Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu các ngân hàng việt nam (Trang 73)

4.3. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

4.3.5.3. Kiểm định hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi

Với sự hiện diện của phƣơng sai thay đổi, mặc dù ƣớc lƣợng các hệ số trong mô hình vẫn không chệch nhƣng ƣớc lƣợng không hiệu quả, các trị thống kê t và thống kê F không còn chính xác và vì vậy, mô hình không còn tin cậy để giải thích. Nghiên cứu lần lƣợt sử dụng kiểm định White, kiểm định Wald và kiểm định Larange để phát hiện phƣơng sai thay đổi trong các mô hình Pooled OLS, FEM và REM.

Bảng 4.10. Kết quả kiểm định phƣơng sai thay đổi Mô hình Loại kiểm định χ 2 Prob>χ2 Kết luận Pooled OLS Kiểm định White 73,56 Prob > χ 2 = 0,0000 < 0,05 Có phƣơng sai thay đổi FEM Kiểm định Wald 221,45 Prob > χ 2 = 0,0000 < 0,05 Có phƣơng sai thay đổi REM Kiểm định Larange 0,00 Prob > χ 2 = 1.0000 > 0,05 Không có phƣơng sai thay đổi

Kết quả kiểm định tại bảng 4.10 cho kết luận các mô hình Pooled OLS, FEM đều gặp phải hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi, còn REM không xảy ra hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi.

Bảng 4.11. Tổng hợp các khuyết tật trong mô hình Pooled OLS, FEM, REM

Pooled OLS FEM REM

 Đa cộng tuyến

 Tự tƣơng quan

 Phƣơng sai thay đổi

 Đa cộng tuyến

 Tự tƣơng quan

 Phƣơng sai thay đổi

 Đa cộng tuyến

 Tự tƣơng quan

 Phƣơng sai thay đổi

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

4.3.6. Chọn mô hình hồi quy 4.3.6.1. Kiểm định F-test 4.3.6.1. Kiểm định F-test

F-test xem xét sự phù hợp hơn trong 2 mô hình Pooled OLS và FEM. Với giả thiết H0 là mô hình Pooled OLS phù hợp hơn, F-test kiểm tra có tác động cố định nào trong mô hình không, kết quả:

 F (5, 867) = 113,41

 Prob > F = 0,0000

Kết quả cho thấy giá trị p của F = 0,0000 < 0,05 (mức ý nghĩa α = 5%), bác bỏ H0, vậy mô hình FEM phù hợp hơn.

4.3.6.2. Kiểm định Hausman

Kiểm định Hausman đƣợc thực hiện để so sánh mô hình FEM và REM nhằm đƣa ra mô hình phù hợp hơn. Với giả thiết H0 là mô hình REM phù hợp hơn, kết quả:

 χ2

= 0,45

 Prob > χ2

= 0,9937

Kết quả cho thấy giá trị p của χ2 = 0,9937 > 0,05 (mức ý nghĩa α = 5%), không có cơ sở bác bỏ H0, vậy mô hình REM phù hợp hơn.

Sau khi thực hiện hồi quy theo 3 mô hình Pooled OLS, FEM, REM, cũng nhƣ tiến hành kiểm F-test và Hausman, các kết quả cho thấy mô hình REM là mô hình phù hợp để nghiên cứu. Tuy nhiên, REM vẫn còn bị khiếm khuyết tự tƣơng quan. Do đó, nghiên cứu tiến hành hồi quy bình phƣơng tối thiểu tổng quát khả thi FGLS để xử lý hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình.

Với kết quả ƣớc lƣợng FGLS, nghiên cứu tổng hợp mô hình ảnh hƣởng của lạm phát, tỷ giá hối đoái, cung tiền M2, lãi suất và TSSL TTCK đến TSSL cổ phiếu ngân hàng tại bảng 4.12.

Bảng 4.12. Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy FGLS

Ri = – 0,8493 – 0,0078 dINF + 0,0845 lnEX + 0,0004 M2 + 0,0023 dINT + 0,8873 VNI (0,051)* (0,007)*** (0,056)* (0,801) (0,628) (0,000)***

Các dấu ***, **, * tương đương với các mức ý nghĩa 1%, 5%, 10% Giá trị trong ngoặc đơn () là giá trị z-value tương ứng

Nguồn: Trích xuất và tổng hợp từ phần mềm Stata

Với giá trị z-value cho thấy, các biến dINF, lnEX, VNI đều có ý nghĩa thống kê với các mức ý nghĩa phù hợp, biến M2 và dINT không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Kết quả này cũng giống với mô hình Pooled OLS, FEM, REM đã phân tích trƣớc đó.

