0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 32 -34 )

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia

2.1.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình

Từ khi Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 chính thức có hiệu lực, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình được quy định cụ thể tại Điều 12, theo đó, nhóm tham gia BHYYT hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ những đối tượng được quy định tại các trường hợp khác.

Để làm rõ hơn đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình, Chính phủ đã ban hành Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, theo đó nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình bao gồm người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, trừ những trường hợp đã tham gia BHYT theo các nhóm đối tượng khác. Ngoài ra, các đối tượng là chức sắc, chức viện, nhà tu hành, những người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội cũng thuộc nhóm đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình.

Quy định về nhóm đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình được xem là một trong những giải pháp quan trọng để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân mà Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Có thể hiểu, tham gia BHYT theo hộ gia đình là việc toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu (không bao gồm người đã khai báo tạm vắng) hoặc sổ tạm trú cùng tham gia BHYT, trừ những thành viên gia đình đã thuộc đối tượng đã tham gia BHYT thuộc nhóm do người lao động, chủ sử dụng lao động đóng; nhóm do tổ chức BHXH đóng; các nhóm được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng BHYT.

Như vậy, nếu người dân không thuộc các nhóm đối tượng tham gia BHYT có sự hỗ trợ trực tiếp một phần hoặc toàn bộ phí tham gia BHYT từ người sử dụng lao động, tổ chức BHXH hay Nhà nước thì sẽ tham gia BHYT

hộ gia đình bằng cách tự đóng góp phí BHYT. BHYT theo hộ gia đình như là tấm “lưới đỡ” sau cùng cho những người dân chưa thuộc bất kỳ nhóm đối tượng tham gia BHYT nào khác, đảm bảo mọi người dân trong xã hội đều có cơ hội được bảo vệ bởi BHYT. So sánh với việc tham gia BHYT cho từng cá nhân đơn lẻ, có thể thấy rõ lợi ích kinh tế của người đóng phí BHYT khi tham gia BHYT theo hộ gia đình. Nếu gia đình càng có nhiều người cùng tham gia BHYT theo hộ gia đình, chi phí mua thẻ càng giảm và mức giảm tương đối nhiều. Hơn nữa, dự liệu cho trường hợp điều chỉnh mức đóng để cân đối quỹ, cộng thêm yếu tố đặc thù của căn cứ đóng BHYT theo hộ gia đình có dựa trên mức tiền lương cơ sở - là một yếu tố động, có thể được điều chỉnh, pháp luật còn có quy định về việc xác định mức đóng BHYT khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, mức tiền lương cơ sở. Theo đó, khi Nhà nước điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở thì người tham gia không phải đóng bổ sung phần chênh lệch do điều chỉnh mức đóng BHYT, mức lương cơ sở đối với thời gian còn lại đã đóng BHYT. Điều này cũng rất có lợi cho người đóng BHYT khi mà xu hướng chung của việc điều chỉnh mức đóng BHYT, mức tiền lương cơ sở thường tăng lên. Đây chính là một giải pháp hỗ trợ những hộ gia đình còn khó khăn về kinh tế, khi họ không thể hoặc khó có điều kiện đóng phí BHYT cho cả năm thì có thể lựa chọn đóng làm nhiều đợt trong năm (03 tháng hoặc 06 tháng một lần). Không thể phủ nhận các quy định về việc đóng phí tham gia BHYT theo hộ gia đình hiện nay thể hiện sự chia sẻ tài chính rất lớn của quỹ BHYT đối với người dân.

Theo thống kê của BHXH Việt Nam thì đến 5/2019 cả nước đã có 84,5 triệu người dân có thẻ BHYT và đã đạt được tỉ lệ bao phủ là 89%. Trong đó, hiện nay các nhóm đối tượng là người lao động đã tham gia BHYT trên 90%, nhóm người hưu trí, mất sức lao động, bảo trợ xã hội thì 100% đã tham BHYT với khoảng 3,1 triệu người có thẻ BHYT. Nhóm được ngân sách nhà

nước hỗ trợ bao gồm có hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên (HSSV) có tỷ lệ tham gia xấp xỉ 100%. Nhóm hộ gia đình trước đây được tham gia BHYT dưới hình thức tự nguyện, từ ngày Luật BHYT sửa đổi năm 2014 thì chuyển thành đối tượng tham gia BHYT bắt buộc nhưng theo hình thức là hộ gia đình

thì số liệu cụ thể là: Số người tham gia năm 2015 là 9,25% so với dân số và

đạt 111,87% so với năm 2014; năm 2016 là 12,27% so với dân số và đạt134,44% so với năm 2015; năm 2017 là 15,84% so với dân số và đạt 130,97% so với năm 2016. Đến tháng 5/2019 đã có trên 17 triệu người tham gia BHYT hộ gia đình [14]. Thống kê của BHXH Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 31/12/2020, toàn quốc có 87,93 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ 90,85% dân số tham gia BHYT [14].

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 32 -34 )

×