0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, dân số và cơ quan thực

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 54 -61 )

7. Kết cấu của Luận văn

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật bảo hiểm y tế hộ gia đìn hở

2.2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, dân số và cơ quan thực

bảo hiểm y tế hộ gia đình huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

2.2.1.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội, dân số của huyện Gia Lâm

Về điều kiện kinh tế

Năm 2020 kinh tế duy trì ức ổn định. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế chủ yếu do huyện quản lý ước tính tăng 9,81% so với năm 2018. Trong đó công nghiệp, xây dựng tăng 8,82%; dịch vụ tăng 14,71%; Nông lâm nghiệp, thủy sản tăng 1,9%; cơ cấu giá trị sản xuất của Huyện: Công nghiệp, xây dựng: 52,43%; Dịch vụ 33,18%; Nông lâm nghiệp, thủy sản 14,29%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 49 triệu đồng 1 người/năm.

- Công nghiệp, xây dựng: Do khó khăn chung của nền kinh tế, sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ thậm tồn kho lớn…vì vậy sản xuất công nghiệp, tiểu

thủ công nghiệp tăng chậm, giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng ước đạt 149,46 tỷ đồng, tăng 8,82% so với năm trước. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ước đạt 1128,46 tỷ đồng, tăng 7,38%; giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt 269 tỷ đồng, tăng 13,47% so với năm trước.

Bảng 2.1. Tình hình phát triển kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2018 - 2020

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tổng số 2087.6 1934.3 2234.8

Giá trị sản xuất công nghiệp 1188.6 950.2 1128.5 Giá trị sản xuất nông nghiệp 270.1 263.4 279.64 Giá trị thương mại – dịch vụ 628.9 720.7 826.7

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Gia Lâm (2020)

- Dịch vụ: Huyện đã phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai hội chợ xuân, hội chợ hoa cây cảnh và khu bán hàng tết nguyên đán tại thị trấn Trâu Quỳ, thị trấn Yên Viên, xã Bát Tràng, Xã Yên Thường; Yêu cầu hướng dẫn các điểm kinh doanh thực hiện đăng ký, kê khai giá các mặt hàng bình ổn giá theo quy định của Nhà nước. Triển khai đấu giá điểm kinh doanh tại chợ dân sinh xã Văn Đức, thị trấn Trâu Quỳ đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi mô hình quản lý các chợ. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ ước đạt 826,80 tỷ đồng, tăng 14,71% so với năm trước.

- Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Kết quả tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 10.000ha, giảm 7,9% so với năm trước; Trong đó cây lúa 5373 ha, giảm giá 7,9% so với cùng kỳ, năng suất bình quần cả năm ước đạt 53,3 tạ/ha, tăng 5,9 tạ/ha so với cùng kỳ 2017. Cây ngô 1517ha, năng suất 52,1 tạ/ha tăng 0,2 tạ/ha. Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 279,64 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm trước [2].

Về tình hình dân số và lao động

Tính đến tháng 12 năm 2019 dân số trung bình toàn huyện Gia Lâm là 243.957 người, 61.806 hộ. Qua các năm, quy mô dân số của huyện ngày một gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện năm 2019 đạt mức 1,5%.

Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 2.126 người/km2, dân số phân bố không đều giữa các xã trên địa bàn huyện. Phần lớn dân số tập trung ở khu vực nông thôn là chính với 20 xã vùng nông thôn, chiếm 85,5% tổng dân số toàn huyện, dân số đô thị chỉ tập trung ở khu vực hai thị trấn Yên Viên và thị trấn Trâu Quỳ chiếm 14,5% tổng dân số toàn huyện.

Chương trình lao động về việc làm luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành trong huyện quan tâm. Huyện có nhiều hình thức tạo việc làm cho lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Đã giải quyết việc làm tại chỗ cho nhiều lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể thanh niên đến tuổi lao động, những người bị dôi dư trong quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, TTCN và làng nghề.

Năm 2019, toàn huyện có 124.458 người trong độ tuổi lao động chiếm 51,02% tổng số dân tự nhiên toàn huyện. Trong đó, tổng số lao động ở khu vực nông thôn năm 2018 của huyện là 106.929 lao động, tốc độ tăng 2,39%/năm, lao động đang làm trong các ngành nghề kinh tế có 101.761 người.

Chất lượng nguồn lao động tương đối khá. Năm 2019 tỷ lệ lao động qua đào tạo tại các trường Cao Đẳng, Đại học nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề là 17%. Tuy nhiên, hàng năm trên địa bàn huyện có một lượng lớn người bước vào độ tuổi lao động. Do đó, huyện cũng đang nỗ lực giải quyết việc làm bằng nhiều hình thức và đòi hỏi có các giải pháp.

