệ trở nên phổ biến khiến dự trữ ngoại hối bị giảm sút, gây khó khăn trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Vì vậy, tỷ giá đƣợc điều chỉnh mạnh trong năm 2011. Từ năm 2012, tỷ giá diễn biến ổn định. Tỷ giá bình quân đƣợc duy trì ở mức 20.828 VND/USD.
Năm 2015, NHNN đạt mục tiêu điều hành tỷ giá tăng không quá 2%. Tháng 01/2015, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá 1%, từ mức 21.246 VND/USD lên 21.458 VND/USD. Trong năm đó, NHNN còn tiếp tục điều chỉnh tỷ giá thêm 2 lần, vào tháng 05 và tháng 08/2015 dƣới sức ép phá giá của đồng Nhân dân tệ. Từ tháng 08/2015, tỷ giá bình quân đƣợc duy trì ở mức 21.890 VND/USD. đồng Việt Nam đã chính thức mất giá 3,03% so với thời điểm đầu năm.
Hình 4.3 cho thấy không có mối tƣơng quan nào giữa tỷ giá hối đoái và TSSL cổ phiếu ngân hàng. Nếu có, cũng chỉ là những biến động ngắn và không rõ rệt. Kết quả phân tích thực nghiệm sẽ làm rõ mối tƣơng quan giữa tỷ giá hối đoái và TSSL cổ phiếu ngân hàng.
4.2.3. Cung tiền M2
Diễn biến và mối quan hệ giữa tốc độ tăng của cung tiền M2 và TSSL cổ phiếu ngân hàng đƣợc thể hiện qua hình 4.4.
Hình 4.4. Diễn biến tốc độ tăng của cung tiền M2 và tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp theo số liệu từ IFS và trang www.cophieu68.vn
Năm 2007, cung tiền M2 tăng đến 42,31% khi NHNN thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng. Tăng trƣởng cung tiền khiến một lƣợng lớn tiền đổ vào TTCK, thị trƣờng liên tục tăng điểm và lập đỉnh trong những tháng đầu năm 2017. TSSL cổ phiếu STB cũng tăng mạnh, đỉnh điểm vào tháng 03/2007 với mức tăng 37,52%/tháng, cổ phiếu ACB với mức tăng 24,04%.
Tốc độ tăng trƣởng cung tiền giảm mạnh trong năm 2008 về mức 27% so với cuối năm 2007, cho thấy sự tháo chạy khỏi TTCK trƣớc cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 đã gây ảnh hƣởng mạnh mẽ đến TTCK thế giới. Cổ phiếu STB và ACB giao dịch với mức giá ở vùng đáy -21,14% và -38,58%.
Năm 2009, cung tiền tăng mạnh trở lại ở mức 32,19%. Tuy nhiên, dòng tiền dịch chuyển vào thị trƣờng bất động sản nên do đó chƣa thể tạo động lực cho chỉ số VN-Index tăng giá. TSSL của cổ phiếu EIB; CTG và VCB âm ở mức -9,16%; - 5,38%; -4,66%. 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TSSL ACB TSSL BID TSSL CTG TSSL EIB TSSL MBB TSSL NVB TSSL SHB TSSL STB TSSL VCB
Tăng trƣởng cung tiền M2 chậm dần qua các năm. Năm 2010, 2011, 2012, tốc độ tăng của cung tiền M2 lần lƣợt là 23,34%; 19,21%; 16,92%. Với diễn biến tăng trƣởng chậm lại của nền kinh tế, sự giảm xuống của cung tiền khiến cho các cổ phiếu ngân hàng cũng không thoát khỏi xu hƣớng giảm điểm, TSSL bình quân âm giai đoạn này chiếm đa số các mã. Chính sách tiền tệ mở rộng đƣợc thực thi một cách thận trọng do có những thời điểm mở rộng cung tiền M2 và tăng trƣởng tín dụng đã khiến cho lạm phát tăng cao ở mức hai con số, gây ảnh hƣởng tiêu cực đến TTCK.
