Kinh nghiệm về quy định và thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình và thực tiễn thực hiện tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 26 - 32)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2.4.Kinh nghiệm về quy định và thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia

1.2. Khái quát về pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đình

1.2.4.Kinh nghiệm về quy định và thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia

một số quốc gia trên thế giới

Tại các nước phát triển, vấn đề an sinh xã hội luôn được đặt lên hàng đầu. Một trong số đó là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đây là một vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến người dân khi họ gặp các rủi ro liên quan đến ốm đau, bệnh tật. Các nước có hệ thống BHYT phát triển nhất phải kể đến nước Mỹ, Đức, Nhật… Trên thế giới, hầu như không có một quốc gia nào lại không phải bao cấp cho nhu cầu KCB của người dân mà đều phải huy động một phần từ sự đóng góp của xã hội. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, rất ít khi người ta để cho cá nhân tự phải chịu mọi chi phí y tế khi điều trị mà thông thường chia sẻ rủi ro cho nhiều người qua hình thức BHYT. Tức là chia sẻ khó khăn về tài chính cho nhau, người khỏe mạnh giúp đỡ người ốm đau còn khi mình ốm đau nhiều người khỏe lại giúp đỡ mình [25].

Việc thực hiện mô hình BHYT trên thế giới rất khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và trình độ quản lý của mỗi quốc gia. Đa phần các quốc gia có trình độ kinh tế phát triển khác nhau như Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan… đều thực hiện BHYT toàn dân theo hình thức hộ gia đình. Mô hình BHYT hộ gia đình được coi là mô hình an toàn hay có tính xã hội cao, có tác động tương tác và sự hợp tác của nhiều bên trong việc hình thành. Mô hình BHYT theo cá nhân không chỉ hạn chế về mặt thành viên tham gia mà còn tạo phức tạp về thủ tục hành chính trong việc quản lý đối tượng (đối tượng quản lý tăng cao, chi phí hành chính phức tạp, khó theo dõi chi phí đặc biệt với nhóm người ăn theo). BHYT hộ gia đình là một tất yếu khách quan bởi chủ gia đình sau nhu cầu tồn tại bao giờ cũng tìm kiếm một sự an toàn về sức khỏe cho các thành viên của gia đình thông qua cơ chế BHYT, đặc biệt là phụ nữ, người tàn tật và con cái trong gia đình mình (những người

không có quan hệ lao động và dễ bị các nhà xây dựng chính sách bỏ sót), nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ y tế, tránh nguy cơ nghèo hóa do ốm đau bệnh tật gây ra. Một nghiên cứu ở Mỹ năm 2006 cho thấy, trong các gia đình tham gia theo hộ gia đình có cơ hội tiếp cận dịch vụ cao hơn so với những gia đình đóng bảo hiểm theo cá nhân; các gia đình không tham gia theo hộ gia đình có sự khác biệt lớn về số lượng và loại dịch vụ sử dụng trong khi trẻ thuộc gia đình có thẻ BHYT gia đình khá đồng nhất về nội dung này [25].

Kinh nghiệm thực hiện BHYT hộ gia đình tại Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, đối tượng tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình khá rộng, bất kỳ thành viên nào trong gia đình không có thu nhập sẽ được tham gia BHYT phụ thuộc bất kể nơi cư trú nào trong lãnh thổ quốc gia. Người phụ thuộc của người hưởng BHYT là những người không có thù lao hoặc thu nhập cụ thể là: Vợ/chồng của người lao động được bảo hiểm; Con, cháu trực hệ của người lao động được bảo hiểm; Anh/chị/em của người lao động được bảo hiểm.

Như vậy, so với pháp luật BHYT hộ gia đình ở Việt Nam, đối tượng tham gia BHYT ở Hàn Quốc dựa trên hộ gia đình quy định phạm vi rộng với những người phụ thuộc. Theo đó, bất kỳ thành viên nào trong gia đình không có thu nhập sẽ được tham gia BHYT phụ thuộc bất kể nơi cư trú nào trong lãnh thổ quốc gia, trong khi ở Việt Nam nếu chỉ một thành viên trong nhóm hộ gia đình thuộc đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình không tham gia thì hộ gia đình đó sẽ không được BHYT theo hình thức hộ gia đình và không được giảm trừ mức đóng theo quy định. Ngoài ra, có thể thấy, điều kiện tiên quyết để xác định đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình của Việt Nam và Hàn Quốc là khác nhau, Việt Nam căn cứ trên sổ hộ khẩu còn Hàn Quốc căn cứ vào thu nhập của người phụ thuộc. Việc quy định chính sách BHYT cho

người phụ thuộc ở Hàn Quốc đã giúp đất nước này tăng tỷ lệ lớn số người tham gia BHYT trong một thời gian ngắn.

Thực tế việc căn cứ trên sổ hộ khẩu để xác định đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình ở Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thự hiện, vì vậy việc xác định đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình ở Hàn Quốc cũng là điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học tập.

Kinh nghiệm thực hiện BHYT hộ gia đình tại Thái Lan

Thái Lan thực hiện BHYT từ năm 1945. Ngay từ thời kỳ này, Thái Lan đã có một hệ thống pháp lý và các chính sách hợp lý để tạo tiền đề cho thực hiện BHYT toàn dân. Ở Thái Lan quá trình thực hiện BHYT đã trải qua các giai đoạn: từ năm 1975 đến năm 1991, Chính phủ Thái Lan đã xây dựng mạng lưới y tế cơ sở rộng khắp cả nước, người dân có thể tiếp cận với dịch vụ y tế dễ dàng nhất. Năm 1981, Chính phủ triển khai chương trình cấp thẻ cho những người thu nhập thấp (LIC) đến những người có thu nhập thấp hàng tháng dưới 1000 Baht/tháng. Thời kỳ từ năm 1992 đến 2002: Chính phủ Thái Lan đã thực hiện BHYT cho nhóm người nghèo và nhóm người bị thiệt thòi. Với việc ngày càng mở rộng đối tượng, Thái Lan đã thực hiện thành công BHYT toàn dân. Quá trình thực hiện rất bài bản, ban đầu là thí điểm tại 6 tỉnh, sau đó thực hiện tại 15 tỉnh vào năm 2001. Đến năm 2005 BHYT toàn dân được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và đến năm 2009 BHYT toàn dân ở Thái Lan đã đạt được 99% dân số tham gia.

Phương thức thanh toán BHYT ở Thái Lan cũng rất linh hoạt nên đã kiểm soát được chi phí KCB BHYT: Thanh toán theo định suất áp dụng cho nhóm đối tượng có hợp đồng lao động vì đặc điểm của nhóm này dễ dự toán kinh phí. Nhóm dân cư còn lại áp dụng thanh toán theo trường hợp bệnh vì nhóm này bao gồm rất nhiều đối tượng: người già, trẻ em, khuyết tật, nông dân... có nguy cơ bệnh nặng, chi phí giao động nhiều.

Ở Thái Lan cũng đã triển khai cả BHYT bắt buộc và tự nguyện. Khi GDP đạt 563 $/người/năm vào năm 1983, chương trình BHYT tự nguyện được triển khai và đối tượng tham gia là nông dân cận nghèo, trung lưu, Nhà nước hỗ trợ 50% phí BHYT thông qua Bộ Y tế. Mỗi thẻ BHYT được Bộ Y tế hỗ trợ 500 Baht. Người có thẻ được KCB tại các cơ sở y tế công cộng. Nhờ có sự hỗ trợ của Nhà nước nên đối tượng tham gia BHYT đã tăng lên khá nhanh so với các giai đoạn trước đó [24].

Kinh nghiệm thực hiện BHYT hộ gia đình tại Nhật Bản

Năm 1927 đã ra đời hệ thống bảo hiểm sức khoẻ với đối tượng tham gia là những người lao động làm thuê. Năm 1938, nước này ban hành luật BHYT quốc gia, đối tượng tham gia là người lao động làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, tự tạo việc làm. Năm 1961, Nhật triển khai BHYT toàn dân và cũng là nước thực hiện BHYT toàn dân đầu tiên ở Châu Á. Hiện nay, Nhật Bản cũng đang thực hiện 2 loại hình BHYT: BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện.

Bảo hiểm y tế bắt buộc: Đối tượng tham gia là những người làm công ăn lương tại các doanh nghiệp thường xuyên thuê ít nhất 5 người, những người làm việc trong khu vực Nhà nước, tổ chức đoàn thể, những người về hưu được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ tại các nghiệp đoàn BHYT quản lý.

Bảo hiểm y tế tự nguyện: đối tượng tham gia là những đối tượng không thuộc BHYT bắt buộc, ngoài ra còn có người ăn theo phụ thuộc những người được BHYT như: Bố, mẹ, vợ, anh chị, em người được hưởng BHYT.

Nguồn hình thành quỹ BHYT: Quỹ BHYT được hình thành từ nguồn đóng góp của người lao động, chủ sử dụng lao động và tài trợ của Nhà nước. Mức đóng BHYT do Chính phủ quản lý trong khoảng 6,6% đến 9,1% thu nhập, người lao động đóng 50%, người sử dụng lao động đóng 50%. Mức

đóng góp BHYT do nghiệp đoàn quản lý trong phạm vi 3% đến 9,5% thu nhập, người lao động đóng 43%, chủ sử dụng lao động đóng 57%. Luật BHYT Nhật Bản quy định riêng cho hai loại quỹ cho các đối tượng để có thể hỗ trợ cho những đối tượng yếu thế.

Quỹ BHYT quốc gia áp dụng cho lao động tự do, nông dân và người không có nghề nghiệp. Nhà nước bảo trợ nhiều hơn cho loại quỹ này, vì đối tượng của quỹ thường có thu nhập thấp và không ổn định. Quỹ BHYT của những người làm công ăn lương, đây là đối tượng có thu nhập thường xuyên và ổn định, được sự hỗ trợ rất ít của Nhà nước.

Luật BHYT Nhật Bản quy định bệnh nhân BHYT phải thực hiện trách nhiệm cùng chi trả. Quy định này nhằm giảm chi phí cho quỹ BHYT, đồng thời hạn chế sự lạm dụng quỹ từ người thụ hưởng. Mức cùng chi trả phụ thuộc vào đối tượng hoặc nhóm đối tượng. Cụ thể, người lao động tự do trả 30%, công chức trả 20%, người lao động hưởng lương trả 10% chi phí KCB [24].

Tiểu kết Chƣơng 1

Chương 1 của luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về BHYT hộ gia đình như khái niệm, đặc điểm, vai trò của bảo hiểm y tế hộ gia đình; Một số lý luận về pháp luật BHYT hộ gia đình như khái niệm, đặc điểm, vai trò và đặc biệt là chương 1 đã làm rõ được nội dung của pháp luật BHYT hộ gia đình; Kinh nghiệm về quy định và thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình ở một số quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Thái Lan và Nhật Bản, đây là những nước đều đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc thực hiện BHYT hộ gia đình hướng tới mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, kinh nghiệm của các nước đều có giá trị tham khảo cho việc thực hiện BHYT hộ gia đình ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của Chương 1 sẽ trở thành căn cứ để đánh giá thực trạng pháp luật BHYT hộ gia đình và thực tiễn thực hiện pháp luật BHYT hộ gia đình tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI

HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình và thực tiễn thực hiện tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 26 - 32)