Về giáo dục và văn hóa

Về giáo dục và đào tạo, vừa qua huyện đã hoàn thành nhiệm vụ năm học 2019 – 2020. Tỷ lệ học sinh lớp 5 tôt nghiệp đạt 99,79% tỷ lệ học sinh lớp 9 tôt nhiệp đạt 98,5%; ngành giáo dục đào tạo huyện được đánh giá là đơn vị xuất sắc và phòng giáo dục đào tạo huyện được tặng Huân chương độc lập hạng 3.

Thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội: Lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ và các ngành đoàn thể huyện Gia Lâm tích cực quan tâm, chăm lo các đối tượng chính sách, người có công, người cao tuổi, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Tổ chức thăm hỏi hơn 71.800 lượt người có công với tổng kinh phí trên 18,2 tỷ đồng. Thực hiện cấp 8.983 thẻ BHYT cho đối tượng chính sách, 9.860 thẻ BHYT cho đối tượng hộ nghèo và bảo trợ xã hội.

Năm 2019, huyện cũng đã tổ chức thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, cổ động, các hoạt động văn hóa, văn nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của thành phố và huyện. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý lễ hội, tổ chức thành công nhiều liên hoan văn hóa, tín ngưỡng trên điạ bàn. Đẩy mạnh phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Tỷ lệ đơn vị được công nhận danh hiệu “Đơn vị văn hóa” 86,5%. Duy trì và phát triển phong trào hoạt động thể dục thể thao, tham gia thi đấu các giải do thành phố tổ chức.

2.2.1.2. Khái quát về cơ quan thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Công tác BHYT của huyện Gia Lâm do cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Gia Lâm chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chính sách liên quan đến BHYT trên địa bàn huyện.

BHXH huyện chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện Gia Lâm.

a. Chức năng của BHXH huyện Gia Lâm

BHXH huyện Gia Lâm là cơ quan trực thuộc BHXH thành phố Hà Nội đặt tại huyện Gia Lâm. Giúp Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn huyện Gia Lâm.

BHXH huyện Gia Lâm có tư cách pháp nhận, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn của BHXH huyện Gia Lâm

- Xây dựng trình Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội kế hoạch phát triển BHXH huyện Gia Lâm dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

-Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:

+ Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN. Thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức và cá nhân tham gia. Từ chối việc đóng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng lao động, đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+ Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT theo quy định;

+ Giải quyết các chế độ bảo BHXH, BHYT; tổ chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết theo cơ chế “một cửa” tại BHXH huyện;

+ Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định;

+ Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHYT, BHXH TN;

+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH huyện theo phân cấp;

+ Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.

- Giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của BHXH thành phố Hà Nội. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

- Quản lý, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu hành chính và hồ sơ hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

- Hướng dẫn nghiệp vụ BHXH, BHYT, BHTN cho các tổ chức, cá nhân tham gia.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia BHXH, BHYT, BHTN để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTNtheo quy định.

- Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

- Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn huyện Gia Lâm.

- Định kỳ cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động, người sử dụng lao động hoặc khi người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thường xuyên phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Quản lý viên chức, người lao động của BHXH huyện Gia Lâm. - Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và bảo mật dữ liệu công nghệ thông tin; thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của BHXH thành phố Hà Nội.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội giao.

c. Tình hình lao động của BHXH huyện Gia Lâm

Hiện nay số lượng cán bộ viên chức BHXH huyện Gia Lâm tương đối ổn định, tăng không đáng kể qua các năm từ 2019 đến tháng 6/2021, tuy nhiên tỷ lệ nữ chiếm đa số (68%). Tính đến tháng 6/2021, BHXH huyện Gia Lâm có 25 cán bộ, viên chức trong đó 100% đạt trình độ đại học và trên đại học [2].

Cán bộ viên chức BHXH huyện Gia Lâm thuộc tầng lớp lao động trẻ, có chuyên môn nghiệp vụ. Đồng thời qua số liệu trên ta cũng thấy là số cán bộ viên chức tập trung chủ yếu ở bộ phận thu - sổ thẻ, chiếm tỷ lệ cao nhất (28%) đây cũng là mang tích chất đặc thù của ngành BHXH. Trong tổng số viên chức làm công tác thu ở BHXH huyện Gia Lâm, chỉ có 1 viên chức phụ trách theo dõi, phát sinh thu, tổng hợp, báo cáo BHYT đồng thời kiêm nhiệm thêm một số mảng thu khác. Như vậy, số viên chức phụ trách thu BHYT rất ít, chỉ chiếm 4% tổng số viên chức làm công tác thu bảo hiểm xã hội và 4% tổng số viên chức.

Như vậy, đa số viên chức, lao động hợp đồng BHXH huyện Gia Lâm được đào tạo chính quy, năng động và nhiệt huyết, am hiểu chính sách, tuy nhiên ít được đào tạo chuyên về công tác tuyên truyền, còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác vận động đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM Y TẾ ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 54 -61 )

×