Tóm lại, nghiên cứu đã tiến hành hồi quy các mô hình thƣờng đƣợc dùng cho dữ liệu bảng gồm: Pooled OLS, FEM, REM. Sau đó, sử dụng mô hình FGLS để khắc phục các khiếm khuyết trong mô hình REM và nhận thấy mô hình FGLS là phù hợp vì hầu hết các biến độc lập đều có tác động đến biến phụ thuộc.

4.4. Thảo luận kết quả

Kết quả từ mô hình FGLS cho thấy hệ số hồi quy của biến lạm phát âm nghĩa là tồn tại mối tƣơng quan nghịch giữa lạm phát và TSSL cổ phiếu ngân hàng, cụ

thể, nếu lạm phát tăng 1% làm cho TSSL cổ phiếu ngân hàng giảm 0,0078%. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và diễn biến thực tế. Khi lạm phát tăng cao có thể tác động đến tâm lý của các nhà đầu tƣ và giá trị các khoản đầu tƣ trên TTCK. Đồng tiền mất giá khiến cho các nhà đầu tƣ bán tháo các cổ phiếu trên thị trƣờng vì lo ngại giá trị đầu tƣ ban đầu của họ giảm đi do lạm phát, khiến thanh khoản cổ phiếu bị sụt giảm, thị trƣờng cổ phiếu không còn hấp dẫn so với các kênh đầu tƣ an toàn khác nhƣ bất động sản, vàng, ngoại tệ mạnh... trong môi trƣờng bất ổn kinh tế. Bên cạnh đó, lạm phát tăng cao kéo theo lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng dẫn đến nhà đầu tƣ chứng khoán cũng mong muốn TSSL trong mô hình định giá chứng khoán phải cao hơn, tức là chỉ chấp nhận đầu tƣ khi giá chứng khoán giảm. Điều này cũng khiến cho TSSL cổ phiếu giảm. Nhƣ vậy, cổ phiếu ngân hàng bị ảnh hƣởng tiêu cực khi lạm phát tăng cao.

Mô hình FGLS cũng cho thấy, tỷ giá hối đoái có ảnh hƣởng tích cực đến TSSL cổ phiếu ngân hàng, cụ thể nếu tỷ giá tăng 1% làm cho TSSL cổ phiếu ngân hàng tăng 0,0845%. Kết quả này phản ánh đúng diễn biến thực tế khi giao dịch của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ngày càng tăng về khối lƣợng và giá trị giao dịch trên thị trƣờng. Diễn biến mua vào hay bán ra của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài luôn nhận đƣợc sự quan tâm, theo dõi từ các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Việc cơ cấu danh mục đầu tƣ định kỳ của các quỹ ngoại trên thị trƣờng hiện nay cũng gây ảnh hƣởng lớn đến tâm lý của các nhà đầu tƣ trong quyết định mua bán cổ phiếu.

Hệ số hồi quy của biến TSSL TTCK dƣơng có ý nghĩa mối quan hệ giữa TSSL TTCK và TSSL cổ phiếu ngân hàng là cùng chiều. Đồng thời, giá trị z-value của biến TSSL TTCL rất nhỏ (0,000) cho thấy mối quan hệ giữa biến TSSL TTCK và TSSL cổ phiếu ngân hàng có ý nghĩa thống kê rất mạnh. Do đó, TSSL TTCK là yếu tố tác động mạnh nhất đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Cụ thể, TSSL TTCK tăng 1% tác động tích cực và khiến TSSL cổ phiếu ngân hàng tăng đến 0,887%. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết và diễn biến thực tế khi cổ phiếu ngân hàng là một thành phần của TTCK, không thể khác với quy luật chung của thị trƣờng. Khi

mô, chính sách của Nhà nƣớc, tâm lý chung của nhà đầu tƣ, vì thế, giá cổ phiếu ngân hàng cũng thay đổi theo.

Kết quả ƣớc lƣợng cũng cho thấy, yếu tố cung tiền M2 và lãi suất cho vay ngắn hạn có tác động cùng chiều đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, giá trị z-value của biến cung tiền M2 và lãi suất cho vay ngắn hạn lần lƣợt là 0,801 và 0,628 khá lớn nên cả 2 biến đều không có ý nghĩa thống kê. Vì vậy, yếu tố cung tiền M2 và lãi suất cho vay ngắn hạn trong mô hình không có ảnh hƣởng đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Biến cung tiền M2 không có ý nghĩa thống kê, không phản ảnh đƣợc tác động của nhân tố cung tiền đến TSSL cổ phiếu. Mặc dù với những nỗ lực khuyến khích ngƣời tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt, phƣơng thức thanh toán phổ biến trong nền kinh tế là bằng tiền mặt nên chƣa thấy đƣợc tác động của biến này đến TTCK nói chung và tác động đến cổ phiếu ngân hàng nói riêng. Ngoài ra, nhìn chung trong những năm qua, NHNN luôn chủ động mọi biện pháp để ổn định lãi suất nên chƣa có sự biến động lớn đối với biến vĩ mô lãi suất. Vì vậy, lãi suất chƣa tạo ra sự thay đổi trong dòng tiền đầu tƣ vào TTCK và cổ phiếu ngân hàng.

