Nâng cao uy tín, vai trò của Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 86 - 88)

3.1. Các yêu cầu bảo đảm quyết định hình phạt đúng đối vớ

3.1.4. Nâng cao uy tín, vai trò của Tòa án nhân dân

Nâng cao uy tín, vai trò của Tòa án nhân dân vừa yêu cầu bảo đảm, vừa là kết quả đạt được của việc QĐHP đúng. Bởi lẽ, QĐHP là một trong những giai đoạn cơ bản, một nội dung quan trọng của quá trình áp dụng luật hình sự. Hiến pháp năm 2013 và BLHS quy định chỉ Toà án mới có quyền quyết định hình phạt. Theo đó, Toà án nhân danh Nhà nước, căn cứ vào quy định của

BLHS tuyên bố áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Điều này thể hiện sự lên án của Nhà nước đối với người phạm tội về việc thực hiện tội phạm. Do vậy, QĐHP có vai trò vô cùng to lớn, các hoạt động tố tụng hình sự trước đó (từ khởi tố, điều tra, truy tố, kể cả việc tranh tụng tại phiên toà) sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu Toà án không làm tốt việc QĐHP nói chung, QĐHP đúng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt tại TP. Hải Phòng nói riêng.

- QĐHP đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt là cơ sở pháp lý để đạt được mục đích của hình phạt. Mục đích của hình phạt là kết quả mà Nhà nước đặt ra và mong muốn đạt được khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội. Tuy nhiên, mục đích của hình phạt có đạt được hay không lại phụ thuộc vào việc QĐHP đúng của Tòa án (Hội đồng xét xử). QĐHP đảm bảo tính công minh, đúng pháp luật, tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội là điều kiện bắt buộc để hình phạt được tuyên đạt được mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo người phạm tội, bảo vệ được quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân và xã hội; qua đó, hình phạt cũng phát huy tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung đối với các thành viên khác trong xã hội. Từ đó, sẽ nâng cao uy tín, vai trò của Tòa án nhân dân.

- Tòa án QĐHP đúng đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt sẽ là điều kiện đảm bảo tính khả thi của hệ thống hình phạt trong thực tiễn; là cơ sở pháp lý đảm bảo và nâng cao hiệu quả của hình phạt. Hiệu quả của hình phạt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Xây dựng pháp luật hình sự (đặc biệt tại chương VIII của BLHS – Quyết định hình phạt, chương XVI của BLHS – Các tội xâm phạm sở hữu); quyết định hình phạt; tổ chức thi hành án và tái hoà nhập cộng đồng (ví dụ: tạo công việc ổn định cho người đã chấp hành xong hình phạt để họ có thu nhập đảm bảo cuộc sống); công tác

tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân (đặc biệt đối với tội cướp tài sản, nhiều đối tượng không hiểu biết nên cho rằng cướp 1 chiếc bánh mỳ, 1 chiếc mũ lưỡi chai có giá trị tài sản nhỏ, nhưng loại tội phạm này đã xâm phạm đến 2 loại khách thể, trước hết là xâm phạm đến nhân thân của bị hại, sau đó mới đến tài sản của họ, do vậy đây lại là tội phạm nghiêm trọng nhất trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt). Trong tất cả các yếu tố này thì vai trò của Tòa án trong QĐHP là yếu tố mang tính quyết định, quan trọng nhất vì suy cho cùng, QĐHP đúng là cơ sở để đảm bảo cho các yếu tố còn lại thực sự có ý nghĩa và phát huy được tác dụng trong thực tiễn.

- Nâng cao uy tín, vai trò của Tòa án để QĐHP đúng sẽ góp phần bảo đảm pháp chế trong Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Quyết định hình phạt đúng sẽ tác động đến ý thức của mỗi cá nhân để họ thấy sợ hình phạt mà không dám phạm tội và quan trọng hơn là nhận thức được tính nghiêm minh của pháp luật để tự giác chấp hành pháp luật. Từ đó xác định ý thức và trách nhiệm tham gia tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần bảo đảm pháp chế trong Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm sở hữu có tính chất chiếm đoạt (trên cơ sở thực tiễn xét xử tại thành phố Hải Phòng) (Trang 86 - 88)