Năm 2013, tốc độ tăng trƣởng của cung tiền M2 đạt 26,17%. TSSL cổ phiếu ngân hàng nhìn chung ở mức dƣơng nhƣng tăng trƣởng không cao khi TSSL của ACB chỉ đạt 0,29%; MBB 0,84%; NVB 0,39%; VCB 0,8%; điểm sáng cổ phiếu trong năm 2013 là TSSL của SHB đạt 2,28%. Từ năm 2014 đến 2016, tốc độ tăng trƣởng cung tiền tăng đều qua các năm, bình quân mỗi năm tăng 18,36%. Tuy nhiên, TSSL cổ phiếu giai đoạn này diễn biến thất thƣờng. Cổ phiếu ngân hàng năm 2016 đi ngƣợc với thị trƣờng khi tất cả các mã đều giảm điểm, TSSL bình quân của các mã đều âm.
Năm 2017 là một năm tăng trƣởng tốt của cổ phiếu ngân hàng. Nhìn chung, TSSL cổ phiếu dƣơng và tăng đều qua các mã, TSSL bình quân từ 2,27% đến 5,93%. Trong khi tốc độ tăng trƣởng của cung tiền M2 chỉ tăng 15,31% so với năm 2016.
Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng của cung tiền M2 và TSSL cổ phiếu ngân hàng có sự tƣơng quan nhƣng không chặt chẽ. Có lúc cung tiền M2 tăng trƣởng mạnh mẽ, dẫn dòng vốn đầu tƣ vào cổ phiếu ngân hàng khiến giá cổ phiếu ngân hàng tăng và do đó, TSSL cổ phiếu ngân hàng tăng theo; có lúc cung tiền M2 tăng trƣởng đều đặn qua các năm nhƣng giá cổ phiếu lại đi ngƣợc với xu hƣớng của cung tiền M2 khiến TSSL cổ phiếu ngân hàng bị âm.
4.2.4. Lãi suất cho vay ngắn hạn
Diễn biến lãi suất cho vay ngắn hạn và TSSL cổ phiếu ngân hàng đƣợc trình bày trong hình 4.5.
Năm 2006, NHNN thực hiện chính sách ổn định lãi suất. Lãi suất cho vay ổn định ở mức 11,18%/năm từ năm 2016 cho đến tháng 02/2008. Năm 2008 đƣợc xem là giai đoạn tăng trƣởng nóng của nền kinh tế, lãi suất cho vay của các ngân hàng thƣơng mại khá cao, lãi suất cao nhất vào tháng 07/2008 20,25%/năm, lãi suất bình quân ở mức 15,78%/năm. Năm 2009, lãi suất cho vay ổn định ở mức 10,07%. Nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhu cầu vốn tăng cao để phát triển sản xuất, lãi suất cho vay bắt đầu tăng từ năm 2010. Lãi suất bình quân năm 2010 13,14%/năm đến 2011 đã tăng lên 16,95%/năm.
Hình 4.5. Diễn biến lãi suất cho vay ngắn hạn và tỷ suất sinh lời cổ phiếu ngân hàng
Nguồn: Tác giả tính toán, tổng hợp theo số liệu từ IFS và trang www.cophieu68.vn
Từ cuối năm 2011 đến giữa năm 2015, lãi suất cho vay bắt đầu giảm mạnh phù hợp với xu hƣớng điều chỉnh lãi suất của NHNN trong điều kiện lạm phát đƣợc
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16% 18% -15% -10% -5% 0% 5% 10% 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 TSSL ACB TSSL BID TSSL CTG TSSL EIB TSSL MBB TSSL NVB TSSL SHB TSSL STB TSSL VCB Lãi suất cho vay ngắn hạn
kiểm soát và ổn định. Từ tháng 08/2015, lãi suất cho vay ngắn hạn đƣợc duy trì ổn định ở mức 6,96%/năm trong khoảng thời gian dài, đến cuối năm 2017 chỉ tăng nhẹ ở mức 7,4%/năm.
Tổng quan diễn biến lãi suất cho vay ngắn hạn từ năm 2006 đến năm 2017 cho thấy lãi suất biến động chậm theo từng giai đoạn, không giống nhƣ TSSL cổ phiếu biến động liên tục, tăng giảm không ngừng. Về mặt lý luận, có thể thấy lãi suất cho vay ngắn hạn không có tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng.