0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Một số kết quả đạt được từ thực tiễn thực hiện pháp luật bảo

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 61 -80 )

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đìn hở

2.2.2. Một số kết quả đạt được từ thực tiễn thực hiện pháp luật bảo

tế hộ gia đình tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

2.2.2.1. Thực trạng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình huyện Gia Lâm

Trong những năm qua, việc phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực với những cách làm hiệu quả của nhiều xã. Để thực hiện việc bao phủ BHYT các cấp ủy Đảng, chính quyền đã chỉ đạo quyết liệt, với nhiều giải pháp được triển khai đồng

bộ. Tuy nhiên tỷ lệ người tham gia BHYT hộ gia đình trên địa bàn vẫn còn thấp và gặp nhiều bất cập trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo báo cáo thống kê của BHXH Gia Lâm, năm 2020 toàn huyện có 253.020 người tham gia BHYT, tăng 42.931 người so với năm 2019. Con số tăng này khá lớn do năm 2020 khu đô thị Vincity đã bàn giao đi vào hoạt động.

Nhóm người tham gia BHYT hộ gia đình năm 2019 của huyện là 20.244 người (chiếm 9,63% tổng số người tham gia BHYT), năm 2020 là 27.451 (chiếm 10,84% tổng số người tham gia BHYT) [4]. Như vậy, tỷ lệ số người tham gia BHYT theo hộ gia đình còn thấp, trong khi những đối tượng này cần được khuyến khích tham gia BHYT, vì những đối tượng này thường không có thu nhập ổn định. Theo Phòng thống kê huyện Gia Lâm, tính đến năm 2019, số người sống ở vùng nông thôn của huyện chiếm đến 84,32%. Hiện nay chính sách của nhà nước đang thực hiện mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân, mong muốn toàn bộ 100% dân số đều tham gia bảo hiểm.

Chính sách BHYT hộ gia đình đã mở cơ hội cho số đông người dân đặc biệt là người dân sống ở vùng nông thôn có cơ hội được giảm bớt được phần nào chi phí KCB.

BHYT hộ gia đình đã được triển khai rộng khắp trên toàn địa bàn huyện, đặc biệt có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của BHXH tỉnh, của Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện. Sự phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả của các ban ngành, đoàn thể của huyện; sự đồng thuận của các cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thị trấn, các cơ sở khám chữa bệnh. Đồng thời có sự chủ động tổ chức triển khai thực hiện của lãnh đạo, sự cố gắng phấn đấu tích cực của tập thể cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức BHXH huyện Gia Lâm.

Theo thống kê của BHXH huyện Gia Lâm năm 2020, trong tổng số 27.451 người tham gia BHYT hộ gia đình có một số xã có số lượng cao như Thị trấn Trâu Quỳ, Thị trấn Yên Viên đều trên 72,8% số hộ trong thị trấn, xã Bát Tràng, xã Ninh Hiệp có trên 61,12% người tham gia BHYT hộ gia đình. Một số xã có tỷ lệ hộ gia đình tham gia BHYT thấp như Văn Đức, Đông Dư (chỉ khoảng 28,7% số hộ trong xã), đây là những xã người dân có thu nhập chủ yếu từ nông, lâm, ngư nghiệp và không ổn định.

Tỷ lệ người tham gia BHYT theo hộ gia đình của huyện Gia Lâm còn thấp, chủ yếu là những người có nguy cơ cao về bệnh tật. Qua nghiên cứu cho thấy nhân dân tham gia BHYT với tỷ lệ thấp, đặc biệt là khu vực thuộc các xã có kinh tế phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, nơi rất cần được sự chăm sóc sức khỏe nhưng vì điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn không có khả năng đóng góp cho quỹ BHYT, mặt khác do công tác tuyên truyền chưa được rộng khắp và thường xuyên dẫn đến sự hiểu biết về BHYT chưa đầy đủ.

Bảng 2.2. Tỷ lệ bao phủ BHYT huyện Gia Lâm giai đoạn 2018-2020 Năm Số tham gia BHYT Số dân Tỷ lệ bao phủ

(%)

Năm 2018 202.285 273.580 73,94

Năm 2019 236.991 276.559 85,69

Năm 2020 254.310 286.212 88,85

Nguồn: BHXH huyện Gia Lâm (2020)

Bảng 2.1 cho thấy, tỷ lệ bao phủ BHYT của huyện Gia Lâm giai đoạn 2018-2020 có sự chuyển biến tăng rõ rệt, tuy nhiên tỷ lệ bao phủ BHYT này so với cả nước vẫn còn thấp (năm 2020 tỷ lệ bao phủ BHYT của cả nước đạt 90,85%).

Theo BHXH huyện Gia Lâm năm 2020, đối tượng tham gia BHYT theo hộ gia đình trên địa bàn huyện có số người tham gia vẫn còn thấp, chỉ có 27.451 người đạt tỷ lệ 36,81% tổng số người thuộc nhóm.

Lý do không tham gia BHYT của các hộ gia đình

Kết quả khảo sát của Nguyễn Hồng Tâm (cán bộ BHXH Gia Lâm) trong tổng số 86 hộ điều tra không tham gia BHYT có 11 người chiếm 12,79% cho biết lý do không tham gia BHYT không có đủ nguồn tài chính. Có 10 người chiếm 11,63% do tâm lý không thích của hộ không muốn tham gia, cũng có 10 người chiếm 11,63% lý do chưa biết thông tin, và có 9 người chiếm 10,46% không biết tham gia để làm gì. Như vậy công tác tuyên truyền về chính sách BHYT vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, công tác thông tin tuyên truyền về chính sách BHYT vẫn chưa được triển khai đến từng người dân [12].

Thủ tục tham gia BHYT phức tạp có 6 ý kiến, bằng 6,97%, thủ tục không hợp lý và rất phức tạp, bắt đầu từ khâu đăng ký, chuyển tuyến, khám bệnh, điều trị và cuối cùng là thủ tục thanh toán, đã làm cho người dân không hài lòng nên không muốn tham gia BHYT. Thậm chí, khi đã có thẻ BHYT họ cũng không muốn sử dụng thẻ BHYT để khám chữa bệnh [12].

Quyền lợi khám chữa bệnh BHYT còn hạn chế, có 9 ý kiến, chiếm 10,46%; một trong những rào cản chính cho việc mở rộng BHYT, đó chính là gói quyền lợi. Quyền lợi mà người dân được hưởng từ BHYT thấp so với mong muốn của họ; họ cho rằng, phần được BHXH thanh toán khi điều trị rất nhỏ, danh mục thuốc được BHYT thanh toán bị hạn chế, và tương tự như vậy là hạn chế thanh toán cho các dịch vụ kỹ thuật cao. Nếu xét dưới góc độ chi phí – hiệu quả, thì BHYT không mấy hấp dẫn người tham gia [12].

2.2.2.2. Thực trạng về mức đóng và tài chính thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Theo kết quả khảo sát về nhu cầu tham gia BHYT hộ gia đình của người dân huyện Gia Lâm qua việc tiến hành phỏng vấn cán bộ thu mua BHYT ở một số điểm thu tại các xã trên địa bàn huyện [12]: tỷ lệ tham gia BHYT của người dân đang tăng lên, tuy nhiên vẫn có nhiều hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể trang trải mức phí BHYT đang ngày một tăng. Ngoài ra, cán bộ thu mua BHYT còn cho biết mỗi xã đã có một ban chăm sóc sức khoẻ cho người dân từ đó có thể thấy được người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHYT cũng như đã quan tâm đến sức khoẻ gia đình mình. Khi được hỏi người cán bộ thu mua BHYT làm cách nào để vận động hộ gia đình tham gia BHYT thì tất cả cán bộ đều đồng ý rằng: để vận động hộ gia đình phải thông qua công tác tuyên truyền, hội họp triển khai xuống các đoàn thể ở xã, thôn, xóm như chi hội phụ nữ. Bên cạnh đó để thu hút hộ gia đình tham gia BHYT thì theo các cán bộ, Nhà nước cần đưa ra một mức phí trung bình để hộ gia đình tham gia được, cần có những chính sách hỗ trợ đối với các hô gia đình có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với chính sách BHYT.

Theo Nguyễn Hồng Tâm (2020), khảo sát ý kiến 120 hộ trên đại diện 3 xã/thị trấn thuộc huyện Gia Lâm, kết quả cho thấy, với mức phí tham gia BHYT được quy định như hiện nay thì có tới 12,55% người đánh giá mức phí hiện tại là rất cao và có tới 50% cho rằng là cao. Số ý kiến cho là mức trung bình 27,82% [12].

Kinh tế phát triển dẫn đến thu nhập của người dân ngày một tăng, tuy nhiên cùng với sự gia tăng về thu nhập thì kéo theo đó là rất nhiều chi phí sinh hoạt trong gia đình tăng theo như: tiền ăn, mặc, tiền học cho con, bên cạnh đó, năm 2020 bị ảnh hưởng của dịch covid nên các hộ gia đình làng

nghề hay kinh doanh, buôn bán đều gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, đa số các được hỏi đều cho rằng mức phí hiện tại ở mức cao và rất cao, không phù hợp với thu nhập của họ.

Mặc dù nhu cầu về BHYT hộ gia đình là rất cao nhưng vì thu nhập là điều kiện tiên quyết và trực tiếp để người dân có tham gia BHYT hộ gia đình hay không. Nó liên quan đến việc đóng góp hình thành quỹ BHYT. Nếu như thu nhập của người dân ở mức cao thì một phần họ trang trải cuộc sống, phần còn lại sử dụng vào việc tái sản xuất và nếu còn họ mới tính toán đến quỹ dự phòng. Chính vì vậy mà nếu thu nhập thấp thì người dân sẽ không có đủ nguồn tài chính để tham gia BHYT hộ gia đình.

Theo kết quả khảo sát 120 người đại diện cho 120 hộ (trong đó có 40 hộ thuộc thị trấn Trâu Quỳ là trung tâm của huyện, có kinh tế phát triển nhất trong toàn huyện; 40 hộ thuộc xã Bát Tràng là xã làng nghề gốm sứ có kinh tế khá phát triển và 40 hộ thuộc xã Văn Đức là xã cơ bản là thuần nông có kinh tế kém phát triển trong huyện) của cán bộ công tác tại BHXH Gia Lâm [12], những người dân có mức thu nhập từ 2.500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng/tháng chỉ có 2 người tham gia BHYT chiếm 5,88% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia, họ tham gia rất ít vì không có khả năng đóng góp. Đối với những người dân có thu nhập từ 3.000.000 đồng đến dưới 3.500.000 đồng/tháng có 3 người tham gia chiếm 8,82% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Ở mức thu nhập này thì người dân cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống nên cũng không nhiều người tham gia.

Đối với những người có thu nhập từ 3.500.000 đồng đến dưới 4.000.000 đồng/ tháng có 7 người tham gia chiếm 20,59% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Những người dân có thu nhập từ 4.000.000 đồng đến 4.500.000 đồng/tháng có 29,41% trong số người dân có mức thu nhập này tham gia. Số người có thu nhập từ 4.500.000 đồng/tháng trở lên có

12 người trong tổng số người dân điều tra có 34 người chiếm 35,29% trong số người tham gia. Như vậy qua kết quả này chúng ta có thể thấy rằng thu nhập của người dân càng tăng thì số người quyết định tham gia BHYT càng cao. Vậy thu nhập của người dân sẽ quyết định việc tham gia BHYT hộ gia đình của người dân trên địa bàn huyện.

BHYT hộ gia đình do người tham gia chịu trách nhiệm đóng 100% (trừ những hộ gia đình nghèo, cận nghèo). Như vậy, thu nhập của họ là nhân tố quyết định điều kiện đủ để quyết định có tham gia hay không? Bởi vì không có thu nhập, hay thu nhập không đáp ứng được cuộc sống thì không thể tham gia mặc dù họ có nhận thức đầy đủ về chính sách BHYT.

Kết quả khảo sát còn cho thấy những hộ gia đình có thu nhập trung bình không quyết định tham gia BHYT đầy đủ các thành viên. Điều này cho thấy, thu nhập ảnh hưởng trực tiếp mức tham gia BHYT của hộ gia đình trên địa bàn huyện. Hộ gia đình có tổng thu nhập càng cao có xu hướng mức sẵn lòng tham gia cao hơn. Vì trong thực tế, thu nhập có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của hộ gia đình và khi thu nhập cao chi tiêu của gia đình đối với nhu cầu vật chất sẽ chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với phần chi tiêu cho nhu cầu tinh thần và chăm sóc sức khỏe. Do đó nhiều người có thu nhập cao thì họ luôn mong muốn bản thân và các thành viên trong gia đình có sức khỏe tốt để tận hưởng cuộc sống, khi đó nhận thức về giá trị và tầm quan trọng của sức khỏe đến mọi mặt của đời sống càng tăng, khiến nhu cầu tham BHYT cũng tăng.

Hiện tại, huyện Gia Lâm cũng đang áp dụng phương thức đóng BHYT hộ gia đình theo định kỳ ngắn nhất là 3 tháng/lần. Tuy nhiên, theo Báo cáo tổng kết công tác BHYT huyện Gia Lâm năm 2020 thì một trong những khó khăn của việc thu BHYT 3 tháng/lần đối với những hộ gia đình kinh tế khó khăn việc lo cơm gạo hàng ngày đã là áp lực do đó ít nghĩ đến bảo hiểm, khó có thể đợi chờ tích cóp để đóng BHYT theo quý. Việc cho phép linh hoạt có

thể đóng tiền BHYT theo tháng sẽ tạo điều kiện cho các hộ gia đình tham gia nhiều hơn. Ngược, lại đối với những hộ gia đình kinh doanh, buôn bán có điều kiện kinh tế khá lại có nguyện vọng đóng tham gia đóng thời gian nhiều hơn 1 năm theo quy định để không mất thời gian đi lại.

Về tài chính thực hiện BHYT huyện Gia Lâm giai đoạn 2018-2020 được thể hiện rõ ở bảng 2.2 và bảng 2.3.

Bảng 2.3. Công tác thu BHYT hộ gia đình huyện Gia Lâm giai đoạn 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2018 2019 2020

Chỉ Tiêu Số Tiền Lượt

người Số Tiền Lượt người Số Tiền Lượt người BHYT Hộ gia đình 23.431 38.976 26.959 42.249 31.617 46.779

Nguồn: BHXH huyện Gia Lâm (2020)

Bảng 2.2 cho thấy, số lượng người tham gia BHYT hộ gia đình của huyện Gia Lâm tăng liên tục trong giai đoạn 2018-2020 và số tiền thu được cũng tăng từ 23.431 triệu đồng năm 2018 lên 31.617 triệu đồng năm 2020.

Bảng 2.4. Tình hình chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế huyện Gia Lâm giai đoạn 2018-2020 Đơn vị tính: đồng Năm 2018 2019 2020 Chỉ tiêu Số tiền Lƣợt ngƣời Số tiền Lƣợt ngƣời Số tiền Lƣợt ngƣời Tổng chi 40.870.560.394 170.684 42.213.329.259 179.166 18.003.312.767 98.507 Trong đó: Chi KCB trực tiếp 119.253.570 23 124.395.521 20 256.064.066 25 Chi cơ sở KCB 40.751.306.824 170.661 42.088.933.738 179.146 17.747.248.701 98.482

Bảng 2.3 cho thấy, BHYT huyện Gia Lâm chi chủ yếu cho cơ sở khám chữa bệnh, việc chi trực tiếp chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong giai đoạn từ 2018-2020.

2.2.2.3. Thực trạng về chế độ hưởng bảo hiểm y tế

Người dân tham gia BHYT được tự đăng ký nơi KCB ban đầu và được chuyển tuyến theo yêu cầu chuyên môn trên cơ sở phân tuyến kỹ thuật của mạng lưới khám chữa bệnh. Các cơ sở KCB BHYT bao gồm các cơ sở Nhà nước, tư nhân ở tất cả các tuyến như phòng khám đa khoa, trạm y tế xã, bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến huyện, tỉnh, trung ương. Hiện nay, hệ thống cơ sở KCB trong toàn huyện Gia Lâm đã xây dựng được cơ bản hoàn thiện, đầy đủ. Mạng lưới y tế được bảo phủ toàn huyện. Trong 3 năm qua huyện chủ yếu tấp trung vào đầu tư sửa chữa và nâng cấp về số lượng cơ sở KCB, chưa đầu tư xây dựng thêm mới.

Số giường bệnh được đầu tư thêm với mức tăng bình quân qua 3 năm (2018, 2019, 2020) là 4,73%. Quan trọng hơn nữa là số lượng cán bộ y tế được bổ sung thêm cho các cơ sở nhằm đáp ứng được nhu cầu KCB ngày càng cao của người dân. Tuy vậy, cơ sở KCB còn có những bất cập, chất lượng đội ngũ cán bộ và cơ sở vật chất kỹ thật nói chung và trạm y tế xã nói riêng còn thiếu và yếu. Hệ thống y tế dự phòng được cải thiện, nhưng chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu nơi KCB ban đầu của người dân. Như vậy, tuy còn có nhiều khó khăn, bất cập nhưng cở sở KCB ở huyện Gia Lâm đã từng bước cải thiện nhằm đáp ứng được nhu cầu sức khỏe của người dân. Các cơ sở đã và đang áp dụng những tiến bộ khoa học mới vào KCB, giúp qua việc KCB và sự tin tưởng của người dân ngày càng được nâng cao lên. Chính vì vậy nó giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn huyện Gia Lâm.

Quyền lợi về khám chữa bệnh của người dân khi tham gia BHYT tương đối toàn diện cả về dự phòng, KCB phục hồi chức năng, bệnh bẩm sinh, khám

và điều trị nhiễm HIV/AIDS, một số dịch vụ cao, chi phí lớn theo danh mục của Bộ y tế quy định như đặt Stent, mổ tim… cũng được BHYT chi trả tối đa

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 61 -80 )

×