7. Kết cấu của Luận văn
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện bảo hiểm y tế hộ
3.3.1. Nhóm giải pháp đối với hộ gia đình
Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, nhận thức đúng đắn về BHYT sẽ thấy rõ sự cần thiết thực hiện BHYT hộ gia đình có vai trò quan trọng quyết định tới việc việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách BHYT cho người dân. Thực tiễn cũng cho thấy có nhận thức đúng mới hành động đúng. Cần nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn huyện về sự cần thiết phải thực hiện BHYT hộ gia đình, không thể để mặc người dân do ốm đau, bệnh tật rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói đó là sức khoẻ giảm, khiến thu nhập giảm, sinh ra nghèo khó và các loại bệnh tật. Việc đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức người dân trên
địa bàn về chính sách BHYT thông qua đại lý thu là rất cần thiết. Do đó, nên có sự quan tâm và đầu tư thoả đáng cho công tác tuyên truyền chính sách BHYT. Tâm lý của các hộ khi mua BHYT hộ gia đình là chỉ khi nào ốm đau nặng, phải vào viện điều trị với chi phí lớn mới nghĩ tới việc tham gia BHYT. Do đó, công tác tuyên truyền cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Giáo dục người dân quan tâm đến BHYT, làm quen với văn minh bảo hiểm, thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc bảo vệ sức khoẻ của chính mình và cộng đồng xã hội. Việc nhận thức đúng về chính sách của BHYT có lẽ là kết quả còn quan trọng hơn cả những con số về độ bao phủ của BHYT.
Nội dung tuyên truyền cần đặc biệt quan tâm đến những lợi ích thiết thực và tầm quan trọng của BHYT không chỉ đối với sức khỏe của người trực tiếp tham gia BHYT mà còn đối với cả cộng đồng nói chung theo tinh thần “mọi người vì một người, mỗi người vì mọi người”, “số đông bù số ít”. Cũng cần triển khai nhiều hình thức tuyên truyền hơn sao cho thích hợp với điều kiện đặc thù từng vùng. Lấy những ví dụ điển hình mà người dân dễ nhận thấy trong cuộc sống để họ dễ hiểu và tham gia tích cực hơn.
Để chính sách BHYT nói chung, BHYT hộ gia đình nói riêng đạt kết quả, công tác tuyên truyền về chính sách BHYT phải đặt lên hàng đầu. Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền trong đó đẩy mạnh hình thức tuyên truyền cổ động trực quan như : phát tờ rơi, tờ gấp, phương tiện thông tin đại chúng (ti vi, đài, báo), trang web của cơ quan BHXH. Những khẩu hiệu, pano tuyên truyền cần được thiết kế ấn tượng dễ hiểu, dễ đọc, dễ nhớ, ngắn gọn, có trọng tâm, mang tính thuyết phục cao đặt ở các cơ sở KCB, trung tâm hành chính của huyện, xã, thị trấn; mở các cuộc thi về tìm hiểu BHYT hộ gia đình, kết hợp lồng ghép với các buổi sinh hoạt của các hội, đoàn thể; mở kênh cung
cấp thông tin và hỏi đáp những thắc mắc về BHYT hộ gia đình trên đường dây nóng.
Công tác tuyên truyền cần được tiến hành với tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm cả các cấp chính quyền, đoàn thể, trường học, các chi bộ đảng viên... Đặc biệt là đối tượng là nông dân, người nghèo và cận nghèo... cần phải thực hiện thường xuyên liên tục với nhiều hình thức phù hợp bảo đảm các đối tượng của truyền thông tiếp cận đầy đủ với thông tin về chính sách BHYT và cách thức tham gia.