Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 27 - 29)

1.2. Các nguyên tắc quyết định hình phạt đối với các tội xâm

1.2.2. Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa

Nguyên tắc nhân đạo XHCN như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chương, các điều khoản của BLHS. Nội dung cơ bản của nguyên tắc này là: thứ nhất, hình phạt, các biện pháp tư pháp và chế định pháp lý hình sự khác được áp dụng đối với người phạm tội không nhằm mục đích gây đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm con người; thứ hai, nếu trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự mà thiếu 01 trong 05 điều kiện của TNHS (có năng lực TNHS, đủ tuổi chịu TNHS, có lỗi trong việc thực hiện, hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị luật hình sự cấm), thì tương ứng như vậy, hành vi ấy không phải là tội phạm và người thực hiện hành vi ấy không phải là chủ thể của tội phạm, do đó TNHS bị loại trừ; thứ ba, người phạm tội là người có năng lực TNHS hạn chế, người chưa thành niên, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ, người đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì mức độ TNHS của họ phải được giảm nhẹ hơn so với người phạm tội là người bình thường.

Nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong việc QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt còn được thể hiện ở việc nhà làm luật đã bỏ hình phạt tử hình trong lần pháp điển hóa BLHS 2015, điều này là phù hợp với pháp luật đa số các nước trên thế giới. Bởi khách thể chính mà

các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt chính là tài sản. Do vậy, hậu quả mà tội phạm phải chịu khi xâm phạm khách thể ấy có hình phạt nặng nhất là tù chung thân cũng là phù hợp. Bởi hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới, giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Từ đó có thể suy ra mục đích chính của hình phạt không phải là trừng trị mà là giáo dục cải tạo người phạm tội để họ trở thành người có ích cho xã hội. Trừng trị chỉ đóng vai trò là biện pháp để đạt được mục đích giáo dục, cải tạo và có ý nghĩa răn đe. Trong mối tương quan này, nội dung trừng trị của hình phạt chỉ dừng lại ở mức độ cần và đủ để giáo dục, cải tạo người phạm tội và răn đe, phòng ngừa chung. Lê-nin từng nói: “Tác dụng ngăn ngừa của hình phạt hoàn toàn không phải hình phạt đó phải nặng mà ở chỗ là đã phạm tội thì không thoát khỏi bị trừng phạt. Điều quan trọng không phải ở chỗ là tội phạm phải bị trừng phạt nặng, mà ở chỗ không một tội phạm nào không bị phát hiện ra” [32, tr.120].

Ngoài ra, nguyên tắc nhân đạo khi QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt còn được thể hiện ở chỗ khi xét xử ngoài việc áp dụng các quy định chung về QĐHP, Tòa án cũng cần xem xét áp dụng các quy định riêng đối với một số trường hợp đặc biệt được quy định tại Điều 57

(Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt), các quy định từ Điều 98 đến 101 BLHS (Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội). Việc áp dụng tổng thể các quy định này của Tòa án khi QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt đã bảo đảm nguyên tắc nhân đạo XHCN, ưu tiên tính giáo dục trong mục đích của hình phạt.

với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt mang ý nghĩa rất lớn. Bởi nó không chỉ góp phần cụ thể hóa trong BLHS các quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 (khoản 1 Điều 20, các khoản 3 – 5 Điều 31 và khoản 3 Điều 58 ...) mà còn phù hợp với tư tưởng pháp lý tiến bộ của nhân loại về sự nhân đạo của pháp luật đã được thể hiện trong 02 văn bản quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc (Tuyên ngôn nhân quyền và Công ước quốc tế) cũng như trong Công ước của Liên hợp quốc ngày 10/12/1984 chống việc tra tấn và các hình thức đối xử và hình phạt khác tàn nhẫn, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm của người khác.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 27 - 29)