Kết luận chƣơng 4

Các kết quả đạt đƣợc trong nghiên cứu đều giống với cơ sở lý luận và phù hợp với thực tế. TSSL cổ phiếu ngân hàng chịu sự tác động của các nhân tố vĩ mô đƣợc lựa chọn trong nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHƢƠNG 5:

5.1. Kết luận

Kết quả từ các mô hình Pooled OLS, FEM, REM, FGLS đều tƣơng đối giống nhau và tƣơng tự kết quả của các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại nhiều TTCK khác nhau trên thế giới. Lạm phát có tác động ngƣợc chiều (giống với nghiên cứu của Muneer và ctg (2011); Kumar and Puja (2012); Subburayan và Srinivasan (2014)). Tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều (giống với nghiên cứu của Mouna và Anis (2007)). TSSL TTCK có tác động cùng chiều (giống kết quả của Mouna và Anis (2007); Muneer và ctg (2011); Kasman và ctg (2011)). Lãi suất cho vay không có tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng (giống với kết quả của Mouna và Anis (2007)). Theo đặc điểm và thói quen sử dụng tiền mặt tại thị trƣờng Việt Nam, cung tiền M2 không có tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng (khác với kết quả của Kumar and Puja (2014)).

5.2. Gợi ý chính sách

Kết quả nghiên cứu cho thấy TSSL cổ phiếu ngân hàng chịu sự tác động của các nhân tố vĩ mô nhƣ lạm phát, tỷ giá hối đoái và nhân tố TSSL TTCK. Sự tác động này là khác nhau đối với từng nhân tố. Trên cơ sở này, nghiên cứu đƣa ra một số gợi ý nhằm gia tăng sự tác động tích cực và hạn chế sự tác động tiêu cực của các nhân tố đến TSSL cổ phiếu ngân hàng.

5.2.1. Đối với chính sách quản trị ngân hàng

Diễn biến kinh tế vĩ mô là những thông tin quan trọng đối với các nhà quản trị ngân hàng trong việc đánh giá vị thế của cổ phiếu ngân hàng trên TTCK. Một sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô sẽ phản ánh lên giá cổ phiếu ngân hàng. Vì thế, nhà quản trị ngân hàng cần theo dõi và cập nhật liên tục các thông tin kinh tế vĩ mô để kịp thời ứng phó với những diễn biến xấu, những ảnh hƣởng tiêu cực của nền kinh tế đến TSSL cổ phiếu ngân hàng.

Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng, kiểm soát và hạn chế nợ xấu, đảm bảo thu hồi đƣợc vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vấn đề nợ xấu không chỉ khiến cho các ngân hàng TMCP ở trong trình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả, tăng chi phí trích lập dự phòng, giảm lợi nhuận mà còn gây ảnh hƣởng xấu tới sự phát triển của nền kinh tế khi nợ xấu kìm hãm, hạn chế sự lƣu thông của dòng vốn tín dụng trong nền kinh tế.

5.2.2. Đối với chính sách đầu tƣ

Thông qua kết quả của nghiên cứu, có thể thấy chỉ số TTCK có ảnh hƣởng rất lớn đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Vì thế, nhà đầu tƣ cần chú ý theo dõi chặt chẽ diễn biến của VN-Index trong quá trình đầu tƣ nhằm đƣa ra những phán đoán cho xu thế tăng giảm của giá cổ phiếu ngân hàng. Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến TSSL cổ phiếu ngân hàng. Do đó, tình hình biến động của các nhân tố vĩ mô cũng là một kênh thông tin để nhà đầu tƣ có thể tham khảo và đánh giá trƣớc khi đƣa ra quyết định đầu tƣ vào một cổ phiếu ngân hàng nào đó trên TTCK.

Thông tin trên TTCK là rất quan trọng. Hằng ngày, có rất nhiều thông tin đƣợc công bố trên TTCK. Các nhà đầu tƣ trên TTCK, đặc biệt là các nhà đầu tƣ thiểu số thƣờng gặp nhiều bất lợi khi không có thông tin cân xứng so với các nhà quản lý doanh nghiệp hay các cổ đông chiến lƣợc. Các nhà đầu tƣ có thể bị thiệt hại khi đầu tƣ vào các chứng khoán kém chất lƣợng hoặc định giá chứng khoán quá cao so với giá trị thực do sự méo mó của các thông tin trên thị trƣờng. Vì vậy, nhà đầu tƣ cần quan tâm đến sự chính xác của thông tin, sàn lọc thông tin để giảm thiểu rủi ro, tránh những quyết định sai lầm gây thiệt hại cho chính mình.

