Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình và thực tiễn thực hiện tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Thực trạng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế hộ gia

2.1.4. Tổ chức thực hiện bảo hiểm y tế hộ gia đình

Lãnh đạo chính trị là yếu tố then chốt trong việc phát triển BHYT toàn bằng việc thúc đẩy hợp pháp hóa chính trị, huy động nguồn lực và quyết định chính sách. Việt Nam chỉ có một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản và là đảng cầm quyền. Việt Nam là một trong số ít quốc gia theo chủ nghĩa xã hội, trong đó mạng lưới an toàn xã hội luôn được ưu tiên hàng đầu. Chính phủ luôn nỗ lực thúc đẩy để đạt được bao phủ BHYT toàn dân. Vì vậy, tạo được môi trường chính trị lành mạnh, không có sự đối lập về quan điểm phát triển BHYT toàn dân.

Việc tham gia BHYT hộ gia đình ở Việt Nam do người dân chủ động đến cơ quan BHXH tại xã, phường, thị trấn hoặc đại lý thu BHYT, hai đơn vị này có trách nhiệm thu tiền BHYT hộ gia đình. Quỹ BHYT được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức BHYT. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý quỹ BHYT và tư vấn chính sách BHYT.

Mặc dù chính sách BHYT hộ gia đình được thực hiện từ năm 2008, tuy nhiên phải đến năm 2014, Việt Nam mới xác định việc thực hiện chính sách BHYT hộ gia đình góp phần rất lớn để hoàn thành mục tiêu BHYT toàn dân. So với các quốc gia khác, Việt Nam là một trong những nước mạnh dạn tiếp thu kinh nghiệm từ các quốc gia thành công trong việc bao phủ BHYT toàn dân thông qua BHYT hộ gia đình. Chính vì vậy, có thể nói, Việt Nam đã đạt được những thành công rõ nét trong thực hiện BHYT hộ gia đình. Có được thành quả này chính là nhờ việc Đảng và Nhà nước coi đây là chính sách lớn, huy động được cả hệ thống chính trị, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương vào cuộc và được nhiều tổ chức chính trị xã hội tham gia như: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ… cùng với các bước đi thận trọng đã đưa đến thành công cho mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân của Việt Nam, tỷ lệ người tham gia BHYT ở Việt Nam tăng lên đáng kể trong các năm qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện BHYT hộ gia đình: Công tác triển khai BHYT đến từng hộ gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, vẫn còn nhiều hộ gia đình chưa tham gia BHYT, nguyên nhân do người dân chưa nhận thức đầy đủ về quyền lợi của BHYT, còn mang tư tưởng khi nào có bệnh mới mua BHYT, nhiều hộ gia đình ở nông thôn xa xôi, hẻo lánh gây khó khăn trong công tác tiếp cận, tuyên truyền và có những hộ gia đình, đặc biệt là khu vực miền núi cho rằng phương thức chữa bệnh cổ truyền bằng các loại dược liệu trong rừng còn tốt hơn đến trạm y tế. Mặt khác, một số đại lý còn thụ động chờ người dân đến đăng ký mà chưa chủ động đến tiếp cận người dân để tuyên truyền, vận động người dân. Ngoài ra, những người này chủ yếu là kiêm nhiệm, không tập trung vào thực hiện công tác BHYT nên còn nhiều hạn chế trong việc vận động cũng như hướng dẫn thủ tục cho người dân.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hiểm y tế đối với hộ gia đình và thực tiễn thực hiện tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)