Nhóm giải pháp đối với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Gia

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình và thực tiễn thực hiện tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 90 - 105)

7. Kết cấu của Luận văn

3.3.2.Nhóm giải pháp đối với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Gia

3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm y tế hộ

3.3.2.Nhóm giải pháp đối với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Gia

Thứ nhất, đẩy mạnh sự tham gia của hệ thống chính trị

Phát triển BHYT theo hộ gia đình góp phần thực hiện lộ trình bao phủ BHYT toàn dân trong chính sách “đảm bảo an sinh xã hội” là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải xác định rõ nhiệm vụ và chỉ đạo quyết liệt trong thực hiện pháp luật về BHYT. Các Đoàn thể, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân cần ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp BHYT toàn dân của Đảng và quy định pháp luật của nhà nước về BHYT. Thành ủy, UBND thị xã, Hội đồng nhân dân, ban hành các văn bản chỉ đạo các phòng ban, xã phường, các ngành thực hiện chính sách BHYT, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách an sinh xã hội. Hàng năm Hội đồng nhân dân các cấp xã phường cần xây dựng Nghị quyết về thực hiện chính sách BHYT theo hộ gia đình tại địa phương, coi đây là một trong những chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.

Ủy ban nhân dân các xã phường phải đưa mục tiêu, kế hoạch thực hiện lộ trình BHYT toàn dân vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của xã phường, thực hiện nghiêm túc tiêu chí phát triển BHYT trong chương trình phát triển nông thôn mới. Chỉ đạo các thôn, xóm, khối phố trong phạm vi

nhiệm vụ quyền hạn của mình thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định của Luật BHYT.

Thứ hai, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hiểm y tế

Để nâng cao nhận thức của người dân về BHYT, đặc biệt là người nông dân cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách BHYT đến tất cả các nhóm đối tượng, ở các cấp, các ngành, đoàn thể, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, các tầng lớp dân. Thực hiện tuyên truyền thông qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tập trung tuyên truyền bằng hình thức đối thoại với người dân. BHXH huyện Gia Lâm là đầu mối chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền về chính sách BHYT. Phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ trong đóng góp, thúc đẩy sự tham gia BHYT của người nông dân.

Tăng cường sự phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể, các cơ quan đơn vị, nhà trường trong việc tuyên truyền, vận động, thúc đẩy sự tự giác tham gia BHYT của các nhóm đối tượng. Tăng cường công tác tuyên truyền cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, đưa lên đài báo các trường hợp điển hình được hưởng chế độ đãi ngộ từ chính sách BHYT khi họ không may bị mắc các bệnh hiểm nghèo; Khi các cơ quan, đơn vị tập thể và nhân dân hiểu được tính cộng đồng, ích lợi của chính sách BHYT, sẽ dần biến từ hành vi bắt buộc sang hành vi tự giác, đây cũng là điều kiện hết sức quan trọng để thực hiện mục tiêu tiến tới BHYT toàn dân vào những năm tới.

Về nội dung: Cần tuyên truyền để mọi người dân nắm được các biến động của chính sách BHYT, nắm vững chế độ KCB BHYT và các quyền lợi chính đáng mà họ được nhà nước cho thụ hưởng theo quy định, giúp họ nắm vững mọi thủ tục khi đi khám chữa bệnh BHYT, nắm bắt kịp thời về khả năng điều trị của các cơ sở KCB BHYT, tin tưởng vào năng lực chuyên môn

của ngành Y tế. Trên cơ sở đó người bệnh có ý thức và lòng tin để thực hiện việc điều trị trong huyện, trong tỉnh, giảm tình trạng vượt tuyến đi tuyến trung ương, trên cơ sở đó tạo điều kiện giảm dần chi phí đa tuyến trung ương - nguyên nhân luôn luôn tiềm ẩn làm mất cân đối quỹ KCB BHYT. Trên cơ sở thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh, tăng tính hấp dẫn của chính sách BHYT, các đơn vị và cá nhân sẽ quan tâm thực hiện tốt, thực hiện đúng việc đóng tiền BHYT theo quy định, bảo đảm nguồn thu BHYT, tạo điều kiện bảo đảm nguồn quỹ BHYT đủ để trang trải chi phí KCB BHYT ngày càng tăng cao.

Về hình thức: Cần tận dụng mọi hình thức tuyên truyền như Hội nghị, hội thảo, thông qua truyền thanh, truyền hình, gương người tốt việc tốt. .

Thứ ba, xây dựng mạng lưới đại lý bảo hiểm y tế, cộng tác viên bảo hiểm y tế

Phát huy vai trò của đại lý thu BHYT ở cơ sở và phát triển đại lý thu tạo sự thuận tiện cho người tham gia BHYT, tiếp tục củng cố và mở rộng hệ thống đại lý BHYT, cộng tác viên BHYT trên toàn huyện Gia Lâm. Phối hợp với các hội, đoàn thể, nhà trường để xây dựng đội ngũ đại lý, cộng tác viên BHYT tại xã, phường, nhà trường đủ mạnh về số lượng và chất lượng để làm công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT. Đây là một đội ngũ quan trọng để triển khai BHYT toàn dân, là cầu nối giúp cho người dân tiếp cận với chính sách BHYT, đồng thời thực hiện thu BHYT hộ gia đình có hiệu quả. Đại lý, cộng tác viên BHYT cần lựa chọn những người tâm huyết, có kỹ năng tuyên truyền, đồng thời phải trang bị kiến thức, nhất là phải cập nhật những quy định mới về chính sách BHYT để kịp thời giải đáp thắc mắc cho người dân.

Cơ quan BHXH huyện Gia Lâm phải thường xuyên có kế hoạch đào tạo, tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền, bổ sung các kiến thức về BHYT cho đội ngũ đại lý, cộng tác viên BHYT. Đồng

thời thực hiện khen thưởng kịp thời đối với những đại lý, cộng tác viên thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thứ tư, đổi mới cơ chế tài chính, phương thức thanh toán, giảm chi tiêu từ tiền túi của người dân trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sửa đổi, bổ sung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hướng tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí. Cụ thể không nên ban hành khung giá KCB theo phân tuyến kỹ thuật. Quy định hiện nay ban hành khung giá một phần viện phí thì các cơ sở tuyến trên có khung giá cao hơn là bất hợp lý dẫn đến các cơ sở Trung ương không tập trung vào nhiệm vụ chính là Đào tạo chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học mà ngược lại họ đã tăng cường thu bệnh nhân tạo đời sống cho CBCNV gây lãng phí nguồn xã hội.

Đổi mới, áp dụng phương pháp thanh toán chi trả phù hợp như: chi trả trọn gói theo “ca bệnh” hoặc theo “nhóm chẩn đoán”. Đẩy nhanh việc xây dựng và khuyến khích các cơ sở KCB thực hiện phương thức thanh toán theo nhóm chẩn/đoán.

3.3.3. Nhóm giải pháp đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế cho hộ gia đình

a. Nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh

Theo ý kiến của nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Gia Lâm, nâng cao chất lượng KCB là điều cần thiết để thu hút họ tham gia BHYT, vì thực tế địa bàn huyện cũng không quá xa các bệnh viện lớn, hay bệnh viện vùng như bệnh viện Đức Giang đều có chất lượng KCB tốt hơn. Do vậy, trong thời gian tới cần chú trọng cải thiện chất lượng KCB BHYT thông qua hai nội dung chính là tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở KCB và nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên y tế. Với chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, người dân có quyền được hưởng những dịch vụ cao cấp với cơ sở khám chữa bệnh khang trang, hiện đại, sạch sẽ và các trang thiết bị chẩn đoán và điều trị hiện đại. Vì vậy, các cơ sở KCB trên địa bàn huyện Gia Lâm

cần huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh với đầy đủ các khoa phòng chức năng để đáp ứng nhu cầu của người bệnh nói chung và người bệnh có thẻ BHYT cho nói riêng. Trang thiết bị y tế cần được đầu tư hiện đại bằng nhiều hình thức: Bệnh viện tự mua hoặc huy động nguồn lực xã hội. Trình độ chuyên môn của người bác sỹ và nhân viên y tế là yếu tố quyết định kết quả thành công và thất bại của một ca bệnh.

Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật y tế đến công tác KCB và chăm sóc, điều trị bệnh. Cuộc sống ngày càng phát triển, con người càng phải đối mặt với nhiều loại bệnh mới, nguy hiểm. Do đó các phương tiện y tế hiện đại phục vụ cho công tác phát hiện và điều trị bệnh luôn cần được bổ sung và mua mới thường xuyên. Hơn nữa nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ ngày càng lớn, vì thế thành phố Hà Nội nên có kế hoạch và chính sách đầu tư nhiều hơn nữa cơ sở vật chất, nhân lực cho các cơ sở y tế từ thành phố trở xuống, đặc biệt là tuyến cơ sở xã, phường, thị trấn để đưa công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng, công tác KCB thông thường về gần dân và người có thẻ BHYT.

Bệnh viện yếu kém về cơ sở vật chất, yếu kém về chuyên môn là nguyên nhân làm chậm quá trình mở rộng đối tượng tham gia BHYT, cần có kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, phát triển nhân lực cho ngành y tế, đặc biệt là y tế xã, phường để đảm bảo việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu, KCB thông thường được gần dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thẻ BHYT. Thí điểm việc xã hội hoá hoạt động của một số cơ sở KCB trên cơ sở giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở KCB có đủ điều kiện, có chính sách ưu tiên cho các cơ sở y tế tư nhân có quy mô vừa và lớn tham gia KCB BHYT. Tuy nhiên, củng cố và hoàn thiện hệ thống cơ sở y tế là việc khó có thể thực hiện trong thời gian ngắn. Vì thế trước mắt để bảo đảm cho người tham gia BHYT có thể tiếp cận với dịch vụ y tế một cách nhanh chóng, kịp

thời, đầy đủ, trước hết cần: mở rộng việc cung cấp dịch vụ y tế cho bệnh nhân KCB bằng thẻ BHYT thông qua hệ thống y tế tư nhân gồm các bệnh viện, phòng khám tư nhân, bác sĩ gia đình có đủ điều kiện; căn cứ vào địa bàn cụ thể ngành BHXH có thể kết hợp với ngành y tế đầu tư phát triển y tế nông thôn, phòng khám liên xã để thực hiện KCB BHYT.

b. Tăng cường chất lượng dịch vụ

Thứ nhất, thực hiện cải cách thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính rườm rà, mất nhiều thời gian và công sức là trở ngại lớn nhất khiến người dân ít khi hào hứng với BHYT. Thực tế cho thấy công tác chăm sóc người bệnh có thẻ BHYT chưa thực sự tốt. Thủ tục hành chính cũng phiền hà, gây khó khăn cho người bệnh. Chính vì thế, các cơ sở KCB nên thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính, cải tiến quy trình KCB đối với người có thẻ BHYT, giảm bớt mọi thủ tục gây phiền hà cho người bệnh, đón tiếp người bệnh với tinh thần niềm nở, tận tình chăm sóc, tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẻ BHYT khi đi KCB, không phân biệt đối xử giữa đối tượng tham gia BHYT và các đối tượng khác khi KCB.

Thứ hai, áp dụng công nghệ thông tin

Các cở sở KCB trên địa bàn huyện Gia Lâm cần tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình tiếp nhận, khám bệnh, quản lý bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú... để đơn giản hóa thủ tục hành chính. Việc trả các kết quả xét nghiệm cần được thực hiện nhiều lần trong ngày, không giới hạn 2 lần/ngày như hiện nay và người bệnh sẽ được hẹn rõ thời gian đến lấy kết quả, giảm thời gian chờ đợi cho người có thẻ BHYT. Đồng thời giảm thủ tục giấy tờ, phiền hà khi bệnh nhân được ra viện.