5.2.3. Một số gợi ý khác

Cổ phiếu ngân hàng cũng nhƣ TTCK đều phản ứng khá mạnh trƣớc các thông tin. Độ chính xác và kịp thời của thông tin có những tác động đến TTCK và hành vi của nhà đầu tƣ. Vì vậy, các chỉ số kinh tế vĩ mô và những thay đổi của chính sách

phải đƣợc công bố công khai, truyền thông rõ ràng nhằm tránh những lợi ích nhóm làm rối loạn thị trƣờng.

Đồng thời, khi đã công bố thông tin thì các chính sách cần đƣợc thực hiện một cách nhất quán và có kỷ luật. Việc thực hiện chính sách nhất quán sẽ giúp ổn định tâm lý, tạo niềm tin cho các chủ thể trong nền kinh tế điều chỉnh hành vi phù hợp với sự thay đổi của chính sách.

5.3. Hạn chế của nghiên cứu

Mặc dù đạt đƣợc một số kết quả đã nêu trong mục tiêu nghiên cứu, luận văn vẫn còn nhiều hạn chế nhất định. Do hạn chế về mặt thời gian, không gian, và trong khuôn khổ của một luận văn cao học, nghiên cứu này chƣa thể tìm hiểu đầy đủ tác động của các nhân tố vĩ mô khác nhƣ chỉ số sản xuất công nghiệp, tổng sản phẩm quốc nội, vốn đầu tƣ trực tiếp, giá vàng, giá dầu... nhƣ các nghiên cứu khác trên thế giới.

Việc lựa chọn khoảng thời gian nghiên cứu và lựa chọn các nhân tố tác động khác nhau thì chiều hƣớng tác động và mức độ tác động đến TSSL cổ phiếu ngân hàng của các nhân tố cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chỉ sử dụng chỉ số VN-Index làm nhân tố tác động trong mô hình. Trong điều kiện TTCK hiện nay có rất nhiều chỉ số mới trong bộ HOSE-Index nhƣ VN30 (chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hoá và thanh khoản hàng lớn nhất), VNMidcap (chỉ số giá của các 70 công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hóa trung bình sau VN30), VN100 (chỉ số giá bao gồm cổ phiếu thành phần của VN30 và VNMidcap), VNSmallcap (chỉ số giá của các công ty niêm yết trên HOSE có giá trị vốn hóa nhỏ), VNAllshare (chỉ số giá bao gồm cổ phiếu thành phần của VN100 và VNSmallcap) thì sự khác biệt khi lựa chọn các nhân tố là rất lớn.

Trong xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế, tại Việt Nam, thị trƣờng tài chính nói chung và TTCK nói riêng không chỉ chịu sự tác động của các nhân tố vĩ mô trong nƣớc mà còn bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố chính trị, sự thay đổi chính sách kinh tế của các nƣớc có nền kinh tế phát triển cũng nhƣ sự biến động của chỉ số chứng

khoán tại các TTCK lớn trên thế giới. Có thể kể đến chỉ số của các TTCK có sức ảnh hƣởng lớn trên thị trƣờng tài chính nhƣ: Chỉ số NASDAQ Composite, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, chỉ số S&P 500... tại TTCK Mỹ hay chỉ số Nikkei 225 của Tokyo, chỉ số Hang Seng Index của Hồng Kông, chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen Composite của Trung Quốc, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc... tại TTCK Châu Á. Do hạn chế về phạm vi nghiên cứu, luận văn chƣa thể đƣa các biến này vào mô hình.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến TSSL cổ phiếu ngân hàng không chỉ có tác động từ bên ngoài mà còn có sự ảnh hƣởng từ bên trong nhƣ quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời, tỷ lệ nợ xấu, năng lực điều hành của ban quản lý... Các biến này cũng chƣa đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu.

Dữ liệu bảng trong mô hình là dữ liệu không cân bằng vì các cổ phiếu ngân hàng có thời gian niêm yết là khác nhau vì thế các ƣớc lƣợng có thể dẫn đến giảm độ tin cậy trong các tính toán. Ngoài ra, một hạn chế khác của nghiên cứu chính là chỉ sử dụng các mô hình thông thƣờng cho dữ liệu bảng và chƣa nghiên cứu về vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời cổ phiếu các ngân hàng việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)