Thứ ba, tổ chức thêm các điểm KCB từng đợt về địa phương

Tiếp tục thực hiện đầu tư, mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu về chăm sóc sức khoẻ và chất lượng khám chữa bệnh, đặc biệt là y tế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cơ sở, tăng cường năng lực chuyên môn cho cấp dưới; Tăng cường thực hiện xã hội hoá công tác y tế, đa dạng các hình thức tổ chức KCB để đáp ứng nhu cầu và chất lượng KCB BHYT ngày càng cao của nhân dân.

Thứ tư, nâng cao trình độ chuyên môn khám và điều trị

Trình độ chuyên môn của người bác sỹ và nhân viên y tế là yết tố quyết định kết quả thành công hay thất bại của một bệnh viện; chính vì thế Trung tâm y tế huyện Gia Lâm đã xây dựng quy chế thu hút các bác sỹ chuyên khoa có chuyên môn vững vàng. Thường xuyên liên kết với các bệnh viên trung ương về khám và điều trị bệnh cho người bệnh, học tập những kinh nghiêm chuyên môn của bác sỹ, giáo sư đầu ngành; cử cán bộ đi học tập chuyên khoa, cập nhật các phương pháp điều trị mới, thuốc mới điều trị có hiệu quả.

Thứ năm, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ y tế tuyến dưới

Không ngừng mở rộng danh mục kỹ thuật theo phân tuyến và phấn đấu triển khai các danh mục kỹ thuật của tuyến trên, bảo đảm nguyên tắc phù hợp với năng lực chuyên môn của cơ sở KCB, thuận lợi trong thanh toán chi phí KCB BHYT, tạo điều kiện để phát triển kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở đồng thời hạn chế tình trạng chuyển tuyến, vượt tuyến không cần thiết.

Tăng cường công tác, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật Thực hiện theo hình thức chuyển giao kỹ thuật trọn gói từ tuyến trên cho tuyến dưới thông qua việc tận dụng sự hỗ trợ của trên xuống đào tạo cho tuyến dưới hoặc cán bộ tuyến dưới lên học ở tuyến trên hoặc gián tiếp thông qua hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường năng lực cho tuyến dưới, hạn chế chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Nâng cao năng lực của trạm y tế xã: Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên môn và cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng nhu cầu KCB ban đầu của người tham gia BHYT, đảm bảo đảm bảo thu hút người có thẻ BHYT đăng ký KCB tại trạm y tế; Đẩy mạnh công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu,

bổ sung chức năng nhiệm vụ cho Trạm y tế xã quản lý và điều trị một số bệnh không lây nhiễm; Có cơ chế khuyến khích nông dân đăng ký KCB BHYT ban đầu tại trạm y tế xã. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế ở tất cả các tuyến.

Thứ sáu, sử dụng danh mục thuốc linh hoạt và theo quy định của Nhà nước

Thuốc là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong điều trị, song đây cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí cho việc điều trị bệnh. Để đảm bảo cho việc điều trị bệnh cũng như tiết kiệm tối đa chi phí các cơ sở KCB nên sử dụng một cách linh hoạt danh mục thuốc, có biện pháp để kiểm soát lượng thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh BHYT:

BHYT cùng cơ sở KCB thống nhất danh mục thuốc dùng cho các bệnh nhân có thẻ BHYT, đặc biệt chú ý đến người dân tham gia BHYT theo hộ gia đình. Có chính sách kiểm soát nguồn cung ứng thuốc và thống nhất quản lý giá thuốc. Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục y đức, cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin khoa học về thuốc cho đội ngũ thầy thuốc. Không nên coi các thông tin về thuốc từ các nhà kinh doanh thuốc là nguồn thông tin chủ yếu và hoàn toàn chính xác.

c. Nâng cao trình độ, nhận thức, hành vi đội ngũ y, bác sỹ

Người đóng vai trò điều trị và chăm sóc người bệnh trong thời gian bệnh tật chính là đội ngũ các y, bác sỹ. Muốn nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị có

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình và thực tiễn thực hiện tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 90 - 105)